Điều tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Buôn Đôn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của các thảm cỏ tỉnh Đắk Lắk và xu hướng biến động của nó (Trang 68)

4. Những điểm mới của luận án

3.3.3. Điều tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Buôn Đôn

3.3.3.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Buôn Đôn cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 30 km về phía Tây của tỉnh Đắk Lắk, toàn huyện có 7 xã với tổng diện tích đất tự nhiên là 141.040 ha. Huyện nằm trong toạ độ địa lý từ 12038’42 - 130

06’07 vĩ độ Bắc và từ 1070

27’59 - 1080 02’36 kinh độ đông [7].

Địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, tương đối bằng bằng phẳng, được chia thành 2 dạng địa hình chính. Địa hình đồi và núi thấp (Phân bố rải rác trên toàn bộ diện tích, đỉnh cao nhất là Cư M’Lan 502 mét). Địa hình tích tụ: bao gồm các bãi bồi, các bậc thềm của sông Srêpôk và các suối lớn trong vùng..

Nhiệt độ bình quân năm 24,5 0C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 37,0 0C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối 12 0C, không có ngưỡng nhiệt hại. Lượng mưa trung bình nhiều năm 1.885 mm. Độ ẩm bình quân năm 81 % nên rất phù hợp cho sự phát triển của các thảm thực vật và sản xuất nông nghiệp. Hướng gió chính trong mùa mưa là gió Tây Nam đem theo lượng mưa. Mùa khô kéo dài 4 tháng và cũng là 4 tháng khô kiệt, hướng gió chính là hướng Đông Bắc. Lượng bốc hơi lớn, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng (hình 3.7).

Huyện Buôn Đôn còn có hệ thống sông suối dày, với mật độ: 0,4 - 0.6 km/km2 (Nếu tính các con suối có chiều dài từ 10 km thì trên lãnh thổ Buôn Đôn có tới 125 suối). Ngoài ra, còn có khoảng 95 hồ tự nhiên và nhân tạo, có độ sâu từ vài mét tới 20 mét. Vào mùa khô, hầu như toàn vùng Buôn Đôn bị khô cạn nước nên đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các thảm thực vật [7].

Đất đai ở huyện Buôn Đôn khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 131.133 ha, chiếm 92,73 % diện tích tự nhiên, trong đó đất nâu đỏ trên đá bazan có diện tích 8.235 ha (5,83 % diện tích tự nhiên) [43].

Thảm thực vật: Ngoài Vườn Quốc gia Yok Đôn có giá trị đa dạng sinh học rất cao, nhiều sinh cảnh rừng đang đứng trước nguy cơ đe dọa. Giá trị bảo tồn của Vườn quốc gia Yok Đôn là hệ sinh thái rừng khộp và các loài động vật bị đe dọa trên phạm vi toàn cầu: Voi (Elephas maximus), Vượn đen má hung (Hylobates gabriellae), Bò tót (Bos gaurus), Bò rừng (Bos javanicus), Công (Pavo muticus), Ngan cánh trắng (Cairina scutulata) [25], [78].

TRẠM KHÍ TƢỢNG BUÔN MA THUẬT - BUÔN ĐÔN

Độ cao: 470,298 mét Nhiệt tối thấp trung bình dưới 15 0

C: không có Nhiệt tối thấp tuyệt đối dưới 5 0

C: Không có

Hình 3.7. Biểu đồ sinh khí hậu Buôn Đôn - Số liệu từ 2009 - 2013

Nhiệt độ trung bình năm: 24,5 0

C Tổng lượng mưa (mm): 1885,7 mm Nhiệt tối thấp trung bình tháng: 15,4 0

C Nhiệt tối thấp tuyệt đối: 12,0 0

C (tháng 1) Nhiệt tối cao tuyệt đối: 37,0 0

C (tháng 4) 0 - Thời kỳ thừa ẩm

n - Thời kỳ ẩm

m - Thời kỳ khô đối với chu kỳ sinh trưởng của thực vật. Tổng lượng bốc hơi: 1075,8 mm

Biến động nhiệt

Buôn Đôn 470,298 24,5 1885,7 (5)

Ghi chú: Điểm nghiên cứu xã Krông Na (huyện Buôn Đôn)

Hình 3.8. Bản đồ hiện trạng rừng huyện Buôn Đôn

Tóm lại:

Buôn Đôn là một huyện biên giới đất đai khô cằn, có hệ sinh thái chủ yếu là rừng khộp nghèo. Về mùa mưa, cây cối xanh tốt nhưng mùa khô lại kéo dài, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng. Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến việc phát triển các thảm thực vật và đặc biệt là sự phát triển của các thảm cỏ.

3.3.3.2. Ðiều kiện kinh tế - xã hội

Tổng giá trị sản xuất năm 2011 của huyện Buôn Đôn: 689,5 tỷ đồng, đạt 100 % kế hoạch, tăng 12 % so với năm 2010. Huyện có lợi thế phát triển chăn nuôi nhất là đại gia súc. Toàn huyện có 75 trang trại, trong đó có 39 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, 22 trang trại trồng trọt và 14 trang trại tổng hợp [6]. Tuy nhiên, mức độ thâm canh còn thấp, chủ yếu vẫn là quảng canh.

Diện tích tự nhiên của huyện Buôn Đôn là 141.040 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 132.781,00 ha, đất phi nông nghiệp 5.649,90 ha và đất chưa sử dụng 2.609,20 ha [64]. Huyện có 61.507 khẩu, phân bổ không đều trên các đơn vị hành chính của huyện. Toàn huyện có hơn 16 dân tộc anh em cùng chung sống, đây là vùng đặc trưng của đa bản sắc văn hóa các dân tộc [20].

Tóm lại: Sự khác biệt về khí hậu của 3 huyện là do địa hình qui định, từ địa hình ảnh hưởng đến hướng gió và từ đó ảnh hưởng đến mưa, ẩm, đến nhiệt độ. Buôn Hồ - Ea Sô địa hình nhiều đồi núi cao ở phía Đông Nam, thịnh hành chỉ có 2 hướng gió Đông và Tây, nhiệt độ trung bình giảm khoảng 2 oC, tối thấp tuyệt đối cũng giảm khoảng 2 oC, lượng mưa cũng thấp nhất, chỉ đạt 1496 mm/năm, 2 huyện còn lại có lượng mưa đạt từ 1800 - 2100 mm/năm. Cả 3 huyện đều có tiểu hạn vào tháng 7 và tháng 8, là do hướng gió thịnh hành qui định.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của các thảm cỏ tỉnh Đắk Lắk và xu hướng biến động của nó (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)