b) Ảnh hƣởng đến kinh tế – xã hộ
3.2.4. Thông qua vai trò của các tổ chức quốc tế
Các tổ chức khu vực như ASEAN cũng có thể đóng vai trò hỗ trợ cần thiết. Hiện nay Cộng đồng Văn hóa xã hội ASEAN đã có bản Kế hoạch chi tiết về quản lý nguồn nước cũng như một số cơ chế khác, song do vấn đề liên quan đến các khía cạnh khác nhau, nhất là trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, nên cũng có ý kiến cho rằng các nước ASEAN nên chuyển vấn đề này sang Cộng đồng Chính trị - An ninh. Cộng đồng ASEAN dự kiến sẽ được hoàn thành xây dựng vào năm 2015 và do vậy, vấn đề an ninh nguồn nước sẽ cần sớm được thể chế hóa một bước. Cụ thể đầu tháng 4/2012, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 20 tại Phnôm Pênh - Campuchia đã kêu gọi đẩy mạnh các nỗ lực chung trong việc quản lý bền vững các tài nguyên nước sông Mê Kông vì lợi ích của dân cư và sự phát triển bền vững của các nước ven sông, nhất là các nước hạ nguồn. Trong Hội nghị, người đứng đầu Chính phủ
Việt Nam đề xuất các nước ASEAN cần phải có Tuyên bố về an ninh nguồn nước Mê Kông.
Cùng với vai trò của ASEAN là tổ chức có liên quan nhất trong khu vực thì các quốc gia và Việt Nam có thể đưa vấn đề về an ninh nguồn nước sông Mê Kông lên tổ chức Liên Hợp Quốc nếu chứng minh được những tác động nghiêm trọng ảnh hưởng đến hạ nguồn từ những hoạt động khai thác của thượng nguồn sông Mê Kông.
Ngoài ra, các quốc gia bị tác động tiêu cực của hoạt động khai thác sông Mê Kông cũng cần tranh thủ tiếng nói, các diễn đàn của các tổ chức, hiệp hội về bảo vệ môi trường để gây áp lực cho các quốc gia đang khai thác cần phải nhìn nhận và đánh giá lại, thậm chí là phải dừng hoạt động khai thác để không ảnh hưởng đến lợi ích của các nước khác . Một ví dụ điển hình khẳng định được vai trò của Liên minh Bảo vệ Mê Kông (Save the Mekong Coalition) kịch liệt phản đối các kế hoạch xây dựng đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mê Kông hay vai trò của Tổ chức ma ̣ng lưới Sông n gòi Thế giới (IRN) đưa ra ý kiến hoãn xây đâ ̣p thủy điê ̣n trên dòng chính sông Mê Kông ít nhất trong vòng 10 năm. Đồng thời, cũng cần phải tham vấn các ý kiến đánh giá, các khuyến nghị của các chuyên gia về quản lý lưu vực sông, quản lý môi trường nước hay tham khảo các mô hình xây dựng đập thủy điện của các quốc gia trên thế giới để áp dụng vào hoạt động khai thác sông Mê Kông có hiệu quả.
