Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty TNHH Long Sinh, năm
2010-2012.
(Đơn vị: Đồng)
Năm Chỉ tiêu
2010 2011 2012
MỘT SỐ CHỈ TIÊU TỪ BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Doanh thu thuần kinh doanh 77.456.706.557 118.467.361.497 114.576.584.933
Giá vốn hàng bán 60.543.451.842 95.956.221.820 96.453.218.166
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 2.271.873.947 7.470.403.067 918.510.633
Chi phí lãi vay 1.060.906.741 479.160.803 103.925.598
Lợi nhuận sau thuế 878.120.894 5.934.533.946 376.082.243
MỘT SỐ CHỈ TIÊU TỪ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tài sản ngắn hạn 23.244.639.211 25.452.524.080 30.012.843.760 Phải thu ngắn hạn 7.369.941.208 3.229.693.957 4.185.450.211 Hàng tồn kho 12.202.179.276 15.386.761.883 19.553.803.643 Tài sản dài hạn 12.914.941.262 11.495.821.308 15.944.034.981 Tổng tài sản 36.159.580.473 36.948.345.388 45.956.878.741 Nợ phải trả 14.928.477.895 9.712.964.335 11.075.007.445 Nguồn vốn chủ sở hửu 21.231.102.578 27.235.381.053 34.881.871.296 Tổng nguồn vốn 36.159.580.473 36.948.345.388 45.956.878.741 MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÍNH BÌNH QUÂN
Tài sản dài hạn bình quân 14.024.092.110 12.205.381.285 13.719.928.145
Hàng tồn kho bình quân 10.944.977.860 13.794.470.580 17.470.282.763
Tài sản ngắn hạn bình quân 24.689.287.390 24.348.581.650 27.732.683.920
Phải thu ngắn hạn bình quân 10.520.422.700 5.299.817.583 3.707.572.084
Tổng tài sản bình quân 38.713.379.498 36.553.962.931 41.452.612.065
Vốn chủ sở hữu bình quân 22.794.808.757 24.233.241.816 31.058.626.175
Bảng 2.9: Một số chỉ số tài chính của Công ty TNHH Long Sinh, năm 2010-2012.
CHỈ TIÊU Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
I. CÁC CHỈ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Hệ số thanh toán hiện hành Lần 2,422 3,804 4,150
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1,557 2,620 2,710
Khả năng thanh toán lãi vay Lần 2,141 15,591 8,838
II. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
Vòng quay các khoản phải thu Vòng 7,36 22,35 30,97
Kỳ thu tiền bình quân Ngày 48,90 16,11 11,63
Số vòng luân chuyển hàng tồn kho Vòng 5,53 6,96 5,52
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho Ngày 65,08 51,75 65,21
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn Đồng 5,52 9,71 8,37
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn Đồng 3,14 4,87 4,14
III. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
Tỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS) 0,011 0,050 0,003
Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu
(ROE) 0,039 0,245 0,012
Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) 0,023 0,162 0,009
IV. PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY
Tỷ số nợ % 40,11 26,29 24,10
Tỷ số tự tài trợ % 59,89 73,71 75,90
Phân tích tỷ số khả năng thanh toán của Công ty.
- Khả năng thanh toán hiện hành.
Chỉ số này dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp bằng tài sản của mình.
Tỷ số thanh toán hiện hành trong 3 năm đều có giá trị lớn hơn 1 chứng tỏ Công Ty có thể trang trải tất cả các khoản nợ của mình khi sử dụng toàn bộ tài sản hiện có. Năm 2010 tỷ số này 2,422 cho biết 1 đồng nợ được đảm bảo bằng 2,422 đồng tài sản. Đến năm 2011, 1 đồng nợ đã được đảm bảo bằng 3,804 đồng tài sản cho thấy khả năng thanh toán của Công ty tăng lên, nguyên nhân chủ yếu là do số nợ của công ty giảm từ 14.928.477.895 đồng năm 2010 xuống còn 9.712.964.335 đồng. Năm 2012 tỷ số này tăng lên thành 4,150 do tổng tài sản tăng mạnh và mức tăng tổng tài sản lớn hơn nhiều so với mức tăng của nợ phải trả. Nhìn chung nguồn vốn của Công ty tăng trong khi tỷ lệ các khoản nợ của Công ty có xu hướng giảm cho thấy Công ty đã hạn chế vay ngoài và giảm nợ người bán, nâng cao uy tín của Công ty với các đối tác.
- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Chỉ số này dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như nợ, và các khoản phải trả bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp như tiền mặt, các khoản hải thu, hàng tồn kho…
Với giá trị lớn hơn 1, Công Ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn khá tốt. Năm 2010, tỷ số này là 1,557 tương đương 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo thanh toán bằng 1,557 đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Năm 2011 chỉ số này tăng mạnh lên 2,620, nguyên nhân tăng của tỷ số này là do số nợ ngắn hạn của Công ty giảm đáng kể từ 14.928.477.895 đồng năm 2010 xuống còn 9.712.964.335 đồng năm 2011, đồng thời tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cũng tăng, việc tăng của tỷ số này cho thấy Công ty ngày càng đảm bảo chắc chắn hơn các khoản nợ của mình. Năm 2012 chỉ số này tiếp tục tăng lên 2,710, tức 1
đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bằng 2,710 đồng tài sản ngắn hạn. Mặc dù vậy, hệ số này vẫn lớn hơn nhiều so với 1. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Hàng hóa tồn kho nhiều, các khoản phải thu lớn. Nguồn vốn bị ứ đọng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu Công Ty giải quyết được lượng lớn hàng tồn kho thì sẽ có được nguồn vốn lớn để thực hiện các hoạt động đầu tư, sản xuất trong thời gian tới.
- Khả năng thanh toán lãi vay.
Chỉ số này dùng để đo lường khả năng trả các khoản lãi vay của doanh nghiệp bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Năm 2010, lãi suất tăng cao đẩy chi phí lãi vay lên cao, hoạt động kinh doanh của Công Ty cũng không đạt hiệu quả cao nên tỷ số thanh toán lãi vay giảm chỉ có 2,141, tức 1 đồng chi phí lãi vay được đảm bảo bằng 2,141 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Năm 2011 tỷ số này tăng cao lên mức 15,591 nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận của Công ty tăng cao đồng thời chi phí lãi vay giảm đáng kể từ 1.060.906.741 đồng năm xuống còn 479.160.803 đồng năm 2011. Năm 2012 tuy lợi nhuận trước thuế và lãi vay thấp hơn nhiều so với năm 2010 nhưng khả năng thanh toán lại cao hơn, nguyên nhân là do năm 2012 chi phí lãi vay rất thấp, 1 đồng chi phí lãi vay được đảm bảo bằng 8,838 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Hoạt đông kinh doanh có lợi nhuận và chi phí lãi vay giảm mạnh cho thấy Công ty đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu, lượng vốn vay bên ngoài giảm mạnh. Với khả năng sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả, cùng với việc thanh toán lãi vay kịp thời đã tạo được lòng tin từ người cho vay. Trong thời gian tới Công Ty nên có kế hoạch tăng cường vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất.
Nhận xét chung:
Qua phân tích các chỉ số khả năng thanh toán nhận thấy rằng: Công Ty có khả năng thanh toán các khoản nợ tương đối tốt. Năm 2011 là năm phát triển mạnh của công ty, một bước đột phá trong quá trình phát triển, tất cả các chỉ số đều nói lên sự thành công của Công ty trong năm này. Các chỉ số khả năng thanh toán có xu hướng tăng ở những năm gần đây bảo đảm khả năng thanh toán tốt các khoản nợ của Công ty. Nhìn chung, tình hình tài chính của Công Ty lành mạnh.
Phân tích tỷ số khả năng hoạt động của Công ty.
- Số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân:
Chỉ số vòng vay các khoản phải thu cho biết mức độ hợp lý của khoản phải thu và tình hình thu hồi công nợ của công ty.
Năm 2010, số vòng quay các khoản phải thu là 7,36 vòng và cứ một vòng quay khoản phải thu doanh nghiệp phải mất gần 48,91 ngày cho một lần thu tiền. Cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn khá nhiều.
