“Chiến lược” là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Strategos” dựng trong quân sự, nhà lý luận quân sự cận đại Clawzevit cũng cho rằng: Chiến lược quân sự là nghệ thuật chỉ huy ở vị trí ưu thế. Một xuất bản của từ điển Larousse coi chiến lược là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để giành chiến thắng. [5]
Trong kinh doanh chiến lược là kế hoạch kiểm soát và sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp như con người, tài sản, tài chính… nhằm mục đích nâng cao và bảo đảm những quyền lợi thiết yếu của chính doanh nghiệp. Theo Kenneth Andrews, chiến lược là những gì mà một tổ chức phải làm dựa trên những điểm mạnh và yếu của mình trong bối cảnh có những cơ hội và cả những mối đe dọa. Vậy chiến lược là gì?
Chiến lược là một kế hoạch nhằm đem lại cho tổ chức một lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Chiến lược là hiểu được mục tiêu của những việc mình đang làm và tập trung vào việc lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Một chiến lược tốt, được thực hiện hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu, nhận biết phương hướng hành động, góp phần vào sự thành công của một doanh nghiệp.
Bruce Henderson, chiến lược gia đồng thời là nhà sáng lập tập đoàn tư vấn Boston đã kết nối khái niệm chiến lược với lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh là việc đặt một công ty vào vị thế tốt hơn đối thủ để tạo ra giá trị về kinh tế cho khách hàng. Henderson viết rằng : “Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch
hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn.”
Ngoài ra còn có một số định nghĩa chiến lược như sau:
“Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của một công ty, lựa chọn cách thức hoặc phương thức hành động và phân bố các nguồn tài nguyên chủ yếu để thực hiện các mục tiêu đó.” (Alfred Chandler –Havard University).
“Chiến lược là một dạng công thức hoặc một kế hoạch phối hợp với các mục tiêu chính, các chính sách và trình tự hành động thành một tổng thể dính lại với nhau.” (James B.Quinn – Darthmouth University).
“Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp. Được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được
thực hiện.” (William J.Glueck.Business Policy and Strategic Management.Mc Graw Hill, New York, 1980)
“Thứ nhất, chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt. Thứ hai, chiến lược là sự lựa chọn, đánh đổi trong cạnh tranh. Thứ ba, chiến lược là một việc tạo ra sự phù hợp giữa các hoạt dộng của doanh nghiệp.” (M.Porter – Havard University) [2]
1.2.1.2. Chiến lược phân phối.
“Chiến lược phân phối là hệ thống các quyết định nhằm đưa sản phẩm về mặt vật chất cũng như về quyền sở hữu hay quyền sử dụng sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng nhằm đạt hiệu quả cao nhất.”
Chiến lược phân phối là một bộ phận trong chiến lược Marketing, nó đóng vai trò quan trọng trong khâu phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, hỗ trợ đắc lực cho hệ thống kênh phân phối và quyết định đến sản lượng tiêu thụ cũng như doanh số của Công ty. [3]