Cơ sở khoa học của hoạt động khai thác chung dòng sông Mê Kông

Một phần của tài liệu Khai thác chung dòng sông Mê Kông vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và các nước liên quan (Trang 59)

a) Về trách nhiệm thông tin: Hiệp định Mê Kông 1995 yêu cầu các quốc gia phải “cung cấp kịp thời các thông tin về đề xuất sử dụng nước của

2.2.1. Cơ sở khoa học của hoạt động khai thác chung dòng sông Mê Kông

trong lưu vực sông Mê Kông tiến hành khai thác nguồn nước mô ̣t cách công bằng và hợp lý . Viê ̣t Nam luôn cam kết thực hiê ̣n đầy đủ các quy đi ̣nh mình đã ký kết để đảm bảo chính quyền lợi của mình.

2.2. Thƣ̣c tiễn khai thác chung dòng sông Mê Kông giƣ̃a các quốc gia trong lƣu vƣ̣c trong lƣu vƣ̣c

2.2.1. Cơ sở khoa học của hoạt động khai thác chung dòng sông Mê Kông Kông

Sông Mê Kông dài 4.909 km, là con sông Mê Kông dài thứ 12 bắt nguồn từ trên vùng núi cao 5000 m của cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc. Tổng diện tích toàn lưu vực là 795.000 km2

, gồm một phần chảy qua Trung Quốc, Mianma, một phần ba chảy qua Thái Lan, toàn bộ Lào và Campuchia, một phần năm chảy qua lãnh thổ Việt Nam đổ ra Biển Đông [65].

Sông Mê Kông được chia làm hai phần, Thượng lưu vực gồm phần diện tích nằm trên lãnh thổ Trung Quốc và Mianma có diện tích 189.000 km2

(chiếm 24% diện tích lưu vực) và phần Hạ lưu vực, gồm phần diện tích nằm ở bốn nước Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam có diện tích là 606.000 km2

(chiếm 76% diện tích lưu vực).

Có thể nói rằng, nguồn tài nguyên thiên nhiên của lưu vực sông Mê Kông rất đa dạng và dồi dào. Nhưng tài nguyên tự nhiên phân bố không đều giữa phần tả ngạn và hữu ngạn ở vùng thượng lưu sông Mê Kông. Vùng Đông Bắc Thái Lan đất rộng nhưng ít nước, trong khi đó quốc gia Lào có nguồn nước phong phú thì diện tích đất canh tác lại rất hạn chế. Trong phạm vi lưu vực có 5 vùng hình thái đất đai chính đó là: vùng núi phía Bắc, cao nguyên Korat, vùng núi phía Đông, vùng Đồng bằng và vùng cao nguyên phía Nam. Trong đó, mỗi vùng đều có điều kiện địa chất riêng biệt. Các hoạt động canh tác ở đây là trồng lúa, trồng hoa màu…

Bên cạnh đó, chế độ mưa ở lưu vực sông Mê Kông rất đa dạng. Lượng mưa trên toàn lưu vực nói chung là nhiều nhưng phân bố không đều khiến cho tất cả các vùng trong lưu vực hàng năm đều bị hạn hán với mức độ và thời gian thay đổi theo từng nơi từng năm. Khoảng 88% lượng mưa hàng năm tập trung vào thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình trong hạ lưu sông Mê Kông trong năm khoảng 1672 mm. Đây được đánh giá là nguồn nước mưa bổ sung hàng năm dồi dào cho lưu vực sông Mê Kông [20].

Chế độ thuỷ văn của dòng sông Mê Kông rất đặc trưng với tổng diện tích lưu vực sông Mê Kông là 795.000 km2

, thuộc lãnh thổ Trung Quốc , Mianma, Lào, Thái Lan , Campuchia và Việt Nam . Trong năm trung bình , sông Mê Kông đổ ra biển khoảng 475 tỷ m3

, lưu lượng trung bình khoảng 15.000 m3/s [65]. Trong số đó, khoảng 18% đổ vào từ thượng lưu với diện tích bằng 24% toàn lưu vực, và khoảng 55% từ các chi lưu phía tả ngạn thuộc Lào và Campuchia bao gồm 28% tổng diện tích lưu vực. Vùng Đông Bắc Thái Lan gồm 19% diện tích lưu vực chỉ cung cấp 10% dòng chảy, các vùng còn lại của lưu vực với diện tích bằng 29% toàn khu vực, cung cấp 17% dòng chảy [65].