Năm 2011, số vòng quay khoản phải thu đã tăng lên là 22,35 vòng, tăng hơn nhiều so với năm 2010 là 15 vòng, doanh nghiệp chỉ phải mất khoảng 16,1 ngày cho một lần thu tiền. Điều này chứng tỏ Công ty hiện đang ít bị chiếm dụng vốn hơn.
Năm 2012, số vòng quay khoản phải thu là 30,97 vòng và chỉ mất 11,63 ngày cho 1 lần thu tiền, số lần thu tiền tăng lên và thời gian cho mỗi lần thu giảm cho thấy Công ty đã làm tốt hơn công tác thu tiền khách hàng, đảm bảo có nguồn vốn để thực hiện các kế hoạch kinh doanh.
- Vòng quay hàng tồn kho và kỳ luân chuyển hàng tồn kho:
Giá vốn hàng bán và hàng tồn kho của công ty tăng dần từ năm 2010 đến năm 2012. Năm 2011 mức tăng giá vốn hàng bán cao hơn nhiều so với mức tăng hàng tồn kho dẫn tới số vòng quay hàng tồn kho tăng lên. Năm 2012 mức tăng của giá vốn hàng bán lại nhỏ hơn mức tăng của hàng tồn kho làm cho số vòng quay giảm xuống, kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên, cụ thể:
Năm 2010, số vòng quay hàng tồn kho của Công ty là 5,53 vòng và kỳ luân chuyển hàng tồn kho là 65,09 ngày, nghĩa là cứ 1 vòng quay hàng tồn kho phải mất 65,09 ngày. Năm 2011, số vòng quay hàng tồn kho đã tăng 6,96 vòng, kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm còn 51,42 ngày, điều này chứng tỏ hàng hóa của Công ty ngày càng được khách hàng ưa chuộng và tiêu dùng nhiều hơn, hàng hóa tiêu thụ nhanh hơn nên số ngày lưu kho giảm, ít chi phí. Từ đó cho thấy công ty đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả, hàng hóa bán được nhiều hơn, hoạt động xúc tiến bán hàng tốt lên.
Năm 2012, số vòng quay hàng tồn kho giảm còn 5,52 vòng, kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên 65,21 ngày. Hàng tồn kho nhiều, gây ứ đọng vốn và tốn nhiều chi phí bảo quản, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Công ty cần có chiến lược đẩy mạnh tiêu thụ, giảm lượng hàng tồn kho.
- Hiệu suất sử dụng TSDH:
Năm 2010, cứ bình quân 1 đồng TSDH đưa vào kinh doanh thì thu được 5,52 đồng doanh thu và thu nhập, điều này chứng tỏ Công ty sử dụng tài sản dài hạn có hiệu quả.
Năm 2011, con số này tăng lên 9,71 nghĩa là cứ 1 đồng TSDH đưa vào kinh doanh thì tạo ra 9,7 đồng lợi nhuận thuần, điều này chứng tỏ Công ty đã chú trọng hơn đến việc sử dụng TSDH để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Năm 2011, hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn giảm xuống 8,37 nhưng vẫn ở mức cao, cho thấy Công ty sử dụng tài sản dài hạn khá hiệu quả.
- Hiệu suất sử dụng TSNH:
Năm 2010, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn là 3,14 nghĩa là 1 đồng đưa vào kinh doanh thu được 3,14 đồng. Năm 2011, cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn đưa vào kinh doanh thì tạo ra 4,87 đồng lợi nhuận thuần, điều này chứng tỏ Công ty đã chú trọng hơn đến việc sử dụng TSNH để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Năm 2012, doanh thu và thu nhập giảm trong khi tài sản ngắn hạn tăng làm hệ số này giảm xuống còn 4,14 nhưng vẫn ở mức cao, cho thấy Công ty đang sử dụng tài sản ngắn hạn khá hiệu quả.
Phân tích tỷ số khả năng sinh lời của Công Ty.
- Doanh lợi doanh thu ROS.
Chỉ số này cho biết với một đồng doanh thu thu được sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.
