b) Ảnh hƣởng đến kinh tế – xã hộ
3.2.2. Thông qua hoạt động ngoại giao
Những tranh chấp trước đây trong việc sử dụng nguồn nước và chia sẻ quyền lợi riêng lẻ của từng quốc gia trong các lưu vực sông Nile thuộc vùng Đông Bắc Phi Châu, sông Zambezi ở Phi châu, sông Jordan ở Trung Đông... chúng ta đều thấy rõ được vai trò của ngoại giao trong việc hòa hợp các lợi ích liên quan đến việc sử dụng nguồn nước của cá c quốc gia. Đây cũng chính là minh chứng để các quốc gia trong lưu vực sông Mê Kông sử dụng hiệu quả cơ chế ngoa ̣i giao trong viê ̣c giải quyết các bất đồng liên quan đến khai thác nguồn nước sông Mê Kông.
Hiện nay, viê ̣c khai thá c nguồn nước sông Mê Kông đang dừng lại ở lợi ích cục bộ của các quốc gia và tất yếu nảy sinh các mâu thuẫn , bất đồng trong quá trình khai thác ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Hạn chế việc khai thác tiêu cực tác động lên dòng sông Mê Kông bằng con đường ngoa ̣i giao là phù hợp. Khi các bên bất đồng , hoă ̣c mâu thuẫn lợi ích thì các quốc gia ngồi lại bàn bạc, thương lượng hoă ̣c đàm phám trực tiếp với nhau , mỗi bên đều có thể đưa ra ý kiến , lâ ̣p luâ ̣n và yêu cầu của m ình dễ tìm được tiếng nói chung dưới hình thức hô ̣i nghi ̣, hô ̣i đàm, diễn đàn...với tư cách đa ̣i diê ̣n mỗi nước là cấp Chính phủ, Bô ̣ trưởng hay người đứng đầu cơ quan chuyên trách của quốc gia đó cùng với quyết tâm chính tr ị cao độ của những người đứng đầu Chính phủ của các quốc gia đó mới đảm bảo được cơ chế hợp tác khai thác chung lưu vực sông Mê Kông mới có hiê ̣u quả thực sự.
Trên thực tế , vấn đề khai thác chung sông Mê Kông đã được tổ chức nhiều lần, ở nhiều quốc gia với hội nghị cấp cao , hô ̣i nghi ̣ thường niên và hô ̣i nghị mở rộng như với ASEAN , Trung Quốc , Nhâ ̣t Bản ...Điển hình là Hội nghị Thượng đỉnh các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng lần thứ 4 (GMS – 4 diễn ra tại thủ đô Nay Pyi Taw - Myanmar, các bên đã thông qua Tuyên bố chung, nhấn mạnh vấn đề hợp tác bảo vệ môi trường. Theo đó, người đứng đầu Chính phủ Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam khẳng định lại cam kết hợp tác khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) và quyết tâm mạnh mẽ hướng tới giai đoạn tiếp theo của các hành động chung như đã chỉ ra ở khung chiến lược mới.
Đồng thời, các nước GMS thống nhất thúc đẩy khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bao gồm việc sử dụng công nghệ thân thiện với khí hậu và đáp ứng các yêu cầu về giới; đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững cũng như an toàn và an ninh lương thực. Tuyên bố chung nhấn mạnh, Khung Chiến lược 10 năm GMS (2012-2022) cần tiếp tục quan tâm tới sự cân đối giữa phát triển và vấn đề môi trường…Đặc biệt, phía Việt Nam đã đ ề xuất đưa thêm việc sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mê Kông vào
chương trình hợp tác GMS. Bởi trong những năm gần đây, đặc biệt thời gian qua lũ lụt đã xảy ra trên phạm vi lớn, gây hậu quả nặng nề không chỉ ở Thái Lan mà còn ở Campuchia, Việt Nam, Lào. Đây chính là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu chung nhưng cũng bắt nguồn từ việc quản lý và sử dụng nguồn nước sông Mê Kông thiếu hợp lý.
Hiện nay, nguồn nước này đang có nguy cơ sử dụng không thống nhất, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với các nước ở vùng hạ lưu. Vì vậy, việc đề nghị các nước ở thượng nguồn và hạ nguồn tham gia vào việc đưa ra những khung hợp tác trong quản lý và sử dụng nguồn nước sông Mê Kông là một vấn đề hết sức quan trọng và cơ bản mà Chính phủ Việt Nam cũng như Chính phủ một số nước đề nghị đưa vào khung khuôn khổ hợp tác này. Mặc dù đề xuất này hiện nay chưa được đưa vào chương trình chính thức nhưng đã nhận được nhiều tiếng nói đồng thuận. Các nhà lãnh đạo của GMS cũng nhấn mạnh, việc sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mê Kông có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển chung của khu vực.