0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Phân loại thảm cỏ nhiệt đới

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC THẢM CỎ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ (Trang 30 -30 )

4. Những điểm mới của luận án

1.3.4. Phân loại thảm cỏ nhiệt đới

Phân loại là việc làm cần thiết khi nghiên cứu các thảm thực vật. Trên thế giới đã có rất nhiều bảng phân loại các thảm cỏ nhiệt đới.

Trong hệ thống phân loại thảm thực vật trên thế giới, các tác giả đều công nhận có sự tồn tại của loại hình savan trong vành đai nhiệt đới. Theo sự giảm dần về lượng mưa (độ ẩm) savan xuất hiện sau rừng thưa, rừng khô hay thảm cỏ nhiệt đới tuỳ theo từng tác giả. Sau savan với sự giảm tiếp về lượng mưa sẽ xuất hiện thảo nguyên bán hoang mạc và hoang mạc. Cũng có tác giả gộp rừng thưa, thảm cây bụi, thảm cỏ nhiệt đới vào trong loại hình savan (Schimper, Schmithusen...), (dẫn theo Hoàng Chung, 2010 [16]).

Các tác giả khi đánh giá và phân loại savan có một số quan điểm và cách phân chia khác nhau. Công trình nghiên cứu về thảm thực vật nhiệt đới từ khá sớm là của Stamp (1925), ông đã phân loại thảm thực vật nhiệt đới dựa trên quan niệm sinh địa quần lạc nhưng đã không đề cập đến các tác nhân phụ tạm thời và ổn định. Beard (1938) đã đưa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp: Quần hợp, quần hệ, loạt quần hệ.

Nhiều tác giả khi mô tả và phân loại đã chia savan ra 3 kiểu khác nhau với tên gọi khác nhau (lớp quần hệ, quần hệ, kiểu phụ). Đó là savan cỏ, savan cây bụi, savan điểm cây.

Lamotte khi nghiên cứu savan đã chia ra 4 dạng: Savan cỏ, savan bụi thưa, savan bụi rậm, savan rừng. Khái niệm bụi rậm và rừng theo sự phân chia của ông rất có thể là thảm cây bụi và rừng thưa, vì theo tác giả hai loại này cây gỗ đã có sự khép tán.

Schmithusen (1959) chia thảm cỏ nhiệt đới savan thành 5 kiểu savan: Savan ngập, savan ẩm, savan mối, savan khô và savan gai.

Theo Yangambi (1956) savan được chia thành 4 kiểu đó là savan rừng thưa, savan điểm cây. Savan cây bụi, savan cỏ (hình 1.3). Sillans (1959) còn bổ sung thêm 2 dạng là thảo nguyên và á thảo nguyên (hình 1.5), (dẫn theo Hoàng Chung, 2010 [16]).

Hình 1.2. Cấu trúc thẳng đứng của savan

A. Savan bụi thưa, B. Savan bụi rậm

Hình 1.4. Mô hình hóa về sự phân bố cây trong các kiểu savan

(Theo Lamotte, 1979)

Hình 1.5. Thảo nguyên

Một số tác giả khác khi nghiên cứu thảm cỏ vùng nhiệt đới đã phân chia ra rất nhiều trạng thái khác nhau. (Bảng 1.1).

Bảng 1.1. Hệ thống phân loại các thảm cỏ nhiệt đới

(Theo UNESCO, 1979)

Yangambi Foslerg IUCN UNESCO

Rừng rậm Thảm cây bụi, cây bụi

thấp Thảm cây bụi dày Thảm cây bụi

Rừng thưa Rừng thưa với sự khép

tán tầng dưới là cỏ Rừng thưa Rừng thưa Savan rừng thưa

hay savan điểm cây

Savan cỏ cao, savan cỏ thấp, rừng thảo nguyên, cây bụi thảo nguyên

Rừng thưa, thảm cỏ cao, rừng thưa hoặc savan điểm cây gỗ

Thảm cỏ cao và cao vừa có cây gỗ tạo tầng trên.

Savan cây bụi Thảm cỏ cao, thảm cỏ

thấp Thảm cây bụi

Cây bụi, cỏ cao hoặc cao vừa, cỏ cây bụi tạo tầng ưu thế

Savan cỏ

Savan cỏ cao, hoang mạc rừng, thảo nguyên rừng

Thảm cỏ thấp savan điểm cây gỗ

Cỏ cao vừa với ưu thế thuộc cây rừng thưa Thảo nguyên điểm

cây gỗ hay cây bụi Thảo nguyên cây bụi, hoang mạc cây bụi

Cỏ thấp savan, cây bụi

Rừng thưa hạn sinh, cây bụi hạn sinh, cỏ cao hay thấp trung bình, tầng ưu thế vẫn là cây gỗ. Thảo nguyên cỏ

