0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Tài nguyên đất đai

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC THẢM CỎ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ (Trang 56 -56 )

4. Những điểm mới của luận án

3.1.5. Tài nguyên đất đai

Đất đai tỉnh Đắk Lắk được chia thành 8 nhóm với 23 đơn vị phân loại đất. Nhóm đất phù sa có diện tích 55.206 ha, chiếm 4,21 % diện tích tự nhiên, được hình thành do sự bồi lắng phù sa của các sông, suối, phân bố ven sông Krông Ana, Krông Nô.

Nhóm đất lầy và than bùn có diện tích 1.192 ha, chiếm 0,09 % diện tích tự nhiên, đất lầy có địa hình thấp trũng, thường xuyên ngập nước, lầy lội. Khả năng sản xuất nông nghiệp rất hạn chế.

Nhóm đất xám và bạc màu có diện tích 144.822 ha, chiếm 11,03 % diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các huyện trên nhiều dạng địa hình. Đất có độ phì rất thấp, đất chua hàm lượng lân tổng số nghèo, lân dễ tiêu rất nghèo.

Nhóm đất đen có diện tích là 27.001 ha, chiếm 2,06 % diện tích, phân bố hầu hết các huyện trong tỉnh. Tầng đất canh tác có hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số cao, thành phần cơ giới nặng, độ no bazơ cao, cation trao đổi cao, giàu các cation kiềm trao đổi, đặc biệt là Ca2+

và Mg2+.

Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 946.306ha, chiếm 72,10 % diện tích tự nhiên, phân bố hầu hết ở các huyện trong tỉnh. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tầng đất dày, tơi xốp, khả năng giữ nước và hấp thu nước tốt...

Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi có diện tích 64.055ha (chiếm 4,88 % diện tích tự nhiên). Phân bố ở các vùng núi, thường trên các đới cao trên 1.000 m thuộc các huyện Kông Bông, Lắk, M’Đrắc. Nhóm đất này không có khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có diện tích 10.629 ha (chiếm 0,81 %) phân bố rải rác trong các thung lũng vùng đồi núi , có ở hầu hết các huyện thị, trừ huyện Ea Súp. Hầu hết các diện tích đất đã được sử dụng để trồng lúa nước, rau màu.

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 27.457 ha, chiếm 2.09 %, phân bố chủ yếu ở huyện Ea Súp, Ea H’leo và Buôn Đôn. Đất ít có khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp [45], [58], [67].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC THẢM CỎ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ (Trang 56 -56 )

×