Do những biến đô ̣ng về chính tri ̣ đã ta ̣m ổn đi ̣nh, năm 1977 Lào và Thái Lan đề nghi ̣ Viê ̣t Nam và Campuchia trở la ̣i Ủy ban Mê Kông nhưng
Campuchia thì chưa muốn gia nhâ ̣p la ̣i . Ngày 05/01/1978 ba quốc gia đã ký Tuyên bố thành lâ ̣p Ủy ban Lâm thời sông Mê Kông , thiếu mô ̣t thành viên là Campuchia, để tiếp tục hoạt động hợp tác nhằm sử dụng và phát triển tài nguyên nước lưu vực.
Sau 12 năm Ủy ban Lâm thờ i sông Mê Kông hoa ̣t đô ̣ng , ngày 24/6/1991 Campuchia gử i đơn xin gia nhâ ̣p la ̣i tổ chức Mê Kông quốc tế . Từ ngày 16 đến ngày 18/12/1992, đa ̣i diê ̣n của các quốc gia Campuchia , Lào, Thái Lan và Việt Nam đã thảo luận vấn đề tiếp tục h ợp tác để sử dụng bền vững tài nguyên nước sông Mê Kông
Ngày 28/12/1994, tại kỳ họp thứ năm và là kỳ họp cuối cùng của Nhóm công tác Mê Kông ở Hà Nô ̣i, đa ̣i diê ̣n Vương quốc Campuchia, Cô ̣ng hòa dân chủ nhân dân Lào , Vương quốc Thái Lan và Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghĩa Viê ̣t Nam đã ký tắt dự thảo Hiê ̣p đi ̣nh về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông. Ngày 05/4/1995, tại Chiềng Rai – Thái Lan, đại diê ̣n bốn quốc gia đã ký chính thức “Hiê ̣p đi ̣nh về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông”. Hiệp đi ̣nh này đã khẳng đi ̣nh các quốc gia quyết tâm tiếp tu ̣c hợp tác và thúc đẩy trên tinh thần xây dựng và cùng có lợi trong việc phát triển bền vững, sử du ̣ng, bảo vệ và quản lý tài nguyên nước của lưu vực sông Mê Kông. Các quốc gia thượng lưu sông Mê Kông là Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa và Vương quốc Mianma vẫn đứng ở bên ngoài sự hợp tác này . Phía Trung Quốc với lâ ̣p luâ ̣n là chỉ có chủ quyền sông quốc gia chứ không có chủ quyền sông quốc tế . Đây cũng chính là trở nga ̣i lớn trong quá trình hợp tác khai thác chung sông Mê Kông với tư cách pháp lý ràng buô ̣c trách nhiê ̣m của hai quốc gia trên.
Ở g iai đoa ̣n này , hợp tác khai thác chung dòng sông Mê Kông được triển khai bằng các chương trình cu ̣ thể . Điển hình là Chương trình hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rô ̣ng (GMS – Greater Mekong Subregion) với vai trò đáng ghi nhâ ̣n của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Với mu ̣c tiêu của ADB là khuyến khích quá trình tăng trưởng và hợp tác kinh tế giữa các nước đang phát triển là thành viên của ADB . Từ lâu, ADB đã rất quan tâm đến tiểu vùng lưu vực sông Mê Kông . ADB đã tiến hành nhiều hoa ̣t đô ̣ng hỗ trợ kỹ thuâ ̣t cho cả sáu nước liên quan . Chẳng ha ̣n, ADB đã tiến hành tài trợ các dự án về năng lượng thủy điện cho Lào và Thái Lan.
Sáng kiến về Tiểu vùng Mê Kông mở rộng là một đ ề xuất lớn được đưa ra vào năm 1992 dưới sự hỗ trợ của ADB . Sáng kiến này đã được khởi động sau khi mô ̣t cuô ̣c ho ̣p cấp Bô ̣ trưởng ta ̣i Hà Nô ̣i năm 1994 đồng ý sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế ta ̣i tiểu vùng.
Sáng kiến này đã được thúc đẩy bởi nguồn viện trợ phát triển từ bên ngoài. Từ năm 1992 đến năm 1996, ADB đã cung cấp các khoản vay tri ̣ giá 280 triệu USD cho các dự án được ưu tiên và những khoản viê ̣n trợ nhằm hỗ trợ kinh tế không hoàn la ̣i khác tri ̣ giá 7,6 triê ̣u USD nhằm giúp đỡ xác đi ̣nh những chương trình, dự án và thúc đẩy tư vấn [20].