Có thể nói rằng, việc khai thác ngày càng mạnh mẽ các tài nguyên trong lưu vực sông Mê Kông nói chung và tiềm năng thủy điện đặc biệt trên dòng chính ở cả phần thượng lưu và hạ lưu là thách thức ngày càng tăng đối với hợp tác khai thác chung sông Mê Kông. Đối với phần thượng lưu vực, việc phát triển các bậc thang thủy điện hoàn toàn được thực hiện bởi chính Trung Quốc, không hề có sự hợp tác, thỏa thuận hoặc trao đổi với các quốc gia hạ lưu vực cùng chia sẻ nguồn nước. Hiện nay, các quốc gia hạ lưu vực
cũng bắt đầu tích cực nghiên cứu phát triển tiềm năng thủy điện trên dòng chính và chuyển nước ra ngoài lưu vực. Mặc dù đã có cơ chế hợp tác sông Mê Kông với Hiệp định Mê Kông 1995 với những điều khoản khá rõ liên quan đến những điều kiện phát triển dòng chính, các hoạt động nghiên cứu đều được thực hiện bằng con đường song phương, chỉ khi có áp lực mạnh mẽ từ các quốc gia hạ lưu và cộng đồng quốc tế, các quốc gia mới đưa ra thông báo mang tính cung cấp thông tin qua Ủy hội sông Mê Kông. Do đó việc tích cực đấu tranh tăng cường cơ chế hợp tác sông Mê Kông để thực hiện nghiêm túc Hiệp định Mê Kông 1995 là một biện pháp vô cùng quan trọng để giúp bảo vệ quyền lợi của Việt Nam là quốc gia nằm ở cuối nguồn. Việc lồng ghép hợp tác sông Mê Kông vào các hợp tác khu vực (ASEAN, GMS...), các diễn đàn, chương trình hợp tác song phương là một biện pháp cần được thực hiện nhất quán và liên tục. Đồng thời, thông qua các diễn đàn, hội nghị Việt Nam cần phải đưa ra tiếng nói của mình cùng, kiên trì đấu tranh dư luận cùng với các bằng chứng chứng minh những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, chúng ta cần phải nghiên cứu các quy tắc cũng như các tiền lệ thành công của hợp tác quốc tế (giữa Mỹ và Canada trên sông Colombia, giữa Brazil và Paraguay trên dòng sông biên giới La Plata...) để chủ động đưa ra các kiến nghị và áp dụng vào thực tiễn hoạt động khai thác chung sông Mê Kông giữa Việt Nam và các quốc gia liên quan.
Bên cạnh đó Việt Nam cần tham gia tích cực, hiệu quả hơn nữa vào các cơ chế phối hợp thông tin giữa các quốc gia lưu vực sông Mê Kông và đồng thời phải chủ động tiếp tục theo dõi các hoạt động khai thác của các quốc gia thượng lưu sông Mê Kông. Tiến hành tiếp những nghiên cứu để dự báo trước những tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, môi trường vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vô cùng cần thiết để chúng ta chủ động ứng phó những biến động không lường khi có địa dư chấn và sự cố vỡ đập. Ngoài ra, Việt Nam
cần phải chủ động xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho mỗi giai đoạn và đề xuất chuyển đổi cơ cấu kinh tế – xã hội để phù hợp với những thay đổi có thể xảy ra do tác động tiêu cực của hoạt động khai thác sông Mê Kông và biển đổi khí hậu.
Ngoài ra, các nước trong lưu vực sông Mê Kông cần phải tham khảo và học hỏi, áp dụng các mô hình chia sẻ tài nguyên nước của c ác lưu vực sông quốc tế và các quốc gia khác sao cho phù hợp với cơ chế chung của lưu vực sông Mê Kông. Điển hình là chia sẻ tài nguyên nước tại lưu vực sông Danube (Đa Nuýp). Vấn đề chính trị là vấn đề quan trọng trong thực hiện chia sẻ tài nguyên nước trên thế giới. Những khó khăn thực tế về chia sẻ và cùng quản lý tài nguyên nước tại lưu vực sông Danube là đáng công nhận . Kinh nghiệm cho thấy yếu tố chính trị để hợp tác khai thác tài nguyên nước là điều kiện tiên quyết, có quyết tâm chính tri ̣ cao thì viê ̣c hợp tác mới bền vững và thành công.
