Giai đoạn từ năm 1995 đến nay

Một phần của tài liệu Khai thác chung dòng sông Mê Kông vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và các nước liên quan (Trang 70)

Đây được coi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ các chương trình hợp tác sông Mê Kông. Tại kỳ họp 56 của Ủy ban Kinh tế - Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương của Liên hợp quốc tháng 7 năm 2000 đã đưa ra tuyên bố thập kỷ 2000 – 2010 là “Thập kỷ hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Kông mở rộng”.

Hợp tác phát triển tiểu vùng Mê Kông là ưu tiên hàng đầu để thu hẹp khoảng cách phát triển trong lòng ASEAN . Cho tới nay , khoảng 100 dự án đầu tư được xác định , 23 dự án kỹ thuật được thông qua trị giá 35 triệu USD cùng với bảy khoản vay khác trị giá một tỷ USD [20] thông qua nguồn vốn

vay của ADB và các tổ chức tín dụng quốc tế khác . Các bên tham gia đều đã đánh giá được các tác động khi khai thác sông Mê Kông, các cuộc gặp song phương, đa phương giữa các bên được tiến hành thường xuyên thông qua Ủy hội sông Mê Kông và theo ý kiến của các bên tham gia. Ngày 5/4/2010 tại Hua Hin (Thái Lan) đã diễn ra Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mê Kông quốc tế lần thứ nhất với sự tham gia của Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia với các đối tác chiến lược Trung Quốc, Mianma và các quốc gia, các tổ chức tài trợ quốc tế như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp lý, Đức, Phần Lan, Liên minh Châu Âu (EU), ASEAN, WWF (Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á. Hội nghị đã thông qua tuyên bố chung Hua Hin cam kết mạnh mẽ bốn quốc gia thành viên Ủy hội sông Mê Kông tiếp tục hợp tác và thúc đẩy phát triển bền vững, sử dụng quản lý hợp lý tài nguyên nước và tài nguyên liên quan của hạ lưu sông Mê Kông; khẳng định thành tựu to lớn của Ủy hội trong 15 năm qua; nêu bật các cơ hội và thách thức trong thời gian tới như thiên tai, lũ lụt, biến đổi khí hậu; nhất trí về tầm nhìn của lưu vực sông Mê Kông là thịnh vượng về kinh tế, công bằng về xã hội, lành mạnh về môi trường.

Giai đoa ̣n hợp tác này được đánh giá là rất hiê ̣u quả và thể hiê ̣n rấ t rõ sự quan tâm của các quốc gia ngoài lưu vực đối với các chương trình hợp tác phát triển chung của lưu vực sông Mê Kông thông qua các chương trình hợp tác điển hình sau:

* Hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS)

Sáng kiến Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) được khởi xướng năm 1992 bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á. Các nước thành viên của tiểu vùng Mê Kông mở rộng gồm Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc (với 2 tỉnh đại diện là Vân Nam và Quảng Tây).

Hợp tác GMS nhằm mục tiêu thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Mianma,

Thái Lan, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc), đưa tiểu vùng Mê Kông mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông Nam Á.

Hợp tác GMS được đánh giá là hợp tác hiệu quả nhất trong các cơ chế hợp tác Tiểu vùng. Các sáng kiến và hoạt động trong chương trình GMS tập trung vào 9 lĩnh vực chính bao gồm: Giao thông vận tải, Năng lượng , Môi trường, Du lịch, Bưu chính Viễn thông, Thương mại, Đầu tư, Phát triển nguồn nhân lực, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong đó, có 11 chương trình ưu tiên đã được xác định trong khuôn khổ hợp tác kinh tế tiểu vùng GMS, bao gồm: (i) Các tuyến trục bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin liên lạc; (ii) Hành lang kinh tế Bắc – Nam; (iii) Hành lang kinh tế Đông – Tây; (iv) Hành lang kinh tế phía Nam; (v) Các tuyến liên kết điện năng và thương mại điện năng trong khu vực; (vi) Khung khổ chiến lược môi trường; (vii) Tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư qua biên giới; (viii) Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân và khả năng cạnh tranh; (ix) Phát triển nguồn nhân lực và các kỹ năng; (x) Quản lý nguồn nước và phòng chống lũ; (xii) Phát triển du lịch tiểu vùng GMS.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần 4, các nhà lãnh đạo GMS đã thông qua Khung chiến lược Hợp tác mới GMS giai đoạn 2012 – 2022 ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực phát triển các hành lang kinh tế tiểu vùng, tăng cường kết nối giao thông, phát triển năng lượng bền vững, nâng cao hiệu quả môi trường...

