Kết quả thông kê các yếu tố nhân khẩu học

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ khách hàng trong xây dựng thương hiệu tại siêu thị Maximark tại Nha Trang (Trang 83)

2.2.3.2.1. Giới tính.

Bảng 2.10: Thông tin về giới tính

Số lượng Phần trăm (%)

Nam 22 15,7

Nữ 118 84,3

Tổng 140 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng trên ta thấy có sự chênh lệch giữa số khách hàng nam và nữ, số lượng khách hàng nữ được phỏng vấn gấp hơn 5 lần so với khách hàng nam được phỏng vấn, cụ thể là 118 khách hàng nữ, chiếm tới 84,3% và 22 khách hàng nam chỉ chiếm 15,7%. Có nhiều giả thiết đặt ra từ kết quả này. Có thể có sự tập trung về giới tính trong việc đi mua sắm ở siêu thị, tức là người nữ hay đi mua sắm nhiều hơn người nam, nhưng cũng có khả năng có kết quả này là do quá trình điều tra thu thập dữ liệu chỉ tập trung nhiều ở nữ giới. Trong nghiên cứu ở đề tài này, việc nữ giới đi mua sắm nhiều hơn là hợp lý vì trong gia đình, người phụ nữ là người chăm lo cho mọi sinh hoạt của gia đình, nam giới đi siêu thị chủ yếu là đi chơi hay đi cũng gia đình chứ không chủ đích để mua sắm. Chính vì tỷ lệ nữ cao hơn trong những khách hàng đến mua ở siêu thị nên các chương trình khuyến mãi, hay những

chương trình nhằm thu hút khách hàng phải nhắm đên khách hàng nữ, những chương trình đó phải phù hợp với tâm lý người phụ nữ.

2.2.3.2.2. Thông tin về độ tuổi.

Bảng 2.11: Thông tin về độ tuổi khách hàng

Độ tuổi Số lượng Phần trăm

Dưới 23 tuổi 15 10,7

Từ 23 tuổi đến 30 tuổi 35 25,0

Từ 31 tuổi đến 40 tuổi 52 37,1

Trên 40 tuổi 38 27,1

Tổng 140 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng thông tin độ tuổi khách hàng trên ta thấy rằng:

Khách hàng có độ tuổi từ 31 tuổi đến 40 tuổi có số lượng lớn nhất. Trong 140 khách hàng được điều tra thì có tới 52 người ở độ tuổi từ 31 đến 40, chiếm 37,1%. Và khách hàng có độ tuổi dưới 23 có số lượng ít nhất trong tổng số khách hàng được điều tra. Ở độ tuổi này chỉ có 15 người, chiếm 10,7%. Số khách hàng còn lại được phân bổ ở độ tuổi từ 23 tuổi đến 30 tuổi là 35 người, chiếm 25% và độ tuổi từ 40 tuổi trở lên là 38 người, chiếm 27,1%. Khách hàng chủ yếu của siêu thị là những người có độ tuổi đã lớn, trong độ tuổi lập gia đình. Độ tuổi này chiếm tỷ lệ cao là yếu tố hợp lý và thuận lợi cho siêu thị. Vì thông thường những khách hàng trong độ tuổi này có nhu cầu mua sắm cao. Họ không những mua sắm cho bản thân mà còn cho gia đình, người thân. Siêu thị cần có những biện pháp thích hợp thu hút khách hàng mà đặc biêt là những khách hàng trên 30 tuổi. Đây chính là những khách hàng mục tiêu của siêu thị.

2.2.3.2.3. Thông tin về nghề nghiệp.

Bảng 2.12: Thông tin về nghề nghiệp

Nghề nghiệp Số lượng Phần trăm

Sinh viên, học sinh 13 9,3

Công nhân 14 10,0 Công chức 35 25,0 Doanh nhân 12 8,6 Nội trợ 7 5,0 Khác 59 42,1 Tổng 140 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng tần số về nghề nghiệp trên ta thấy:

Nghề nghiệp nội trợ chiếm số lượng thấp nhất. Số lượng người nội trợ là 7, chiếm 5%. Điều này cho thấy các bà nội trợ ít đi siêu thị mà họ thường chọn chợ là nơi mua sắm chính. Số lượng người có nghề khác chiếm số lượng lớn nhất. Nghề khác bao gồm rất nhiều nghề như bác sỹ, nhân viên văn phòng, lao động tự do… Số lượng nghề khác chiếm số lượng là 59 người, chiếm 42,1%. Các nghề nghiệp khác lần lượt có số lượng như sau: công nhân là 14 người, chiếm 10%; công chức là 35 người, chiếm 25%; doanh nhân là 12 người, chiếm 8,6%; nội trợ là 7 người chiếm 5%. Qua bảng số liệu về nghề nghiệp thì ta thấy rằng, những người có nghề nghiệp mang lại thu nhập khá là những người thường đi siêu thị nhiều hơn. Những nghề nghiệp bận rộn suốt ngày và có thu nhập như công chức, doanh nhân… thì họ cần mua sắm một cách nhanh chóng, thoải mái, tiện lợi cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm. Do đó những người ở những nhóm nghề này đi siêu thị nhiều hơn các nhóm khác.

