0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện M’Đrắk

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC THẢM CỎ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ (Trang 59 -59 )

4. Những điểm mới của luận án

3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện M’Đrắk

3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện M’Đrắk nằm về phía đông của tỉnh Đắk Lắk, trên cao nguyên M’Đrắk. Toàn huyện có 12 xã và 1 thị trấn, tổng diện tích tự nhiên 133.628 ha. Toạ độ địa lý của huyện trong khoảng từ 120

27'10'' đến 12057'50'' vĩ độ Bắc và từ 108034'40'' đến 108059'50'' kinh đông [59].

Huyện M’Đrắk chia làm 3 dạng địa hình chính: Dạng địa hình núi cao sườn dốc: diện tích 81.792 ha, chiếm 61,20 % diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình trên 1.000 mét. Dạng địa hình đồi đỉnh bằng chia cắt nhẹ: diện tích 34.000 ha, chiếm 25,22% diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình từ 430 - 450 mét so với mực nước biển. Dạng địa hình thấp: diện tích 17.840 ha, chiếm 13,58 % diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình dưới 425 mét [59]. Từ vị trí địa lý, địa hình của M’Đrắk đã chi phối hướng gió ở đây, có 3 hướng gió chính là Đông - Đông Nam và gió Tây. Cả 3 hướng đều mang tới lượng ẩm lớn, đặc biệt là hướng Đông Nam ảnh hưởng lớn tới khí hậu vùng này (hình 3.3) vận dụng quan điểm của Koppen [73]. Từ tháng 6 - 8 gió thịnh hành là gió Tây có gây ra hiện tượng tiểu hạn. Chúng tôi gọi tháng khô là tháng có lượng mưa dưới 100 mm, còn tháng có lượng mưa ≤ 20 mm là tháng khô kiệt. Như vậy M’Đrắk có 3 tháng khô, trong đó có 2 tháng khô kiệt còn 9 tháng thừa ẩm.

Huyện M’Đrắk mang đặc điểm khí hậu cao nguyên có nhiệt độ cao đều trong năm, lượng mưa trung bình trên 2.100 mm với hai mùa tương đối rõ nét. Không có ngưỡng nhiệt hại với thực vật (trung bình tối thấp là 15,3 oC, tối thấp tuyệt đối là 12,6 o

C).

Huyện M’Đrắk có 2 hệ thống sông chính nằm trên lưu vực sông Krông Pắk (phía Tây Nam - địa phận xã Krông Á và một phần xã Ea Trang) và hệ thống sông Ba và 36 hồ thủy lợi đã được đầu tư xây dựng lấy nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và tạo cảnh quan môi trường.

Huyện M’Đrắk có 6 nhóm đất chính với 9 đơn vị phân loại: trong đó có đơn vị đất bazan diện tích 8.953 ha, còn lại phần lớn là các đơn vị đất đai có nguồn gốc từ đá granít và đá phiến sét, với tầng đất mỏng, dinh dưỡng đất nghèo và tầng dày hạn chế chỉ có khả năng khai thác để sản xuất các cây ngắn ngày và cây hoa màu lương thực [42], [59].

M’Đrắk là một huyện vùng núi, khí hậu nhiệt đới có 9 tháng mùa mưa và 3 tháng mùa khô nên thực vật ở đây rất phong phú đa dạng.

TRẠM KHÍ TƢỢNG M'ĐRẮK

Độ cao: 419,025 m Nhiệt tối thấp trung bình dưới 150

C: không có Nhiệt tối thấp tuyệt đối dưới 50

C: không có

Hình 3.3. Biểu đồ sinh khí hậu M'đrắk - Số liệu từ 2009 - 2013

Nhiệt độ trung bình năm: 24,340

C Tổng lượng mưa (mm): 2125,0 mm Nhiệt tối thấp trung bình tháng: 18,40

C Nhiệt tối thấp tuyệt đối: 15,30

C (tháng 1) Nhiệt tối cao tuyệt đối: 35,60

C (tháng 4) 0 - Thời kỳ thừa ẩm

n - Thời kỳ ẩm

m - Thời kỳ khô đối với chu kỳ sinh trưởng của thực vật. Tổng lượng bốc hơi: 1289,7 mm

Biến động nhiệt

* Ghi chú: Theo Kep Pen tháng khô là tháng khi r ≤ 2 x t0C (r lượng mưa tháng) - Theo Ivanop tháng khô khi lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa

- Theo một số tác giả khác tháng khô khi lượng mưa dưới 100mm/tháng. M'Đrắk 419,025 24,34 2125

Căn cứ vào địa hình, địa mạo, khí hậu đất đai và thảm thực vật bao phủ toàn bộ vùng sinh thái huyện M’Đrắk được chia làm 2 tiểu vùng khác nhau.

Tiểu vùng 1 (Khu trung tâm và phía Đông Nam của huyện): đây là vùng rất đa dạng với nhiều loại địa hình núi cao, sườn dốc tập trung ở xã Ea Trang, Krông Á, Cư Roá. Nhóm đất xám trên đá granít chiếm đa số, một số ít đất phù sa ngòi suối. Đây là vùng có nhiều đồng cỏ tự nhiên có độ dốc cao, có nguồn gốc thứ sinh, xa các khu dân cư.

Tiểu vùng 2 (phía Tây - Bắc): Là vùng có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình 430 - 450 m, đất đỏ vàng trên đá bazan, đất nâu đỏ trên đá bazan và đất đỏ vàng trên đá phiến sét và đá granít đa số tập trung ở xã Ea M’Đoal, xã Ea Riêng, Ea Mlay [58], [59].

Thảm thực vật của cả 2 tiểu vùng thuộc kiểu rừng hỗn giao bán thường xanh rụng lá theo mùa, với các loài cây thường xanh chiếm tầng trên như các loài họ Sồi Dẻ, họ Trám, họ Re,...và các loài cây rụng lá vào mùa khô thuộc họ Dầu, họ Săng lẻ, họ Đậu tạo nên hệ sinh thái đặc trưng của vùng.

3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội huyện M’Đrắk có những chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân trong vùng từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, số hộ có đủ mức sống trung bình trở lên ngày càng tăng.

Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp vẫn luôn là ngành sản xuất chính góp phần quan trọng vào thu nhập của huyện. Trong chiến lược kinh tế của huyện M’Đrắk thì chăn nuôi bò được xem là một trong những thế mạnh quan trọng hàng đầu của huyện đã đưa M’Đrắk trở thành vùng chăn nuôi bò thịt số một của cả tỉnh (năm 2010 tổng đàn trâu bò đạt 35.000 con) [9].

Ghi chú: Điểm nghiên cứu xã Ea Trang (huyện M'Đrắk)

Hình 3.4. Bản đồ hiện trạng rừng huyện M’Đrắk

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC THẢM CỎ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ (Trang 59 -59 )

×