a) Về trách nhiệm thông tin: Hiệp định Mê Kông 1995 yêu cầu các quốc gia phải “cung cấp kịp thời các thông tin về đề xuất sử dụng nước của
2.1.4. Pháp luật Việt Nam
Có thể khẳng định rằng , ngay sau khi Viê ̣t Nam tham gia ký kết điều ước lưu vực trong hợp tác khai thác chung sông Mê Kông với “Tuyên bố chung về nguyên tắc sử dụng nước ở hạ lưu vực sông Mê Kông 1975” thì đã triển khai viê ̣c thành lâ ̣p Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam. Ngày 18/8/1978, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký quyết định thành lập Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam dướ i sự chỉ đa ̣o trực tiếp của Bô ̣ trưởng Thủy lợi. Tiếp đó, khi Viê ̣t Nam tham gia ký kết “Hiệp định về Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông” vớ i các nước Campuchia , Lào, Thái Lan , Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 860/TTG ngày 30/12/1995 về chức năng nhiê ̣m vu ̣, quyền ha ̣n và tổ chức bô ̣ máy của Ủy ban sông Mê Kông Viê ̣t Nam. Đồng thời, ngày 28/3/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 186/TTG về viê ̣c tăng cường thực hiê ̣n Hiệp định về Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông. Trong thời kỳ từ 1995 – 2010 với hoạt động của mình, Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam đã đóng góp đáng k ể vào hoạt động chung của quốc gia và Ủy hội sông Mê Kông quốc tế, tích cực phối hợp với các cơ quan trong nước đẩy mạnh công tác quản lý tài nguyên nước, giám sát số lượng và chất lượng nước xuyên biên giới; đẩy mạnh việc lồng ghép các hoạt động của Mê Kông vào hợp tác song phương và đa phương...; đóng góp tích cực vào việc xây dựng chiến lược của Ủy hội để thực hiện Hiệp định Mê Kông 1995; đàm phán và ký kết Bộ Quy chế về sử dụng nước; tích cực thúc đẩy các hoạt động của Ủy hội; và thực hiện các chương trình và dự án then chốt của Ủy hội.
Xuất phát từ tình hình và nhiệm vụ mới, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 114/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban sông Mê Kông Việt Nam thay thế Quyết đi ̣nh số 860/TTG.
Theo Quyết định 114/QĐ-TTg, Uỷ ban sông Mê Kông Việt Nam là tổ chức phối hợp liên ngành, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, quản lý hoạt
động hợp tác với Uỷ hội sông Mê Kông quốc tế nhằm phát triển, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên khác liên quan trên toàn lưu vực sông Mê Kông nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên thuộc lưu vực sông Mê Kông nói riêng vớ i các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược hoạt động của Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam; các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các hoạt động hợp tác với Ủy hội sông Mê Kông quốc tế; các chương trình, dự án về phát triển bền vững, sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước và tài nguyên thiên nhiên khác liên quan trên phạm vi lưu vực sông Mê Kông.
- Làm đầu mối hợp tác với các quốc gia thành viên để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Hiệp định Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông. - Phối hợp theo dõi, giám sát các hoạt động sử dụng, bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước và tài nguyên thiên nhiên khác liên quan của lưu vực sông Mê Kông; bảo vệ quyền lợi của Việt Nam thông qua quy hoạch tổng thể và các dự án hợp tác Mê Kông toàn lưu vực, đặc biệt là các dự án trên dòng chính; tổ chức tuyên truyền về phát triển bền vững, sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước và tài nguyên thiên nhiên khác liên quan của lưu vực sông Mê Kông.
- Làm đầu mối hợp tác với các quốc gia trong lưu vực, các nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan đề xuất các dự án hợp tác quốc tế trên phạm vi lưu vực sông Mê Kông nhằm bảo vệ và phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan của các nước thành viên và Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Kông quốc tế quy định quy chế quản lý và thực hiện
các dự án Mê Kông quốc tế; tham gia các cuộc họp của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết luận các cuộc họp.
- Tổ chức nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia thượng nguồn tới các vùng lãnh thổ của Việt Nam có sông Mê Kông chảy qua; tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong lưu vực sông Mê Kông có tác động xuyên biên giới khi được Chính phủ giao.