Những con số nêu trên thể hiện rõ tài nguyên phong phú của lưu vực sông Mê Kông, đặc biệt là tài nguyên nước sông Mê Kông góp phần rất lớn tạo nên một vùng nông nghiệp của khu vực Mê Kông trú phú với các vựa lúa lớn như Thái Lan, Việt Nam.

Không thể phủ nhận được những vai trò to lớn mà sông Mê Kông đem lại cho các quốc gia có sông chảy qua. Sông Mê Kông quả xứng đáng là mạch máu chính cho các nước hạ nguồn của nó. Khoảng 70 – 80% lương thực sản xuất ở các quốc gia Thái Lan, Lào, Mianma và Việt Nam đều lấy nước từ sông Mê Kông, khoảng 50% diện tích lưu vực sông Mê Kông được sử dụng để sản xuất nông nghiệp và chúng ta có thể mạnh dạn khẳng định lưu vực sông Mê Kông là vựa lúa lớn nhất thế giới với hai cường quốc xuất khẩu lúa, gạo lớn là Thái Lan và Việt Nam. Gần 70 triệu dân dọc theo lưu vực sông Mê

Kông sử dụng nguồn nước này để sản xuất, sinh sống và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, tài nguyên nước sông Mê Kông được khẳng định là quan trọng nhất, được quan tâm nhiều nhất [51].

Tiềm năng thuỷ điện của sông Mê Kông và các con sông Mê Kông nhánh của nó là rất dồi dào. Sông Mê Kông xếp thứ 10 trên thế giới về khối lượng nước. Tiềm năng thuỷ điện của dòng sông ước tính 1000 tỷ KWh/năm về sản lượng [65]. Trong tiềm năng này, Lào và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chiếm phần lớn nhất, tiếp đến là Mianma, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Dọc theo dòng sông và các sông nhánh của sông Mê Kông có thể xây dựng hơn 100 nhà máy thuỷ điện lớn và vừa, 14 đập thuỷ điện đã và đang xây dựng trong lãnh thổ tỉnh Vân Nam có công suất ước tính tổng cộng 20.000 MW [31]. Và các quốc gia khác cũng đã và đang xây dựng các con đập thuỷ điện trên dòng sông Mê Kông để phục vụ phát triển kinh tế nhưng có một thực trạng báo động đã và đang đặt ra là các quốc gia phải ngồi bàn bạc và thống nhất với nhau để chia sẽ lợi ích và không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Ngoài ra, sông Mê Kông còn cung cấp cho các quốc gia đó nguồn lợi thuỷ sản, giao thông đường thuỷ, du lịch….

Với những đánh giá chung về tiềm năng của sông Mê Kông thì vai trò của sông Mê Kông lại càng được khẳng định rõ ràng đối với các quốc gia trong lưu vực.

Phần quan trọng nhất của tài nguyên nước sông Mê Kông nằm ở lãnh thổ Lào. Quốc gia này có tỷ trọng nước và tiềm năng thủy điện lớn nhất trong các quốc gia hạ lưu vực với 13.000 MW [31]. Do tiềm năng thủy điện trên những phụ lưu vực sông Mê Kông thuộc lãnh thổ Lào lớn cho nên Lào đã tiến hành sử dụng nước bằng việc xây dựng công trình thủy điện để xuất khẩu cho một số quốc gia trong lưu vực. Từ đầu thập niêm 70, Lào đã xây dựng trên phụ lưu vực sông Mê Kông nhà máy thủy điện Nậm Ngừm để bán điện cho Thái Lan và hiện nay Lào cũng đang triển khai ký kết với các

đối tác bên ngoài để tiến hành thăm dò, xây dựng và khai thác các nhà máy thủy điện khác.

Đối với Thái Lan, với tốc độ phát triển nền kinh tế của mình, Thái Lan rất cần đến sức nước của sông Mê Kông để xây dựng thủy điện. Ngoài ra, là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới cho nên Thái Lan cũng cần rất nhiều nước để tưới tiêu cho những cánh đồng lớn. Hơn một nửa vùng đất có thể trồng trọt được của Thái Lan nằm ở vùng Tây Bắc ngoài lưu vực sông Mê Kông bị thiếu nước. Vùng Đông Bắc Thái Lan là bình nguyên rộng lớn, có gần 10 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có hơn 6 triệu ha đất trồng lúa, số lượng dân cư đông nhưng mưa ít, đất đai khô cằn, nước ở các phụ lưu sông Mê Kông khai thác chỉ tưới được khoảng 1 triệu ha [20]. Do đó, hiện nay Thái Lan đã và đang triển khai kế hoạch phát triển vùng Đông Bắc trong vài thập kỷ tới, vì vậy sẽ có nhu cầu lớn về việc chuyển nước từ sông Mê Kông cho những mục đích sử dụng nông nghiệp và công nghiệp.