2.2.3.2.4. Thông tin về trình độ học vấn. Bảng 2.13: Thông tin về trình độ học vấn. Bảng 2.13: Thông tin về trình độ học vấn. Trình độ học vấn Số lượng Phần trăm Trung học phổ thông 33 23,6 Trung cấp 13 9,3 Cao đẳng 18 12,9 Đại học 65 46,4 Trên đại học 11 7,9 Tổng 140 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng thông tin về trình độ học vấn ta có nhận xét như sau:

Trình độ học vấn của khách hàng được điều tra có trình độ đại học khá lớn. Trình độ đại học có tới 65 khách hàng, chiếm 46,4% trong tổng số khách hàng được điều tra. Số lượng ít nhất là những khách hàng có trình độ trên đại học. Số này là 11 người, chiếm 7,9%. Số lượng khách hàng tương ứng với những trình độ học vấn có sự phân bổ như sau: Trình độ trung cấp có 13 người, chiếm 9,3%; Trình độ cao đẳng có 18 người, chiếm 12,9%; Trình độ trung học phổ thông có 33 người, chiếm 23,6%.

Như ta có thể biết được, bằng cấp có ảnh hưởng đến công việc và từ đó có tác động đến thu nhập cũng như định hướng nhu cầu cho con người. Những người càng có học thức và trình độ cao thì thường có nhu cầu cao trong sức khoẻ, chất lượng trong tiêu dùng. Do đó, họ muốn chọn cho mình những sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn và thuận tiện nhất. Để có được những mong muốn đó của mình, họ thường chọn cho mình những địa chỉ mua sắm đáng tin cậy. Siêu thị chính là một địa chỉ đáng tin cậy cho họ.

2.2.3.2.5. Thông tin về thu nhập.

Bảng 2.14: Thông tin về thu nhập

Thu nhập cá nhân hàng tháng Số lượng Phần trăm

Dưới 1,5 triệu 16 11,4 Từ 1,5- 3 triệu 39 27,9 Từ 3- 5 triệu 28 20,0 Từ 5- 10 triệu 36 25,7 Trên 10 triệu 21 15,0 Tổng 140 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng thông tin thu nhập trên ta thấy rằng:

Khoảng thu nhập từ 1,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng là khoảng thu nhập chiếm số lượng lớn nhất. Ở khoảng thu nhập này có 39 khách hàng, chiếm 27,9% trong tổng số khách hàng được điều tra. Số lượng khách hàng ít nhất trong tổng số khách hàng được điều tra là những khách hàng có thu nhập dưới 1,5 triệu đồng. Số lượng này có 16 khách hàng, chỉ chiếm 11,4% khách hàng trong tổng số khách hàng được điều tra. Nhìn chung, trong tổng mẫu điều tra tại siêu thị, thì mức thu nhập của khách hàng khá cao. Số khách hàng có thu nhập trên 5 triệu là 57 người. Đây là kết quả khá phù hợp với thực tế thu nhập của người dân Nha Trang hiện nay. Điều này chứng tỏ khách hàng đến với siêu thị là những người có mức thu nhập trên trung bình đến cao. Điều này được giải thích cho chiến lược khách hàng mục tiêu của siêu thị là những khách hàng có thu nhập khá.

Thu nhập là yếu tố tác động mạnh đến sự lựa chọn đi mua sắm ở siêu thị. Như những phân tích ở trên, ta thấy khách hàng đến với siêu thị có mức thu nhập tương đối khá cao. Chủ yếu là những khách hàng có mức thu nhập từ 3 triệu đến 10 triệu. Điều này dược chứng minh trong bảng tổng hợp dưới đây. Riêng nhóm khách hàng có thu nhập từ 5 triệu đến 10 triệu có số lượng đứng thứ 2, chiếm 25,7%.

Bảng 2.15: Thông tin về nghề nghiệp và thu nhập Nghề nghiệp Thu nhập (Đồng) Sinh viên, học sinh Công nhân Công chức Doanh nhân Nội trợ Khác Tổng 1. Dưới 1,5 triệu 11 4 1 0 0 0 16 2. Từ 1,5- 3 triệu 2 9 11 0 4 13 39 3. Từ 3- 5 triệu 0 1 11 4 1 11 28 4. Từ 5- 10 triệu 0 0 11 2 2 21 36 5. Trên 10 triệu 0 0 1 6 0 14 21 Tổng 13 14 35 12 7 59 140

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Bảng tổng hợp trên cho ta thấy được mối liên hệ giữa nghề nghiệp và thu nhập. Để kiểm định nhận xét trên có ý nghĩa thống kê hay không ta, ta tiến hành kiểm định Chi- Square.

