0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Thực trạng khai thác hiện nay và hiệu quả của nó

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC THẢM CỎ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ (Trang 126 -126 )

4. Những điểm mới của luận án

4.7.1. Thực trạng khai thác hiện nay và hiệu quả của nó

Rừng sau khi khai phá, đã hình thành nên các thảm cỏ, các thảm cỏ lại được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như trồng Cà phê, Cao su, cây Ngô, Sắn hay trồng một số cây ngắn ngày khác…Sau một thời gian canh tác trồng cây ngắn ngày khoảng vài vụ, đất không còn tốt nữa nên những vùng canh tác này sẽ bị bỏ hóa và dần dần lại hình thành thảm cỏ.

Các thảm cỏ ở tỉnh Đắk Lắk được sử dụng vào mục đích chăn nuôi là chính nhưng ở các vùng khác nhau thì mức độ sử dụng thảm cỏ cũng khác nhau.

Ở huyện M’Đrắk, một số thảm cỏ phân bố ở độ dốc 250 trở lên nên người dân nơi đây ít sử dụng làm bãi chăn thả gia súc vì thế hiệu quả của các thảm cỏ đem lại rất thấp chủ yếu là chăn thả ở những thảm cỏ ven suối, chân đồi hay những vùng có độ dốc không quá lớn. Qua nghiên cứu thực tế chúng tôi thấy, đây là vùng chăn nuôi gia súc (Trâu Bò) lấy thịt chủ yếu của tỉnh. Hiện nay, không có một tập thể hay tổ chức nào trên địa bàn thành lập được trang trại chăn nuôi gia súc mà chỉ là các hộ gia đình chăn nuôi từ 10 - 50 con/hộ gia đình. Về mùa mưa thì đàn gia súc phát triển tốt nhưng đến mùa khô thì gia súc lại thiếu thức ăn nên các hộ gia đình phải trồng thêm cỏ và khai thác sớm thân lá ngô khô để bổ sung thức ăn cho gia súc hoặc chăn thả dưới rừng.

Các thảm cỏ ở huyện Ya Ka hình thành và phát triển ở độ cao thấp hơn so với M’Đrắk, vì thế các hộ chăn nuôi gia súc ở đây tận dụng rất tốt các thảm cỏ. Tuy nhiên, các thảm cỏ ở huyện này lại tập trung chủ yếu trong khu bảo tồn Ea

Sô vì vậy gia súc không được chăn thả tự do trong khu bảo tồn nên ở vùng này cũng không hình thành được các đàn gia sức lớn mà các hộ gia đình chỉ nuôi đàn từ 10 - 15 con/hộ hoặc có hộ nuôi dưới 10 con, về mùa đông gia súc cũng thiếu thức ăn và người dân nơi đây cũng phải trồng cỏ và khai thác các loại phụ phẩm để bổ sung thức ăn cho gia súc vào mùa khô.

Ở huyện Buôn Đôn, các thảm cỏ hình thành trên độ dốc từ 5 - 70, rất bằng phẳng nên gia súc ở vùng này sử dụng triệt để các thảm cỏ ở đây. Cách đây 5 năm các hộ gia đình trong vùng nuôi rất nhiều trâu bò, có hộ nuôi từ 50 đến 100 con/hộ nhưng hiện nay các hộ chỉ có thể nuôi từ 30 con trở xuống vì các thảm cỏ ở đây do bị chăn thả nặng nề đã bị thoái hóa và không còn nhiều thảm cỏ có giá trị chăn thả cao nữa vì thế mà mùa khô gia súc ở vùng này cũng thiếu thức ăn trầm trọng, người dân phải lấy rơm và cây ngô khô cho gia súc ăn thay cỏ và huyện này cũng chưa qui hoạch được vùng để trồng cỏ bổ sung cho gia súc ăn nên gia súc lại càng thiếu thức ăn hơn.

