Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ khách hàng trong xây dựng thương hiệu tại siêu thị Maximark tại Nha Trang (Trang 74)

Mục tiêu:

Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy của thang đo đã được xây dựng trong nghiên cứu sơ bộ định tính. Nếu thang đo chưa hội đủ độ tin cậy thì điều chỉnh lại cho phù hợp với mô hình nghiên cứu.

Thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường được cái cần đo, tránh được sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên. Và thang đo được coi là đạt độ tin cậy khi cho

cùng một kết quả qua nhiều lần đo lặp đi lặp lại. Độ tin cậy là điều kiện cần để cho một đo lường có giá trị.

Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá thang đo:

Thang đo sơ bộ được đánh giá thông qua phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi sơ bộ đã được xây dựng trong nghiên cứu sơ bộ định tính. Cỡ mẫu đo lường có kích thước n= 50 khách hàng đi siêu thị Maximark Nha Trang.

Độ tin cậy và giá trị thang đo sơ bộ được đánh giá bằng phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha (Cronbach,1951) với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 15.0. Tiêu chuẩn đánh giá thang đo theo phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha được xác định theo nguyên tắc: các biến có hệ số tương quan biến – tổng (Item – Total correlation) nhỏ hơn 0,3 và hệ số Alpha (α) nhỏ hơn 0,7 sẽ bị loại khỏi thang đo. Các biến còn lại sẽ được đưa vào thang đo chính thức và bảng câu hỏi hoàn chỉnh dùng trong giai đoạn nghiên cứu chính thức.

Để làm rõ thêm ý nghĩa của phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, hệ số tương quan biến – tổng và hệ số Alpha được giải thích như sau:

+ Hệ số tương quan biến – tổng: là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến trong cùng một thang đo, do đó, hệ số này càng cao, sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally và Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là biến rác và sẽ loại khỏi thang đo.

+ Hệ số Cronbach’s Alpha: là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau.

Công thức tính toán hệ số α như sau: α = Nρ/ [1 + ρ(N – 1] Trong đó:

N: là số mục hỏi.

ρ: là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi, tượng trưng cho tương quan trung bình giữa tất cả các cặp mục hỏi được kiểm tra.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số α từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo là tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số α từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally,1978; Peterson,1994; Slater,1995).

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ khách hàng trong xây dựng thương hiệu tại siêu thị Maximark tại Nha Trang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)