này lớn hơn siêu thị thông thường.
Cửa hàng siêu cấp (superstore): lớn gần gấp đôi các siêu thị thông thường và nhắm vào thỏa mãn mọi nhu cầu mua sắm hàng ngày về thực phẩm cũng như những thứ khác của người tiêu dùng. Chúng cung cấp các dịch vụ như giặt ủi, tẩy, sửa giày, chuyển khoản, đổi tiền mặt. Vì để giữ cho mặt hàng luôn đa dạng, giá cả ở các cửa hàng siêu cấp cao hơn các siêu thị từ 5 đến 6%.
Cửa hàng hỗn hợp (combination store): được kết hợp từ cửa hàng thực phẩm và cửa hàng dược phẩm. Chúng có mặt bằng buôn bán khoảng 5.000 m2. Có ba loại thiết kế cơ bản. Korger thì đặt các siêu thị và các cửa hàng tạp phẩm bán giá chiết khấu super của mình cạnh tranh, và mỗi cơ sở có thể bán riêng lẻ. Còn Jewel
thì dùng một cửa hàng chung bày bán thực phẩm một bên và dược phẩm-tạp phẩm một bên. Kiểu này giúp khách hàng dễ tiếp cận nguồn hàng và tiện lợi cho họ hơn, có lẽ tạo ra doanh số “ nhất cử lưỡng tiện” nhiều hơn là đặt hai cửa hàng cạnh nhau. Còn Borman ở Detroit thì cho hàng dược phẩm-tạp phẩm chen giữa các mặc hàng khác của siêu thị để khách đỡ đi qua lại.
Các siêu thị đại quy mô (hypermarches): còn lớn hơn các cửa hàng hỗn hợp với diện tích khoảng 20.000m2. Nó phối hợp các nguyên tắc bán lẻ của siêu thị, cửa hàng chiết khấu và cửa hàng kho. Mặt hàng bày bán của nó vượt xa những món thường mua gồm cả đồ đạc nội thất, phụ tùng từ lớn tới nhỏ, áo quần cùng nhiều thứ khác. Siêu thị đại quy mô bán giá chiết khấu và hoạt động như một kho hàng. Nhiều sản phẩm lấy trực tiếp từ nơi sản xuất còn đóng nguyên kiện và chất đống cao đến bốn năm thước trên những kệ kim loại. Các xe đẩy hàng cứ chạy loanh quanh các dãy kệ trong giờ bán để bổ sung hàng. Khách cứ chọn trong đóng hàng bày ở đó và cửa hàng tự chiết khấu cho khách tự chuyển những món hàng cồng kềnh, nặng nề ra khỏi cửa hàng.