- Tham gia hỗ trợ các địa phương thuộc lưu vực sông Mê Kông quản lý tổng hợp tài nguyên nước thông qua việc tham gia lập và củng cố các tổ chức quản lý lưu vực sông trong lưu vực sông Mê Kông tại các vùng này.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan phân bổ vốn đối ứng trong các dự án Mê Kông Việt Nam và các dự án toàn lưu vực mà Việt Nam tham gia; tham gia thẩm định quy hoạch và các dự án liên quan trong lưu vực sông Mê Kông của các ngành và các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Đây chính là các văn bản pháp lý cụ thể hóa các cam kết mà Việt Nam đã tham gia ký kết và khẳng định địa vị pháp lý của Ủy ban sông Mê Kông Viê ̣t Nam. Ngoài ra, trong hê ̣ thống pháp luâ ̣t quốc gia cũng đề cấp đến nô ̣i dung hợp tác khai thác chung tài nguyên nước c ũng như trách nhiệm của Việt Nam đã được ban hành từ rất sớm như Luâ ̣t Bảo vê ̣ môi trường năm 1993, Luâ ̣t Tài nguyên nước năm 1998 và Nghị định số 179/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước có quy đi ̣nh cu ̣ thể ta ̣i Chương VI Quan hê ̣ quốc tế về tài nguyên nước . Tiếp đó Luâ ̣t Bảo vê ̣ môi trường năm 2005 và đặc biệt là Luâ ̣t Tài nguyên nước 2012 có quy định cụ thể ta ̣i Chương VII như sau:
“Điều 66. Nguyên tắc áp dụng trong quan hệ quốc tế về tài nguyên nước
Nhà nước Việt Nam áp dụng những nguyên tắc sau đây trong việc điều tra cơ bản, bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, hợp tác quốc tế và giải
quyết tranh chấp về nguồn nước liên quốc gia:
1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của các nước có chung nguồn nước;
2. Bảo đảm công bằng, hợp lý và phát triển bền vững trong khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia;
3. Không làm phương hại tới quyền và lợi ích của các nước có chung nguồn nước phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và các điều ước quốc tế liên quan.
Điều 67. Trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam đối với nguồn nước liên quốc gia
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam liên quan đến nguồn nước liên quốc gia theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, giám sát, tổng hợp tình hình về các nguồn nước liên quốc gia, kịp thời báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của Việt Nam.
3. Ủy ban nhân dân các cấp tại vùng biên giới có nguồn nước liên quốc gia chảy qua khi phát hiện những vấn đề bất thường về lưu lượng, mực nước, chất lượng của nguồn nước trên địa bàn phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 68. Hợp tác quốc tế trong quản lý và phát triển tài nguyên nước
ngoài, tổ chức quốc tế trong việc điều tra cơ bản, bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học về tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
2. Nhà nước Việt Nam khuyến khích, hợp tác trao đổi các thông tin có liên quan đến nguồn nước liên quốc gia; phối hợp nghiên cứu và lập quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia; phối hợp phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; tạo thuận lợi cho việc quản lý và thực hiện các dự án liên quan đến nguồn nước liên quốc gia.
3. Nhà nước Việt Nam chủ động tham gia các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước và các tổ chức lưu vực sông quốc tế có liên quan tới Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững nguồn nước liên quốc gia.
Điều 69. Giải quyết tranh chấp, bất đồng về nguồn nước liên quốc gia
Khi giải quyết tranh chấp, bất đồng về nguồn nước liên quốc gia có liên quan đến các nước trong lưu vực sông, các vùng biển thuộc chủ quyền ngoài việc áp dụng những nguyên tắc quy định tại Điều 66 của Luật này, còn phải tuân theo những quy định sau đây:
1. Mọi tranh chấp, bất đồng về chủ quyền trong việc điều tra cơ bản, bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra giữa các nước có chung nguồn nước trong đó có Việt Nam được giải quyết trên cơ sở thương lượng, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thông lệ quốc tế.