*Hợp tác Kinh tế ACMECS

ACMECS là khuôn khổ hợp tác kinh tế gồm 5 nước Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan và Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác kinh tế chung và song phương để khai thác và phát huy lợi thế so sánh giữa các vùng, các nước thành viên , nâng cao sức cạnh tranh , thu hẹp khoảng cách phát triển .

ACMECS được thành lập tháng 11/2003 tại Hội nghị Cấp cao Bagan do Thái Lan đề xuất. Việt Nam chính thức tham gia ACMECS vào tháng 11/2004.

Đến nay ACMECS có 7 lĩnh vực hợp tác gồm: (i) Thương mại - Đầu tư; (ii) Nông nghiệp; (iii) Công nghiệp - Năng lượng; (iv) Giao thông; (v) Du lịch; (vi) Phát triển nguồn nhân lực; (vii) Y tế. ACMECS thành lập 7 Nhóm công tác tương ứng với 7 lĩnh vực hợp tác . Mỗi nước ACMECS điều phối ít nhất mô ̣t lĩnh vực hợp tác, trong đó Thái Lan điều phối hai lĩnh vực là thương mại - đầu tư và y tế; Việt Nam điều phối hai lĩnh vực là phát triển nguồn nhân lực và công nghiệp - năng lượng; Campuchia điều phối hợp tác du lịch; Lào điều phối hợp tác giao thông; Mianma điều phối nông nghiệp.

Hội nghị Cấp cao ACMECS được tổ chức hai năm một lần theo luân phiên chữ cái tên các nước . Hội nghị Bộ trưởng họp hàng năm . Theo đánh gía thực tế , hợp tác ACMECS còn tiến triển chậm, chủ yếu là các dự án song phương.

* Hợp tác Mê Kông – Nhật Bản

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 12 (Philippines, tháng 01/2007), Nhật Bản đưa ra Chương trình quan hệ đối tác Nhật Bản – Mê Kông vì sự thịnh vượng chung. Sau đó, Hội nghị Cấp cao Mê Kông – Nhật Bản lần đầu tiên đã được tổ chức vào tháng 11/2009 tại Tokyo, thông qua Tuyên bố Tokyo làm nền tảng cho hợp tác giai đoạn 2009 - 2012. Hợp tác được triển khai trên nhiều lĩnh vực như phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ, bảo vệ môi trường và an ninh nguồn nước sông Mê Kông.

Tại Hô ̣i nghi ̣ cấp cao lần thứ tư (tháng 4/2012), Lãnh đạo các nước đã thông qua Chiến lược Tokyo làm nền tảng cho hợp tác giai đoạn 2013 - 2015, gồm 3 trụ cột hợp tác chính: (i) Tăng cường kết nối trong tiểu vùng Mê Kông và giữa tiểu vùng Mê Kông với các khu vực và thế giới; (ii) Hợp tác cùng

phát triển giữa các nước Mê Kông và Nhật Bản; (iii) Bảo vệ môi trường và an ninh con người. Bên cạnh đó, hợp tác Mê Kông – Nhật Bản cũng được triển khai trong khuôn khổ Sáng kiến hợp tác kinh tế và công nghiệp Mê Kông – Nhật Bản, Sáng kiến “Thập kỷ Mê Kông xanh” và các chương trình giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân.

* Hợp tác Mê Kông – Mỹ

Cơ chế hợp tác Sáng kiến các nước ha ̣ nguồn Mê Kông (LMI) được hình thành từ năm 2009 theo sáng kiến của Mỹ, đến nay đã tổ chức được 4 Hội nghị Bộ trưởng và hai cuộc họp Nhóm công tác, đã hoàn chỉnh và thông qua tài liệu và chương trình hành động LMI 2011 - 2015, mở ra giai đoạn mới với các chương trình hoạt động và dự án cụ thể cho từng lĩnh vực ưu tiên.

Bên cạnh LMI, các nước cũng đã thành lập cơ chế hợp tác giữa các nước LMI và những người bạn (FLM), với Hội nghị Bộ trưởng FLM lần thứ nhất được tổ chức tháng 7/2011, bao gồm các nước LMI và Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, New Zealand, ADB và WB.

Ngoài ra, các nước tiểu vùng sông Mê Kông còn hợp tác với Hàn Quốc, Ấn Độ.

* Tam giác phát triển (CLV)

Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia được ba Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập năm 2004 gồm 10 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông (Việt Nam); Sekong, Attapeu, Saravan (Lào) và Stung Treng, Rattanak Kiri, Mondul Kiri (Campuchia). Năm 2009, ba nước nhất trí bổ sung tỉnh Bình Phước (Việt Nam), tỉnh Kratie (Campuchia) và tỉnh Champasak (Lào) vào Tam giác phát triển.

