Tình hình sử dụng phân bón lá sinh họ cở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phân phối sản phẩm phân bón lá sinh học của công ty TNHH Long Sinh tại thị trường miền Tây Nam Bộ (Trang 75)

Nông nghiệp vẫn được coi là một ngành kinh tế quan trọng ở nước ta. Với những thành quả đạt được tương đối lớn như là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, kim ngạch xuất khẩu các loại nông sản như lúa, gạo, tiêu, điều, cà phê,…ngày càng tăng. Vấn đề đặt ra là: Tại sao Việt Nam phải sử dụng PBLSH trong nông nghiệp?

Việt Nam hiện tại vẫn là một quốc gia có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp. Rất nhiều loại nông sản của Việt Nam có sản lượng xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới. Hiện nay, để đảm bảo chiến lược an toàn thực phẩm, các nước đang phát triển có xu hướng sử dụng ngày càng tăng lượng phân bón hóa học NPK. Theo tính toán thì đến năm 2020, các nước Châu Á sẽ sử dụng trên 250 kg NPK/ ha, với mức này so với mức sử dụng trung bình của thế giới thì đã gia tăng lượng sử dụng NPK lên gấp 2 lần. Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung của các nước Châu Á. Ngoài ra việc sử dụng phân bón hóa học với lượng cao nhằm vào mục tiêu gia tăng năng suất các loại nông sản đang là thói quen của người nông dân trong nhiều thập kỷ vừa qua. Đặc biệt, việc sử dụng quá nhiều phân đạm (N) tới mức lạm dụng đã làm tăng dần sự mất cân đối giữa các dưỡng chất trong đất. Điều này sẽ dần hình thành các yếu tố dinh dưỡng hạn chế đến năng suất và chất lượng nông sản. Mặt khác, việc sử dụng quá cao lượng N sẽ gây khó khăn trong việc bảo quản nông sản cũng như việc tích lũy hàm lượng nitơ mônôxít(No) trong rau và các loại cây thực phẩm sẽ là nguy cơ đe dọa sức khoẻ của con người và vật nuôi.

Một điều cần lưu ý khi sử dụng gia tăng lượng NPK thì lâu dài sẽ xảy ra hiện tượng hiệu quả của phân sẽ suy giảm. Điều này dễ hiểu khi chúng ta thấy hàm

lượng chất hữu cơ trong đất nông nghiệp ở nước ta còn ở mức từ trung bình đến quá thấp. Vì vậy việc sử dụng PBLSH đúng phương pháp sẽ khắc phục được sự mất cân đối dinh dưỡng trong đất, gia tăng hiệu quả của phân hóa học, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường và đặc biệt là việc gia tăng chất lượng nông sản, đảm bảo tính bền vững của nông nghiệp.

Bên cạnh đó, cây cối không những hấp thụ chất dinh dưỡng qua rể mà còn hấp thụ qua lá, trong khi diện tích lá của cây lại gấp hàng chục lần diện tích mà rể cây ăn tới. Khi dùng PBLSH cây lúa khỏe hơn, cứng cáp hơn chịu được sâu bệnh, không làm chua đất như khi bón nhiều và liên tục phân bón hóa học vào đất. Hạt thóc cũng to khỏe và chắc hơn.

Mặt khác, xét về mặt kinh tế hiện nay giá phân vô cơ đang ở mức cao và có xu hướng tăng hơn nữa. Do đó, chi phí đầu tư cho cây trồng ngày càng cao mà giá cả nông sản thì rât bấp bênh. Trong khi đó, Nhà nước chưa có chính sách bảo hộ cho các mặt hàng nông sản, đặt người dân vào tình trạng thiếu tự tin khi muốn đầu tư và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuât. Khi các sản phẩm PBLSH ra đời sẽ góp phần làm giảm giá thành đâu tư. Dùng PBLSH lượng bón chỉ tốn bằng 1/4 so với phân bón qua đất.

Ở nước ta, vùng Cao Nguyên, đất được hình thành chủ yếu từ quá trình Feralite, là loại đất đỏ rất tốt và phù hợp để phát triển các cây công nghiệp, cây ăn trái. Tuy nhiên, đặc trưng của vùng là địa hình đồi núi có độ dốc khá lớn, quá trình xói mòn chiếm ưu thế làm bào mòn gần như toàn bộ lớp đất mặt làm mất đi toàn bộ chất hữu cơ và vi sinh vật. Quá trình này gây ra hiện tượng đất ngày càng chai cứng, đất bị thóai hóa, bạc màu, mất khả năng canh tác. Hiện tượng này đặc biệt nghiêm trọng ở những vùng quảng canh và bón phân hóa học.

Vùng miền Tây Nam Bộ với diện tích sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước nhưng đặc thù của vùng là luôn luôn chịu ảnh hưởng của lũ. Nước lũ đã đem đến cho vùng miền Tây Nam Bộ một lượng phù sa khá lớn đồng thời cũng đem lại nguồn dinh dưỡng dồi dào cho đất và bồi đắp, mở rộng thêm diện tích gieo trồng cho khu vực. Với đặc điểm đó, vùng miền Tây Nam Bộ rất phù hợp và có lợi thế rất lớn để phát triển cây lương thực và cây ăn trái. Tuy nhiên, sự bất lợi của nó cũng rất đáng kể là nước lũ cuốn trôi hầu hết những cánh đồng vừa gieo cấy hoặc đang chuẩn bị thu hoạch. PBLSH cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng vi lượng, đa lượng kích thích sinh trưởng của cây cối, giúp tăng khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt. Mặt khác, vùng miền Tây Nam Bộ sản xuất 3 vụ trong năm, sử dụng nhiều loại cây trồng giống mới đòi hỏi chế độ dinh dưỡng cao. (Theo Nghiên cứu về PBLSH – Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phân phối sản phẩm phân bón lá sinh học của công ty TNHH Long Sinh tại thị trường miền Tây Nam Bộ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)