Qua bảng trên ta nhận thấy: Năm 2010 Chỉ số doanh lợi doanh thu bằng 0,011 chứng tỏ Công Ty làm ăn có hiệu quả. Một đồng doanh thu sẽ mang lại cho Công ty 0,011 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2011 doanh thu tăng chóng mặt kéo theo sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế. Chỉ số doanh lợi doanh thu là 0,050 tức Công ty đã đạt được 0,050 đồng lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu. Đến năm 2012, chỉ số này chỉ còn 0,003 đồng cho thấy hoạt động kinh doanh của Công Ty đạt hiệu quả thấp, 1 đồng doanh thu chỉ mang lại 0,003 đồng lợi nhuận sau thuế. Mặc dù doanh thu cao hơn năm 2010 nhưng các khoản chi phí như chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng không ít và làm cho lợi nhuận năm 2012 giảm xuống khiến chỉ số này thấp hơn nhiều so với năm 2010. Điều này cho thấy việc quản lý kinh doanh của Công Ty trong năm 2012 chưa đạt hiệu quả cao. Qua đây cũng cho thấy Công ty đã có bước đột phá trong năm 2011.
- Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu.
Chỉ số này cho biết với bình quân một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong năm mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2010 là 0,039 tức 1 đồng vốn chủ sở hữu trong năm mang lại cho Công ty 0,039 đồng lợi nhuận sau thuế, cho thấy Công ty làm ăn có hiệu quả nhưng ở mức thấp. Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu là 0,245 tức 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra trong năm 2011 mang lại 0,245 đồng lợi nhuận sau thuế. Cho thấy Công ty đã đầu tư rất có hiệu quả, mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận lớn. Năm 2012, tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, thêm vào đó nguồn vốn tăng, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng kéo theo lợi nhuận giảm, trước những khó khăn như vậy, Công ty đã không thể duy trì được mức lợi nhuận như năm 2011. Mặc dù vậy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 0,012 cho thấy Công ty vẫn hoạt động bình thường và đang sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu có hiệu quả.
- Tỷ suất sinh lời của tài sản.
Chỉ số này cho biết với bình quân một đồng tài sản sử dụng trong năm mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2010, chỉ số này là 0,023 nghĩa là bình quân cứ 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh thì thu được 0,023 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Như vậy. việc sử dụng vốn của Công ty mang đã lại hiệu quả. Năm 2011, doanh lợi tổng vốn đạt 0,162 tăng mạnh so với năm 2010 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty tăng, nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu tăng mạnh, và mức tăng doanh thu lớn hơn mức tăng của chi phí làm tăng lợi nhuận trước thuế. Đến năm 2012, doanh lợi tổng tài sản chỉ còn 0,009 tức bình quân 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh thì thu được 0,009 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, cho thấy Công ty đã sử dụng các nguồn vốn kém hiệu quả.
Nhận xét chung:
Qua phân tích các chỉ số khả năng sinh lời nhận thấy rằng: Năm 2010, Công Ty sử dụng vốn có hiệu quả, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận thấp. Năm 2011 là năm thành công nhất của Công ty với mức doanh thu và lợi nhuận cao, các chỉ số khả năng sinh lời đều lớn, cho thấy việc sử dụng nguồn vốn và tài sản của Công ty rất hiệu quả. Năm 2012, tuy doanh thu của Công ty khá cao nhưng lợi nhuận tụt giảm mạnh do các chi phí tăng cao, cho thấy sự kiểm soát chi của Công ty chưa tốt. Nhưng nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh và việc sử dụng vốn vẫn mang lại hiệu quả.
Mặc dù Công Ty chưa thực sự sử dụng nguồn vốn với hiệu quả cao nhất nhưng nhìn chung Công Ty hoạt động bình thường, có lợi nhuận và có xu hướng
phát triển mạnh ở những năm gần đây. Công ty cần phải kiểm soát các chi phí ở mức hợp lý và sử dụng các nguồn vốn để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công Ty.
- Tỷ số nợ: Chỉ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là
từ đi vay.
- Tỷ số tự tài trợ: Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh
nghiệp là vốn của chủ sở hữu.
Nhìn vào bảng trên ta thấy năm 2010 tỷ lệ nợ chiếm 40,11% và vốn chủ sở