Mục tiêu Tam giác phát triển nhằm tăng cường đoàn kết và hợp tác ba nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo góp phần giữ vững ổn định, an ninh của cả ba nước. Hợp tác tập trung vào các lĩnh vực: giao thông vận tải, thương mại, điện lực, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và y tế.

Bên cạnh các cuộc Hội nghị Cấp cao , ba nước đã nhất trí thành lập Uỷ ban điều phối chung Tam giác phát triển , gồm bốn tiểu ban : kinh tế, xã hội - môi trường, địa phương, an ninh - đối ngoại. Mỗi nước cử một Bộ trưởng làm đồng Chủ tịch Uỷ ban và uỷ viên Uỷ ban điều phối gồm đại diện các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh trong Tam giác. Uỷ ban điều phối chung sẽ họp thường niên trên cơ sở luân phiên.

Hội nghị cấp cao Tam giác phát triển lần thứ 6 (16/10/2010) đã xem xét và thông qua Bản Quy hoạch lại khu vực Tam giác phát triển đến năm 2020 thay thế cho bản Quy hoạch cũ năm 2004 nhằm xác định được phương hướng hợp tác cụ thể phù hợp với bối cảnh mới trong khu vực và quốc tế.

* Hợp tác bốn nước Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam (CLMV)

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Nhật Bản, tháng 12/2003, Tokyo, Nhật Bản, Lãnh đạo cấp cao các nước Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam (CLMV) đã nhất trí tổ chức Hội nghị cấp cao CLMV lần thứ nhất vào dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 10, cuối tháng 11/2004 tại Viên Chăn, Lào. Hội nghị đã thông qua “Tuyên bố Viên Chăn” về tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế giữa các nước CLMV. Tuyên bố Viên Chăn khẳng định quyết tâm của các CLMV tăng cường hợp tác kinh tế với nhau và hội nhập trong các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mê Kông, ASEAN và khu vực; đồng thời kêu gọi các nước và các tổ chức quốc tế tăng cường hỗ trợ bốn nước nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển.

Lĩnh vực hợp tác của khuôn khổ CLMV bao gồm: thương mại, đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, du lịch và phát triển nguồn nhân lực. CLMV khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân và doanh nghiệp các nước.

CLMV hiện có 7 nhóm công tác chuyên ngành do các nước thành viên điều phối, cụ thể Việt Nam điều phối nhóm công tác về thương mại - đầu tư, công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực; Campuchia điều phối nhóm công tác về du lịch; Lào điều phối nhóm công tác về giao thông; Mianma điều phối nhóm công tác nông nghiệp và công nghiệp - năng lượng.

Như vâ ̣y, trước năm 1995 các hoạt động hợp tác khai thác chung sông Mê Kông theo cơ chế được thiết lâ ̣p từ năm 1957 được tiến hành khá tích cực, nhưng do điều kiê ̣n thay đổi, cơ chế hợp tác cũ không còn phù hợp nữa. Trong khi đó , nhu cầu sử du ̣ng nước ngày càng tăng cùng với những vấn đề môi trường phát sinh buô ̣c các quốc gia lưu vực sông Mê Kông phải có tầm nhìn và chiến lược mới , cùng bắt tay hợp tác với nhau để phát triển một Mê Kông phồn thi ̣nh.

2.2.3. Đá nh giá tác đô ̣ng đối với Viê ̣t Nam

Tài nguyên nước sông Mê Kông đã và đang nuôi sống khoảng 70 triê ̣u dân nhưng viê ̣c sử du ̣ng nguồn nước chưa hợp lý đã gây ra những vấn đề làm suy thoái nguồn nước và có những tác đô ̣ng ảnh hưởng đến các hê ̣ sinh thái khu vực sông Mê Kông . Sự thay đổi rõ rê ̣t nhất là về số lượng và chất lượng nguồn nước cũng như sự thay đổi về dòng chảy xuất phát từ các yếu tố tự nhiên và do tác đô ̣ng từ hoa ̣t đô ̣ng của con người trong lưu vực.

Mặc dù được đánh giá là con sông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và có mức độ đa dạng sinh học cao, lưu vực sông Mê Kông vẫn được xem là khu vực có nền kinh tế kém phát triển và tỷ lệ đói nghèo cao. Hiện nay, tất cả các nước trong lưu vực Mê Kông đều tìm cách khai đẩy mạnh phát triển kinh tế, kể cả việc tìm cách khai thác ngày càng nhiều các lợi thế về tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực Mê Kông và coi đó là biện pháp cần thiết để vượt qua nghèo đói. Một trong những tiềm năng to lớn của sông Mê Kông đó là thuỷ điện.