Tiếp theo các nước trong lưu vực sông Mê Kông cần phải ho ̣c hỏi mô hình chia sẻ tài nguyên nước tại Pháp. Các nước trên thế giới đặc biệt là Pháp, đã thực hiện Quy hoạch lưu vực sông rất thành công và là một trong những nước có thành tựu lớn trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Tại Pháp, nhiều cuộc đàm phán đã diễn ra ở cấp địa phương giữa người dân, cơ quan cung cấp nước, dịch vụ công và danh sách môi trường để phân bổ tài nguyên nước giữa các đối tượng sử dụng. Pháp đã xây dựng một số mô hình trong cách tiếp cận đa ngành nhằm giúp cho các cuộc đàm phán giữa các đối tượng sử dụng bằng cách hiển thị những hậu quả của các quy tắc phân bổ nước, từ đó xem xét thái độ và khả năng của họ nhằm thay đổi hành vi của các đối tượng sử dụng nước. Hệ thống thông tin trong chia sẻ tài nguyên nước của Pháp được đánh giá thực sự hiệu quả trong công tác quản lý tài nguyên nước. Tất cả các dữ liệu tham khảo của Trung tâm nước Pháp (Sandre) đều được thống nhất một cách chuẩn và công bố rộng rãi từ năm 1993.
Khai thác chung sông Mê Kông hiê ̣n nay đang đă ̣t ra nhiều vấn đề thách thức với những tác động rất lớn đến môi trường nước cũng như như những ảnh hưởng tới Viê ̣t Nam. Vì vậy, chỉ có thể thông qua hợp tác khai thác chung với các giải pháp cu ̣ thể nêu trên mới giải quyết được vấn đề và làm hài hòa lợi ích của các quốc gia , trong đó sẽ ha ̣n chế thấp nhất những tác đô ̣ng tiêu cực đến môi trường Viê ̣t Nam.
KẾT LUẬN
Mê Kông là con sông được đánh giá có tiềm năng rất to lớn đặc biệt là thủy điện. Do đó, các quốc gia đã và đang tiến hành khai thác không hợp lý
ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy của dòng sông, trong đó có một phần dòng chảy trên lãnh thổ Việt Nam.
Trên cơ sở làm rõ khuôn khổ pháp lý về khai thác chung sông Mê Kông cũng như đánh giá được vai trò to lớn của Ủy sông Mê Kông trong quá trình quản lý tài nguyên nước sông Mê Kông . Đồng thời trên cơ sở phân tích rõ thực tra ̣ng khai thác chung dòng sông Mê Kông và những tác đô ̣ng tiêu cực như: tác động đến môi trường sinh thái, tác động đến kinh tế – xã hội của các quốc gia hạ lưu vực nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Đứng trước những thách thức nêu trên đòi hỏi các quốc gia ha ̣ lưu vực sông Mê Kông , trong đó có Việt Nam phải có những hành động cụ thể buộc các bên phải tuân thủ nghiêm chỉnh các văn bản pháp lý đã ký kết , đồng thời bằng con đường ngoại giao vận động Trung Quốc, Mianma tham gia vào Ủy hội để tiến tới lộ trình hoàn thiện tổ chức của Ủy hội sông Mê Kông.
Nhằm giải quyết các mâu thuẫn , bất đồng trong viê ̣c chia sẻ tài nguyên nước sông Mê Kông và đồng thời ha ̣n chế những tác đô ̣ng đối với Viê ̣t Nam . Luận văn cũng mạnh dạn đưa ra các giải pháp hoàn thiê ̣n cơ chế hợp tác khai thác chung sông Mê Kông với mục đích thắt chặt hơn nữa khuôn khổ hợp tác giữa các nước lưu vực sông Mê Kông.
Bản thân tác giả luận văn cũng tin tưởng rằng với các kiến nghị giải pháp đồng bô ̣ nêu trên là nguồn tham khảo cho Ủy hô ̣i sông Mê Kông quốc tế và các Ủy ban sông Mê Kông quốc gia , các cơ quan quản lý chuyên ngành bổ sung vào các quy đi ̣nh của mình để dần hoàn thiê ̣n được cơ chế hợp tác khai thác chung sông Mê Kông trên tinh thần hữu nghi ̣ và hợp tác cùng có lợi với mục tiêu cao nhất: “Một lưu vực sông Mê Kông thịnh vượng về kinh tế, công
bằng về xã hội và lành mạnh về môi trường”[42].