Phần quan trọng thứ ba về tài nguyên nước sông Mê Kông nằm trên lãnh thổ Campuchia. Thiên nhiên đã ban tặng cho Campuchia phần lưu vực sông Mê Kông với nguồn tài nguyên đa dạng về đất và nước (3 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó 1,8 triệu ha trồng lúa) [20]. Campuchia có Biển hồ thuộc phụ lưu vực sông Mê Kông là nơi điều hòa nước trong mùa lũ và chứa nước trong mùa khô nên nước này không bị gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của sông. Ngoài ra Biển hồ chứa một khối lượng cá khổng lồ cung cấp cho người dân sống xung quanh khu vực và để xuất khẩu.

Đối với Việt Nam, sông Mê Kông đã bồi đắp phù sa hàng năm cho 3,9 triệu ha đất thuộc đồng bằng sông Cửu Long – hạ lưu châu thổ sông Mê Kông [32], làm cho chất lượng đất ở đây rất thuận lợi cho cây lúa và các loại cây nông nghiệp khác phát triển. Chính vì vậy mà khu vực này đã trở thành một vựa lúa lớn của cả nước, là nguồn lương thực đảm bảo cho an ninh lương thực quốc gia.

Như vậy, bốn quốc gia lưu vực đếu rất quan tâm đến việc sử dụng tài nguyên nước sông Mê Kông do những nhu cầu khác nhau. Campuchia cần nước để tưới; Lào cần nước để xây dựng thủy điện, phát triển nông nghiệp, công nghiệp; Thái Lan cần nước để tưới cho đất đai ở vùng Đông Bắc; Việt Nam muốn tăng lưu lượng dòng chảy của nước trong mùa khô để hạn chế sự xâm nhập mặn vào Đồng bằng sông Cửu Long.

Đối với các quốc gia ở thượng lưu vực sông Mê Kông gồm có Mianma và Trung Quốc (tỉnh Vân Nam). Đây là các quốc gia đã và đang tiến hành khai thác triệt để nguồn nước chảy qua quốc gia đó. Riêng Trung Quốc chiếm phần quan trọng thứ hai về tài nguyên nước sông Mê Kông. Trong hợp tác khai thác chung sông Mê Kông rất cần có các thông tin quy hoạch khai thác dòng chính sông Mê Kông thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Cho đến nay, Trung Quốc chưa tham gia hợp tác Mê Kông nhưng trên thực tế thì Trung Quốc đã và đang xây dựng rất nhiều dự án thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông.

Cũng chính do những nhu cầu khác nhau giữa các quốc gia trong lưu vực sông Mê Kông cho nên mỗi quốc gia có sự quan tâm khác nhau đến quá trình sử dụng và phát triển tài nguyên nước riêng. So với các quốc gia ở hạ lưu, Trung Quốc có nền kinh tế phát triển bậc nhất, lại nằm ở vị trí địa lý thuận lợi là ở đầu nguồn sông Mê Kông nên Trung Quốc có nhiều ưu thế trong quá trình sử dụng nước. Tiếp đến là Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia và cuối cùng là Việt Nam. Nước ta ở vị trí địa lý bất lợi nhất, nằm ở cuối hạ lưu vực sông Mê Kông trước khi chảy ra Biển Đông nên phải gánh chịu mọi ảnh hưởng của sông, mùa kiệt nước mặn từ biển xâm nhập vào châu thổ, mùa lũ nước dâng cao ngập cả Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên trong quan hệ quốc tế, lợi ích giữa các quốc gia thường đan xen với nhau và cùng hợp tác với nhau dựa trên cơ chế thỏa thuận. Quá trình hợp tác chung khai thác tài nguyên nước sông Mê Kông với đầy đủ bốn nước thành viên tham gia vào năm 1957 bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. So với một số lưu vực sông quốc tế khác trên thế giới, lưu vực

sông Mê Kông hợp tác muộn hơn do tình hình bất ổn định về chính trị trong khu vực. Tuy nhiên, bốn quốc gia đã bước đầu tạo nên một khuôn khổ pháp lý quốc tế đảm bảo cho việc sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông.

Một phần của tài liệu Khai thác chung dòng sông Mê Kông vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và các nước liên quan (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)