Pháp luật của Lào

Một phần của tài liệu Khai thác chung dòng sông Mê Kông vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và các nước liên quan (Trang 49)

a) Về trách nhiệm thông tin: Hiệp định Mê Kông 1995 yêu cầu các quốc gia phải “cung cấp kịp thời các thông tin về đề xuất sử dụng nước của

2.1.1. Pháp luật của Lào

Có thể khẳng định rằng phần quan trọng nhất của tài nguyên nước sông Mê Kông nằm ở lãnh thổ của Lào . Chính vì vậy , trong hệ thống pháp luâ ̣t của Lào cũng đã ban hành các quy pha ̣m pháp luâ ̣t về khai thác và

quản lý tài nguyên nước nói chung , trong đó có nguồn nước sông Mê Kông. Cụ thể là Luật nước và tài nguyên nước được Quốc hô ̣i thông qua ngày 11/10/1996. Tại Chương VIII về Hợp tác quốc tế liên quan đến việc sử dụng, quản lý, bảo vệ và phát triển nước và tài nguyên nước có quy đi ̣nh cu ̣ thể:

“Điều 44. Phát triển và Quản lý nước và tài nguyên nước giữa các nước

Việc khai thác, sử dụng, quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước và nước giữa các quốc gia phải được tiến hành phù hợp với luật pháp quốc tế và điều ước quốc tế đã ký kết và các công ước ví như : việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước và nước giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và các nước láng giềng phải được thực hiện dựa trên sự công bằng, hợp lý, bình đẳng và tôn trọng độc lập, chủ quyền và quyền tự chủ.

Điều 45. Giải quyết các tranh chấp giữa các nước liên quan đến nước và tài nguyên nước

Tranh chấp phát sinh giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với các nước láng giềng liên quan đến khai thác , sử dụng, quản lý, bảo vệ tài nguyên

nước và nước và phòng ngừa thiệt hại nước phải được giải quyết thông qua Chính phủ Cộng hòa dân chủ nhân dân Là o và Chính phủ của các quốc gia có liên quan dựa trên tình hữu nghị và bình đẳng bằng các kênh ngoại giao và theo quy định của điều ước quốc tế được ký kết và công nhận bởi Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào…”

Một phần của tài liệu Khai thác chung dòng sông Mê Kông vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và các nước liên quan (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)