Theo điều tra thực tế, mỗi gia đình chăn nuôi trâu bò một năm cho thu nhập khoảng 40 - 50 triệu đồng/hộ. Hiện nay, ở những vùng có thảm cỏ thì mật độ chăn thả thường là 2 - 3 ha/đầu gia súc, song phân bố chăn thả gia súc lại không đồng đều. Ở vùng thấp, vùng có độ dốc không lớn thường bị chăn thả thường xuyên và mật độ chăn thả rất cao, còn vùng có độ dốc lớn thì rất ít được sử dụng hay gần như quanh năm không được sử dụng. Mùa đông, thiếu cỏ gia súc thường được thả dông, ăn các loại cây cỏ dưới rừng, rơm rạ, cỏ khô và tận dụng các bãi cỏ vùng thấp nói chung gia súc rất thiếu thức ăn. Theo chúng tôi khả năng chăn thả của các thảm cỏ tự nhiên như trên nếu cứ 1 ha/1 đầu gia súc sẽ cho tăng trọng gần 200 kg/năm. 1ha sử dụng để chăn nuôi gia súc thì một năm sẽ cho thu nhập từ 28 - 30 triệu đồng (140.000 đồng - 150.000 đồng/1kg). Nếu ta sử dụng để trồng ngô sẽ thu về 4 - 4,5 tấn ngô/ha giá trị khoảng 24 - 27 triệu đồng (6000 đồng/kg). Còn nếu ta sử dụng 1ha đất để trồng sắn thì hiệu quả kinh tế còn thấp hơn nữa vì 1 ha sắn chỉ thu được khoảng 5 - 6 tấn sắn khô/ha, giá trị khoảng 15 - 18 triệu đồng/ha (3000 đồng/1kg). Tuy nhiên, nếu vùng đất nào còn tốt có thể sử dụng trồng cây đặc sản của vùng miền như cà phê, cao su hay hồ tiêu sẽ cho giá trị kinh tế cao hơn, qua điều tra cho thấy giá trị kinh tế thu về từ 1 ha cao su, cà phê hay hồ tiêu lên đến 35 - 45 triệu đồng/1ha (tùy theo từng năm), tất nhiên đòi hỏi đầu tư lớn hơn và môi trường sống cũng phải thích hợp với từng loại cây.

Các thảm cỏ ở tỉnh Đắk Lắk thuộc loại hình thảm cỏ khô hay thuộc loại savan thứ sinh nên không thể sử dụng làm bãi chăn thả thường xuyên hay quanh năm mà chỉ nên sử dụng làm bãi chăn thả trong mùa mưa ẩm và chăn thả luân phiên, ngoài ra cũng phải trồng cỏ để cho ăn bổ xung và làm thức ăn dự trữ co mùa thiếu cỏ. Đắk Lắk nên phát triển qui mô chăn nuôi hộ gia đình để giảm mật độ đàn trên các thảm cỏ, để dễ thực hiện luân phiên và tận dụng thảm cỏ dưới rừng hay các thảm cỏ có diện tích nhỏ và vừa. Với vùng đất khá bằng phẳng nên trồng cỏ cao sản, trong điều kiện như vậy 1 ha cỏ trồng có thể nuôi trên 10 con bò như vậy hiệu quả đem lại trên 1 ha đất sẽ là cao nhất. Việc nghiên cứu các mô hình trồng rừng, cây công nghiệp hay một số cây khác đặc trưng cho từng vùng là cần thiết để phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phương, phù hợp với bước phát triển kinh tế của tỉnh.

Tóm lại: Các thảm cỏ ở tỉnh Đắk Lắk không thuộc kiểu hình có nguồn gốc khí hậu nên rất không ổn định, hiện đã và đang được khai thác với nhiều hình thức và mức độ khác nhau, tùy theo hình thức và mức độ tác động mà nó có biến đổi. Theo chúng tôi hình thức mở rộng chăn nuôi với qui mô lớn trên diện tích hiện có là không phù hợp về lâu dài. Với loại hình các thảm cỏ trên đất có độ dốc lớn hiện nay nên thực hiện phương thức trồng rừng, cây dài ngày hay cây thức ăn gia súc, sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, Vùng thấp và đất bằng nên trồng cỏ tạo khả năng đầu tư thâm canh lớn hơn lại có tác dụng trong cải tạo đất và khí hậu,...hơn nữa lại phù hợp với đặc điểm của điều kiện tự nhiên của Đắk Lắk.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC THẢM CỎ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ (Trang 126 -126 )

×