2. Mọi tranh chấp, bất đồng về nguồn nước liên quốc gia xảy ra trong lưu vực sông có tổ chức lưu vực sông quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia được giải quyết trong khuôn khổ tổ chức lưu vực sông quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Bên cạnh đó, các quy định về hợp tác quốc tế và thực hiện các điều ước quốc tế về lưu vực sông và tổ chức điều phối lưu vực sông được quy định tại Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về Quản lý lưu vực sông đã quy đi ̣nh cu ̣ thể về hợp tác quốc tế và thực hiê ̣n cá c điều ước về lưu vực sông ta ̣i Chương VI:
“Điều 28. Hợp tác quốc tế về lưu vực sông
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường là đầu mối giúp Chính phủ thực hiện hợp tác quốc tế về lưu vực sông, có nhiệm vụ:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan thực hiện các thủ tục đàm phán, ký kết các Điều ước quốc tế về lưu vực sông theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các cam kết, Điều ước quốc tế liên quan đến tài nguyên nước; việc thu thập, trao đổi dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước lưu vực sông theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
c) Đại diện cho Chính phủ Việt Nam trong việc chủ trì đàm phán các văn bản pháp lý quốc tế về tài nguyên nước; tham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế về tài nguyên nước và môi trường lưu vực sông;
d) Theo dõi tình hình các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến lưu vực sông mà Việt Nam là thành viên.
2. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ:
a) Xây dựng, duy trì, củng cố quan hệ hợp tác quốc tế và thực hiện các Điều ước quốc tế về lưu vực sông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công;
b) Gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo tình hình hợp tác quốc tế và thực hiện Điều ước quốc tế về lưu vực sông để Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 29. Gia nhập tổ chức lưu vực sông quốc tế
1. Việc gia nhập tổ chức lưu vực sông quốc tế được thực hiện theo pháp luật về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế.
Nam tham gia các tổ chức lưu vực sông quốc tế. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ về việc cử đại diện tại tổ chức lưu vực sông quốc tế; quyết định việc cử chuyên gia làm việc tại tổ chức hợp tác lưu vực sông quốc tế”.
Mô ̣t nô ̣i dung quan trong nữa về quản lý tài nguyên nước nói chung trong đó có tài nguyên nước biển đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012 đó là Luâ ̣t Biển Viê ̣t Nam với mu ̣c tiêu là khai thác bền vững tài nguyên biển đi đôi với viê ̣c giữ gìn , bảo vệ tài nguyên và môi trưởng biển . Đây được coi là đa ̣o luâ ̣t quan tro ̣ng góp phần hoàn thiê ̣n hê ̣ thống các quy đi ̣nh p háp luâ ̣t của Viê ̣t Nam về khai thác tài nguyên nước nói chung.
Song song với việc ban hành các quy định về quản lý tài nguyên nước trong các văn bản pháp luật có hiệu lực quốc gia thì Việt Nam cùng với các nước trong lưu vực sông Mê Kông tiến hành ký kết song phương các văn bản pháp lý thể hiện nội dung về hợp tác khai thác chung tài nguyên nước sông Mê Kông như: Bản ghi nhớ ký ngày 3/7/2012 tại Phnompenh giữa Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam với Bộ trưởng Bộ trưởng Tài nguyên nước và Khí tượng Campuchia, hai nước sẽ cùng thực hiện “Nghiên cứu tác động thủy điện dòng chính sông Mê Kông tới vùng châu thổ Mê Kông trên lãnh thổ mỗi nước”. Nghiên cứu sẽ đánh giá tổng hợp về môi trường, kinh tế
và xã hội từ những tác động của các đập thủy điện dòng chính sông Mê Kông tới các hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội vùng châu thổ Mê Kông. Phía Lào sẽ được mời cùng tham gia thực hiện nghiên cứu.
Ngoài ra, Viê ̣t Nam cũng đã phê chuẩn , tham gia, gia nhâ ̣p nhiều điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường nước như : Công ước về đất ngập nước 1971, Công ước Luâ ̣t Biển 1982...
Như vâ ̣y, trong hê ̣ thống pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam luôn có các quy đi ̣nh cu ̣ thể về hợp tác khai thác nguồn tài nguyên nước quốc tế nói chung và lưu vực