b) Ảnh hƣởng đến kinh tế – xã hộ
3.2.3. Thông qua hợp tác kinh tế
Hô ̣i nhâ ̣p phát tri ển kinh tế là xu thế tất yếu hiê ̣n nay , đă ̣c biê ̣t kh i các quốc gia trong lưu vực cùng chung khai thác dòng sông Mê Kông đ ể phục vụ cho lợi ích của quốc gia mình. Khu vực này đang tăng trưởng nhanh chóng và ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Nhu cầu phát triển thuỷ điện cùng với nhu cầu tưới tiêu cho hoạt động sản xuất lương thực ngày càng trở nên cấp bách gây áp lực rất lớn đến nguồn nước sông Mê Kông. Chính vì vậy, các quốc gia có thể hợp tác với nhau cùng với các tổ chức bên ngoài để phát triển các nhu cầu trên. Điển hình là khi phát triển hạ tầng tưới tiêu có thể thu hút đầu tư từ các tổ chức nước ngoài đang mong muốn sản xuất lương thực - thực phẩm thâm canh và đa dạng hơn.
Các mô hình biến đổi khí hậu đối với dòng chảy trên dòng chính sông Mê Kông đang thay đổi và dự đoán còn có sự biến đổi mạnh. Các dòng chảy
mùa lũ sẽ lớn hơn nhưng các dòng chảy mùa khô dường như kéo dài hơn. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi rất dễ bị tổn thương do nước biển dâng. Vì vậy, quy hoạch liên quan đến nguồn nước phải thích ứng với xu hướng kinh tế toàn cầu và biến đổi khí hậu để đảm bảo tính bền vững.
Hội nhập kinh tế khu vực một xu hướng quan trọng trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Các quốc gia hạ lưu vực sông Mê Kông đều là thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và là bên ký kết các hiệp định về hội nhập kinh tế và thúc đẩy các phương pháp tiếp cận cấp khu vực cho phát triển ngành. Trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, các quốc gia này đã làm việc cùng nhau về phương pháp tiếp cận ngành và các chương trình ưu tiên. Các hoạt động ngành năng lượng thúc đẩy thương mại năng lượng trong khu vực để phát triển tiềm năng năng lượng của tiểu vùng, tạo thuận lợi cho phát triển mạng lưới điện và đầu tư tư nhân. Chương trình Môi trường cơ bản (CEP) của Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng nhằm mục đích cải thiện quy hoạch môi trường và năng lực quản lý để đánh giá môi trường chiến lược cho các chiến lược và quy hoạch ngành, và xúc tiến các hành lang bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý môi trường cần phải đẩy mạnh, đẩy nhanh hơn nữa.
Hợp tác bằng các dự án khai thác chung giữa các tổ chức /hợp tác đa quốc gia về nguồn nước , thủy sản, thủy điện, hoă ̣c các tài nguyên khác của lưu vực sông Mê Kông cũng là xu thế tất yếu hiê ̣n nay , đă ̣c biê ̣t khi các quốc gia chậm phát triển chưa đủ tiềm lực để khai thác thì viê ̣c hợp tác với đối tác bên ngoài và chuyển giao công nghê ̣ là con đường ngắn nhất để quốc gia đó phát triển.
Bên ca ̣nh đó , hợp tác chă ̣t chẽ với Trung Quốc trong vấn đề vận hành và khai thác các công trình đập thủy điện cần phải được đẩy mạnh thường xuyên và chă ̣t chẽ dựa trên các cơ sở sau:
+ Tăng cường hợp tác với Trung Quốc nhằm phối hợp vận hành các đập thuỷ điện ở Lancang để bảo đảm lợi ích của việc tăng dòng chảy mùa khô, giải quyết vấn đề vận chuyển phù sa và cảnh báo sớm. Tương lai của sử dụng nước ở hạ lưu vực sông Mê Kông phụ thuộc vào dòng chảy mùa khô xả xuống từ các đập ở Lancang. Thông tin hàng năm và nhiều năm về xả nước, kế hoạch phát triển dài hạn ở Lancang - Trung Quốc và quy trình vận hành đập, là những thông tin đầu vào then chốt cho quy hoạch hạ lưu vực sông Mê Kông. Điều này đòi hỏi một thoả thuận mới, dựa trên kinh nghiệm của Biên bản ghi nhớ hiện tại giữa Trung Quốc và Uỷ hội sông Mê Kông, bao gồm cả hệ thống giám sát thuỷ văn tổng hợp. Hành động này khẳng định cam kết lẫn nhau về phát triển bền vững lưu vực, thúc đẩy chia sẻ lợi ích và tạo điều kiện trao đổi thông tin trong khi vẫn công nhận chủ quyền quốc gia.
+ Tăng cường điều phối giữa các quốc gia hạ lưu vực sông Mê Kông về vận hành các đập trên sông nhánh. Việc vận hành có phối hợp các đập trên sông nhánh là cách đảm bảo độ tin cậy dòng chảy mùa khô hàng năm, điều này sẽ được thúc đẩy bằng cách cải thiện thực hiện các Thủ tục của Uỷ hội sông Mê Kông. Đạt được thoả thuận bảo vệ dòng chảy cơ sở mùa khô của dòng chính sông Mê Kông. Chế độ dòng chảy cơ sở 1985 - 2000 được trình bày trong Khung Hỗ trợ Ra Quyết định (DSF) của Uỷ hội được coi là rất gần trạng thái tự nhiên. Bảo vệ chế độ dòng chảy này là rất cần thiết để đáp ứng các nhu cầu xã hội và môi trường quan trọng. Thủ tục duy trì dòng chảy trên dòng chính (PMFM) cung cấp cơ chế đảm bảo dòng chảy cơ sở được duy trì tại 12 điểm then chốt dọc theo dòng chính và cung cấp nền tảng để thống nhất về các sử dụng nước khác. Cùng với việc duy trì tiêu chuẩn chất lượng nước thông qua Thủ tục chất lượng nước (PWQ), việc này sẽ hỗ trợ duy trì các chức năng tự nhiên của dòng sông.
+ Quản lý rủi ro của các dự án đã cam kết. Các cơ quan quốc gia, các tổ chức lưu vực sông, các cộng đồng và các nhà đầu tư cần làm việc cùng nhau
về thiết kế và vận hành của các đập trên sông nhánh để giảm thiểu việc giữ lại phù sa, chất dinh dưỡng và ngăn cản cá di cư, và đạt được thỏa thuận về các biện pháp quản lý các vùng đất ngập nước có giá trị (cả trên quan điểm hệ sinh thái và sinh kế). Các cơ hội sẽ được khảo sát để giải quyết các tác động xã hội của phát triển tài nguyên nước hiện tại thông qua hoạt động xoá đói giảm nghèo và phát triển khác của quốc gia.
Song song với cơ chế hợp tác kinh tế thì cơ chế hợp tác bảo vệ môi trường lưu vực sông Mê Kông là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững của Ủy hội sông Mê Kông. Các quốc gia trong lưu vực cần phải cân bằng giữa mặt phát triển và bảo vệ môi trường. Nếu việc phát triển và bảo vệ môi trường tốt, sông Mê Kông sẽ là cầu nối giữa các quốc gia trong khu vực thông qua các hoạt động phát triển. Nếu các quốc gia cùng nhau hợp tác khai thác sông Mê Kông trên chiến lược phát triển bảo vệ môi trường, giảm nhẹ tác động thì dòng sông này sẽ mang lại nguồn lợi cho Chính phủ và nhân dân các nước quanh lưu vực sông Mê Kông.