Theo đánh giá của Uỷ hội sông Mê Kông, tiềm năng thuỷ điện toàn lưu vực sông Mê Kông có thể khai thác (tiềm năng kỹ thuật) vào khoảng 53.900 MW trong đó phần thượng lưu sông Mê Kông thuộc lãnh thổ Trung Quốc - sông Lang Thương là 23.000 MW, Phần hạ lưu vực thuộc bốn quốc gia Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam là 30.9000 MW (dòng nhánh là 17.900 MW: Lào: 13,000 MW, Campuchia: 2.200 MW, Thái Lan: 700 MW và Việt Nam: 2,000 MW) [31].

Như vậy với tiềm năng thủy điện lớn thì các quốc gia sẽ tiến hành xây dựng thủy điê ̣n ngăn đâ ̣p dòng chính để điều chỉnh dòng chảy và tất yếu sẽ tác đô ̣ng rất lớn đến môi trường sông Mê Kông . Ở vùng thượng lưu, Trung Quốc đang hoàn tất các bậc thang thủy điện ở thượng nguồn Lancang: các đập Ma ̣n Loan (1993-2000) công suất 1500 MW, dung tích hồ 890 triệu m3; Đại Triều Sơn (1995-2000) công suất 1350 MW, dung tích hồ 890 triệu m3

đang hoạt động; đập No ̣a Trác Đô ̣ s ẽ được hoàn thành vào năm 2014 [30]. Các dự án thuỷ điện Tiểu Loan (Xiaowan) và Nọa Trác Đô ̣ (Nuozhadu), với dung tích hữu ích 9,8 và 12,4 tỷ m3 [31] có thể sẽ tạo ra sự phân phối lại dòng chảy từ mùa mưa sang mùa khô và làm giảm phù sa dòng chính sông Mê Kông. Đặc biệt, đập thủy điện khổng lồ Nọa Trác Độ là đập thứ năm của Trung Quốc xây dựng tại tỉnh Vân Nam, đe dọa hệ sinh thái của dòng sông lớn nhất Đông Nam Á là sông Mê Kông. Ông Milton Osborne, chuyên gia Đông Nam Á tại Học viện Lowy (Úc) chuyên khảo sát về chính sách quốc tế đã đưa ra nhận định rằng: “Mỗi con đập được Trung Quốc xây dựng đều đe dọa tới dòng chảy của sông Mê Kông, đặc biệt là đập Tiểu Loan và đập Nọa Trác Độ’’

[48].

Song song với Trung Quốc đã và đang tiến hàng xây dựng các đâ ̣p thủy điê ̣n thì gần đây Chính phủ các nước Lào, Thái Lan và Campuchia cũng tính tới việc nghiên cứu tính khả thi của ít nhất 11 dự án xây đập trên dòng chính của sông Mê Kông ở lưu vực dưới. Đó là những đập thủy điện Pakbeng,

Luangprabang, Sayabouli, Paklay, Sanakham, Latsua và Donasehong ở Lào; Ban Koum và Pakchom dọc biên giới Lào - Thái Lan và Strung Treng, Sambor tại Campuchia . Trong đó , Campuchia và Lào đã thiết lập những kế hoạch xây đập thủy điện trên dòng chính ở hạ lưu sông Mê Kông với tất cả 11 dự án: 9 nằm trong lãnh thổ Lào và 2 trong phần đất của Campuchia. Trong số 9 dự án thủy điện ở Lào (6 ở Bắc Lào, 2 ở Trung Lào và 1 ở Nam Lào) Xayaburi là đập thủy điện thứ 3 trong chuỗi 6 đập bực thang được dự định xây dựng ở Bắc Lào [31]. Xayaburi là đề án đầu tiên được đem ra cứu xét và gây ra nhiều tranh cãi trong thời gian qua. Đập Xayaburi thuộc loại “đập tràn” với công xuất 1.285MW đang trong quá trình tham vấn và chờ sự đồng thuâ ̣n của Ủy hội sông Mê Kông và các quốc gia liên quan [62].

Viê ̣c vâ ̣n hàn h của những dự án đâ ̣p thủy điê ̣n sẽ làm cho hê ̣ sinh thái của vùng bị thay đổi và suy giảm , đồng thời dẫn đến những tác ha ̣i về môi trường và xã hô ̣i với các nước phía ha ̣ lưu vực sông Mê Kông . Cụ thể như sau:

Thứ nhất, thay đổi hình thái dòng chảy sông

Các dự án thủy điện được triển khai trên sông Mê Kông sẽ biến vùng hạ lưu sông Mê Kông từ một dòng sông sống thành một loạt hồ trữ nước; nước sẽ chảy chậm hơn, xen kẽ các đoạn dưới đập có dòng chảy thay đổi

Một phần của tài liệu Khai thác chung dòng sông Mê Kông vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và các nước liên quan (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)