Tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phân phối sản phẩm phân bón lá sinh học của công ty TNHH Long Sinh tại thị trường miền Tây Nam Bộ (Trang 52)

Bảng 2.1: Một số số liệu kế toán của Công ty TNHH Long Sinh, năm 2010-2012.

(Đơn vị: VNĐ) Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 1. Tài sản ngắn hạn 23.244.639.211 25.452.524.080 30.012.843.760 2. Tài sản dài hạn 12.914.941.262 11.495.821.308 15.944.034.981 3.Tổng tài sản 36.159.580.473 36.948.345.388 45.956.878.741 4.Nợ phải trả 14.928.477.895 9.712.964.335 11.075.007.445 5.Vốn chủ sở hữu 21.231.102.578 27.235.381.053 34.881.871.296 6.Tổng nguồn vốn 36.159.580.473 36.948.345.388 45.956.878.741

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Long Sinh, năm 2010 - 2012).

Phân tích tình hình tài sản.

Trong kết cấu tài sản thì tài ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao từ 60% - 70% trên tổng tài sản và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010 là 23.244.639.211 đồng (chiếm 64,28% trên tổng tài sản). Năm 2011 là 25.452.524.080 đồng (chiếm 68,89% trên tổng tài sản) và năm 2012 lên tới 30.012.843.760 đồng (chiếm 65,31% trên tổng tài sản).

Nguyên nhân tăng của tài sản ngắn hạn là do giá trị hàng tồn kho hàng năm tăng. Năm 2011, giá trị hàng tồn kho là 15.386.761.883 đồng tăng 26,10% tương đương tăng 3.184.582.607 đồng so với năm 2010, năm 2012 hàng tồn kho tiếp tục tăng 27,08% lên mức 19.553.803.643 đồng nguyên nhân là do chiến lược sự trữ hàng hóa tiêu thụ vào đầu năm 2013. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng giảm ngược chiều với lượng tiền và các khoản tương đương tiền làm cho tổng của 2 khoản mục này tương đối ổn định.

Nhìn chung, công tác tiêu thụ còn chưa hiệu quả. Hàng tồn kho nhiều và tăng dần qua các năm gây ứ đọng vốn, tốn nhiều chi phí cho việc bảo quản, duy trì chất lượng sản phẩm. Ảnh hưởng chung tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Tài sản dài hạn chiếm từ 30%-40% trên tổng tài sản và tăng giảm không đều qua các năm, năm 2010 giá trị này là 12.914.941.262 đồng, năm 2011 giảm xuống còn 11.495.821.308 đồng và đến năm 2012 lại tăng lên 15.944.034.981 đồng.

Tổng tài sản tăng cho thấy Công ty đang tích cực đầu tư vào sản xuất và cơ sở hạ tầng, nhưng đồng thời cũng cho thấy Công ty chưa kiểm soát được lượng hàng tồn kho, giá trị hàng tồn kho tăng. Trong thời gian tới Công ty cần có phương án hạn chế lượng hàng tồn kho để bảo đảm nguồn vốn, chất lượng sản phẩm và giảm thiểu chi phí.

Phân tích tình hình nguồn vốn.

Tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng trong những năm gần đây, cụ thể năm 2011 là 36.948.345.388 đồng tăng 2,18% so với năm 2010, tương đương tăng 788.764.915 đồng. Năm 2012 tổng nguồn vốn đã tăng lên 45.956.878.741 đồng, tăng 24,38 % so với năm 2011.

Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn (trên 58%). Nguồn vốn này có xu hướng tăng đều. Cụ thể, Năm 2010 là 21.231.102.578 đồng, năm 2011 tăng lên 27.235.381.053 đồng và tới năm 2012 lại tăng lên 34.881.871.296 đồng.

Lý do của sự tăng vốn chủ sở hữu trong 3 năm qua là do năm 2011 Công ty TNHH Long Sinh đã đạt mốc doanh thu và lợi nhuận cao nhất trong các năm làm cho lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng lên đáng kể. Từ đó vốn chủ sở hữu tăng và tổng nguồn vốn cũng tăng so với năm 2010. Năm 2012 Công ty đã đầu tư thêm nhà xưởng mới tại Long An, đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị và xây dựng thêm phân xưởng ở khu công nghiệp Suối Dầu nên nguồn vốn chủ sở hữu tăng.

Qua bảng số liệu trên ta cũng thấy, nợ phải trả chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn và tăng giảm không đều qua các năm. Nhưng tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn có xu hướng giảm. Năm 2010, số tiền nợ phải trả là cao nhất với 14.928.477.895 đồng (chiếm 41,28% tổng nguồn vốn). Năm 2011 giảm xuống còn 9.712.964.335 đồng (chiếm 26,29% tổng nguồn vốn) và đến năm 2012 lại tăng lên 11.075.007.445 đồng (chiếm 24,10% tổng nguồn vốn). Cho thấy khả năng thanh toán của Công ty ngày càng cao, và Công ty chủ động về nguồn vốn, không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài.

Cũng trong bảng trên, ta nhận thấy các khoản vay và nợ ngắn hạn giảm nhanh: Từ 9.538.403.781 đồng năm 2010, đến năm 2011 đã giảm xuống còn 0 đồng, và đến năm 2012 là 2.000.000.000 đồng. Hầu hết các khoản nợ phải trả của Công ty đều trong ngắn hạn. Điều này cho thấy Công ty đã kiểm soát tốt các khoản nợ của mình trong những năm vừa qua, đặc biệt là trong giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phân phối sản phẩm phân bón lá sinh học của công ty TNHH Long Sinh tại thị trường miền Tây Nam Bộ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)