Bảng 2.16: Kiểm định Chi- Square

Value df Asymp. Sig. (2-

sided)

Pearson Chi-Square 128.110(a) 20 .000

Thông qua kiểm định Chi- Square với giá trị Sig tính được là 0,000 <0,05, chứng tỏ với những nghề nghiệp khác nhau thì mức thu nhập cũng khác nhau.

Kết quả điều tra này là khá phù hợp với thực tế. Những nghề nghiệp có thu nhập cao là doanh nhân và nghề nghiệp khác. Nghề nghiệp khác ở đây chủ yếu tập trung là những nghề đặc thù, chuyên viên như luật sư, bác sỹ… Mức thu nhập của nhóm nghề này là khá cao. Công chức là những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, do đó mức thu nhập của nghề này tập trung chủ yếu ở mức trung bình khá trở lên. Khách hàng mục tiêu của siêu thị vẫn là những khách hàng có thu

nhập khá trở lên, với những nghề nghiệp mang lại thu nhập cao. Kết quả nghiên cứu trên đã chứng minh được thực tế đó. Siêu thị cần có những chiến lược nhằm vào nhóm đối tượng khách hàng này nhằm giữ chân và thu hút thêm được nhiều khách hàng hơn.

2.2.3.3. Đánh giá thực trạng đi mua sắm của khách hàng ở siêu thị Maximark. 2.2.3.3.1. Thực trạng về địa điểm mua sắm thường xuyên của khách hàng. 2.2.3.3.1. Thực trạng về địa điểm mua sắm thường xuyên của khách hàng.

Bảng 2.17: Nơi mua sắm của khách hàng.

Địa điểm mua sắm Số lượng Phần trăm

Siêu thị 68 48,6

Chợ 67 47,9

Quầy tạp hoá 5 3,6

Tổng 140 100,0

(Nguồn: từ số liệu điều tra)

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Địa điểm mà khách hàng thường xuyên chọn để mua sắm là chợ và siêu thị. Số lượng khách hàng chọn chợ và siêu thị làm địa điểm mua sắm chính có số lượng xấp xỉ nhau. Số khách hàng chọn chợ là 67 người, chiếm 47,9%. Số khách hàng chọn siêu thị làm địa điểm mua sắm chính có 68 ngừơi, chiếm 48,6%. Quầy tạp hoá được rất ít người lựa chọn. Chỉ có 5 người chọn quầy tạp hoá, chiếm 3,6%. Điều này cho thấy rằng, khách hàng đã có xu hướng mua sắm ở siêu thị là cao. Đây là tín hiệu đáng mừng cho siêu thị. Qua đây, ta thấy rằng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ngày càng cao. Trước đây, siêu thị được coi như là một nơi xa xỉ cho những người có thu nhập cao. Nhưng hiện nay, với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, các dịch bệnh lan tràn ngày một nhiều, các sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc tràn ngập thị trường. Những vấn đề đó ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của khách hàng rất nhiều, nhu cầu mua sắm những sản phẩm an toàn, chất lượng để phục vụ cho bản thân và gia đình của họ lớn hơn, họ tìm đến siêu thị với mong muốn được đáp ứng những nhu cầu đó.

2.2.3.3.2. Thực trạng về mức độ thường xuyên đi siêu thị của khách hàng. Bảng 2.18: Tần suất đi siêu thị của khách hàng Bảng 2.18: Tần suất đi siêu thị của khách hàng

Tần suất đi siêu thị Số lượng Phần trăm

Hằng ngày 18 12,9 2 ngày đến 4 ngày/lần 17 12,1 5 ngày đến 7 ngày/lần 32 22,9 2 tuần/lần 28 20,0 1 tháng/lần 45 32,1 Tổng 140 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng trên ta nhận thấy rằng:

Khách hàng đi siêu thị chưa được thường xuyên. Chủ yếu khách hàng chỉ đi siêu thị 1 tháng/lần. Tần suất đi siêu thị này có 45 người, chiếm 32,1%. Trong khi đó, lượng khách hàng đi siêu thị hằng ngày có 18 người, chiếm 12,9%. Số lượng khách hàng đi siêu thị 2 đến 4 ngày/lần có 17 người, có tỷ lệ thấp nhất, chỉ chiếm 12,1%. Còn lại 32 khách hàng đi siêu thị 5 đến 7 ngày/lần, chiếm 22,9%, có 28 khách hàng đi siêu thị 2 tuần/lần, chiếm 20% trên tổng số khách hàng được điều tra. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, mức độ đi siêu thị thường xuyên ( 2 lần/tuần) của khách hàng của khách hàng vẫn chưa cao. Nguyên nhân có thể là khách hàng đi mua thực phẩm dùng hằng ngày ở chợ là nhiều còn các sản phẩm khách hàng chủ yếu mua ở siêu thị là những sản phẩm dùng được trong thời gian lâu hơn, và khi hết thì họ mới đi mua tiếp. Đây là thói quen mua sắm của khách hàng được hình thành bởi nguyên do ở một thành phố mới phát triển như Nha Trang, có rất ít siêu thị lớn, chỉ có siêu thị Maximark là siêu thị lớn nhất hiện nay thì việc lựa chọn siêu thị là nơi mua sắm chính chỉ được một số người chọn lựa. Đa số khách hàng vẫn theo thói quen là mua sắm ở chợ. Đây là một khó khăn nhưng cũng là một cơ hội tốt cho siêu thị để thay đổi được thói quen đó khi mà các siêu thị khác chưa xâm nhập thị trường Nha Trang. Siêu thị cần nắm bắt vấn đề này, tập trung khai thác những khách hàng có mức độ đi siêu thị thường xuyên, vì những khách hàng này là những khách hàng

trung thành, hiểu rõ về siêu thị đồng thời họ cũng là những khách hàng mang lại doanh thu lớn cho siêu thị nhưng bên cạnh đó, cần phải tập trung vào những khách hàng tiềm năng nhưng chưa có thói quen đi siêu thị. Đây là lượng khách hàng lớn, có thể sẽ trở thành khách hàng trung thành của siêu thị nếu làm thay đổi thói quen đi chợ của họ.

Siêu thị cần nắm rõ việc đi siêu thị thường xuyên hay không có phụ thuộc vào các đặc điểm về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập hay không hay nói cách khác là xem xét sự khác biệt trong những yếu tố trên có ảnh hưởng đến mức độ thường xuyên đi siêu thị của khách hàng hay không, để từ đó có những giải pháp thích hợp cho từng đối tượng khách hàng. Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ này, ta sẽ phân tích từng mối quan hệ.

Bảng 2.19: Mức độ đi siêu thị và nhóm tuổi

Nhóm tuổi Dưới 23 tuổi Từ 23 đến 30 tuổi Từ 31 đến 40 tuổi Trên 40 tuổi Tổng Hàng ngày 0 3 11 4 18 2 đến 4 ngày/lần 0 4 6 7 17 5 đến 7 ngày/lần 3 7 15 7 32 2 tuần/lần 1 9 9 9 28 Số lần đi siêu thị 1 tháng/lần 11 12 11 11 45 Tổng 15 35 52 38 140

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Dựa vào kết quả phân tích bảng chéo ở trên, ta thấy rằng:

Khách hàng có độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi là những khách hàng thường xuyên đi siêu thị nhất. Trong 140 khách hàng được phỏng vấn thì có 52 người ở trong độ tuổi này. Trong đó, số người đi hàng ngày có tới 11 người trên tổng số 18 người đi hàng ngày. Độ tuổi này là chủ yếu là những người đã có gia đình, nghề nghiệp ổn

định và còn trẻ nên nhu cầu mua sắm tại siêu thị của họ cao hơn các độ tuổi còn lại. Đây là nhóm khách hàng chính của siêu thị hiện nay.

Nhóm khách hàng trên 40 tuổi có 38 người đi siêu thị. Ở nhóm tuổi này cũng tương tự như nhóm tuổi từ 31 đến 40 là chủ yếu đã lập gia đình và có nghề nghiệp, thu nhập ổn định. Tuy nhiên, do lớn tuổi nên thời gian rảnh rỗi của họ rất ít, những khách hàng này muốn tiết kiệm thời gian hơn khi đi mua sắm do đó họ vẫn chưa coi siêu thị là nơi mua sắm chính. Do đó, mức độ thường xuyên vẫn chưa cao bằng nhóm tuổi từ 31 đến 40 tuổi. Tuy vậy, nhóm tuổi này cũng là một nhóm khách hàng mục tiêu của siêu thị. Siêu thị cần có những biện pháp giúp nhóm khách hàng cảm thấy đi siêu thị làm tốn ít thời gian của họ hơn.

Nhóm tuổi dưới 23 là nhóm tuổi có mức độ thường xuyên đi siêu thị thấp nhất. Trong 140 khách hàng được phỏng vấn, chỉ có 15 người nằm trong độ tuổi này và có tới 11 người trong số 15 người này đi siêu thị 1tháng/lần. Đây không phải là nhóm khách hàng mục tiêu của siêu thị. Vì ở nhóm tuổi này chủ yếu còn phụ

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ khách hàng trong xây dựng thương hiệu tại siêu thị Maximark tại Nha Trang (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)