Thảo nguyên, hoang

mạc cỏ Cỏ thấp

Cây bụi hạn sinh, cỏ cao hay thấp trung bình, tầng ưu thế thuộc cây bụi Đồng cỏ ẩm Đồng cỏ ẩm Đồng cỏ ẩm Cỏ cao, thấp trung bình tầng ưu thế rừng thưa Đồng cỏ núi cao Đồng cỏ thấp Thảm cỏ thấp Cỏ cao trung bình, thảm cỏ thuỷ sinh Thảm cỏ thấp

Yếu tố đầu tiên được các tác giả sử dụng để nhân chia là độ ẩm, độ ẩm quyết định trạng thái ngoại mạo, thành phần và độ cao thấp của thảm cỏ. Các tác giả đã chia ra các kiểu: Rừng thưa, savan rừng thưa, thảm cây bụi, savan cây bụi, hoang mạc, hoang mạc cây bụi, thảo nguyên, hoang mạc cỏ, thảm cỏ cao, thảm cỏ thấp, thảm cỏ trên núi cao, thảm cỏ ẩm sinh.

Trong quá trình nghiên cứu về đồng cỏ Rabôtnôp (1974 [91], 1984 [92]) đã đề xuất tiêu chuẩn để phân chia 3 kiểu thảm thực vật thuộc thảo đó là: Đồng cỏ, thảo nguyên, savan. Theo ông, đồng cỏ là kiểu hình đặc trưng cho khí hậu ôn đới nên nó bao gồm thảm cỏ khép tán, trung sinh, sống lâu năm, ngừng sinh trưởng vào mùa đông do không đạt được nhiệt độ, các yếu tố môi trường thuộc loại trung bình (độ ẩm, độ phì đất, độ pH và nồng độ muối trong đất). Savan đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới, nóng khô, nên thảm cỏ hạn sinh khép tán, sống lâu năm, ngừng sinh trưởng vào mùa khô nóng do độ ẩm thấp, lượng mưa thấp, có nơi độ ẩm khá cao nhưng đất giữ ẩm kém. Thảo nguyên là loại hình đặc trưng cho khí hậu á nhiệt đới và ôn đới, mùa đông lạnh, mùa hè khô hay hơi khô, thảm cỏ hạn sinh sống lâu năm, ngừng sinh trưởng vào mùa đông do lạnh và mùa hè do khô.

Ở Đông Dương vấn đề phân loại thảm cỏ còn rất ít, chỉ có rải rác ở từng phần trong các công trình chung về phân chia loại hình của từng tác giả như:

Nghiên cứu thảm thực vật Đông Dương Maurand (1943) [79] đã chia thảm thực vật này thành 3 vùng: Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương và vùng trung gian. Tác giả đã đưa ra 8 kiểu quần lạc trong đó có thảm cỏ.

Dương Hữu Thời (1981) [53] đã mô tả khá tỉ mỉ về thảm cỏ phía Bắc Việt Nam và chia Bắc Việt Nam ra thành 5 vùng. Trong mỗi vùng tác giả mô tả khá nhiều quần xã đặc trưng nhưng lại không lập bảng phân loại thảm cỏ.

Hoàng Chung (1980) [10] đã chia thảm cỏ Bắc Việt Nam ra thành 2 lớp quần hệ: Lớp quần hệ savan và lớp quần hệ đồng cỏ. Lớp quần hệ savan lại được chia thành 3 nhóm: nhóm quần hệ savan cây bụi, nhóm quần hệ savan cỏ có điểm cây bụi hay gỗ và nhóm quần hệ savan cây thuộc thảo. Lớp quần hệ đồng cỏ lại được chia thành 4 nhóm quần hệ (phụ thuộc vào độ ẩm của đất) đó là: Nhóm đồng cỏ Á thảo nguyên, đồng cỏ khô, đồng cỏ ẩm và đồng cỏ đầm lầy. Mỗi nhóm quần hệ lại được chia thành các nhóm quần hợp. Dưới nhóm quần hợp là quần hợp phân chia theo thành phần loài, cấu trúc. Đồng thời, tác giả đã lập bảng phân loại kiểu đồng cỏ, savan, thảo nguyên.

Trong số các bảng phân loại trên, theo chúng tôi bảng phân loại của Yangambi rõ ràng, thứ tự sắp xếp theo nguyên tắc chặt chẽ và dễ dàng sử dụng trong thực tế.

Căn cứ dùng để phân loại ở đây của các bảng đều là trên cơ sở độ ẩm quyết định hình thành kiểu thảm, rồi đến dạng sống ưu thế, chiều cao và độ khép tán của thảm.

Từ các bảng phân loại thảm cỏ nhiệt đới ta thấy, các tác giả đều công nhận vùng nhiệt đới có đồng cỏ, savan và cả thảo nguyên. Thảo nguyên là loại hình khô cằn nhất, nó gần với bán hoang mạc.

Chúng tôi tán đồng và sử dụng bảng phân loại các thảm cỏ của Yangambi kết hợp với tiêu chuẩn phân loại của Rabôtnôp về loại hình đồng cỏ, savan, thảo nguyên.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC THẢM CỎ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ (Trang 30 -30 )

×