Mục tiêu xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp tác khai thác chung dòng sông Mê Kông

Một phần của tài liệu Khai thác chung dòng sông Mê Kông vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và các nước liên quan (Trang 88)

b) Ảnh hƣởng đến kinh tế – xã hộ

3.1.2 Mục tiêu xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp tác khai thác chung dòng sông Mê Kông

chung dòng sông Mê Kông

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp tác khai thác chung dòng sông Mê Kôngcần phải đảm bảo được các mục tiêu sau đây:

Một là, từng bước cải thiện môi trường lưu vực sông Mê Kông , gắn khai

mục tiêu bảo vệ môi trường nước lưu vực sông trong việc hoạch định, tổ chức thực hiện các chính sách , chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt đối với Chính phủ và các Bô ̣, Ban ngành quản lý của các quốc gia.

Hai là, hoàn chỉnh cơ chế quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên nước ở từng lưu vực sông Mê Kông của từng quốc gia . Yêu cầu này đòi hỏi các quốc gia xây dựng cơ chế quản lý và khai thác tài nguyên nước của mình phải phù hợp với các quy định chung trên cơ sở các văn bản pháp lý mà các quốc gia đã ký kết như Hiê ̣p đi ̣nh Mê Kông 1995.

Ba là, các quốc gia lưu vực chủ động tăng cường kiểm soát các nguồn

thải từ hoa ̣t đô ̣ng sản xuất của các quốc gia khác , đă ̣c biê ̣t là các quốc gia thượng lưu với mu ̣c đích kiểm soát chéo lẫn nhau và có những biê ̣n pháp cu ̣ thể để đối phó với những biến đổi nguồn nước, thâ ̣m chí là khởi kiê ̣n quốc gia gây ra tác đô ̣ng tiêu cực đó.

Bốn là, hoàn thiện và thống nhất quản lý hệ thống quan trắc môi trường

của các quốc gia . Xây dựng ngân hàng dữ liệu , bảo đảm khả năng dự báo , phòng chống thiên tai, ngập lụt và những tác đô ̣ng xấu nhất có thể xảy ra như sự cố vỡ đâ ̣p thủy điện.

Năm là, hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông phải gắn với xây dựng và nâng cao hơn nữa ý thức pháp luật bảo vệ môi trường cho các quốc gia và dân cư của các quốc gia đó. Hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước và môi trường sông Mê Kông cũng như các quy định pháp luật khác có liên quan là công cụ quản lý hữu hiê ̣u của các cơ quan chuyên môn trên lĩnh vực này. Hệ thống đó phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và chặt chẽ; đồng thời, có cơ chế điều chỉnh một cách linh hoạt để phù hợp với tình hình thực tiễn và những yêu cầu mới đặt ra . Hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên nước và môi trường sông Mê Kông phải vừa có tính chất giáo dục, ngăn ngừa những hành vi vi phạm, vừa đủ mạnh để răn đe, trừng

phạt những quốc gia hay cá nhân , tổ chức cố tình vi pha ̣m . Trong quá trình này các quốc gia lưu vực cần phải nô ̣i luâ ̣t hóa các quy đi ̣nh chung đã ký kết vào pháp luật của quốc gia mình.

Sáu là, xây dựng và duy trì, hoàn thiện tổ chức, cơ cấu và hoạt động của

Ủy hội sông Mê Kông, các Ủy ban liên hợp và các Ủy ban sông Mê Kông của các quốc gia . Đặc biệt phải hoàn thiện đầy đủ được cơ cấu của Ủy hội sông Mê Kông bao gồm Trung Quốc và Mianma . Vì đây là hai quốc gia hi ện nay chưa tham gia vào Ủy hô ̣i sông Mê Kông.

Như vâ ̣y, để hoàn thiện được cơ chế hợp tác khai thác chung sông Mê Kông với các mu ̣c tiêu trên đòi hỏi các quốc gia phải ngồi la ̣i bàn ba ̣c và thống nhất được các giải pháp cu ̣ t hể song song, trong đó chú tro ̣ng giải pháp về mă ̣t pháp lý vì ý chí của các quốc gia lưu vực sông Mê Kông được thể hiê ̣n trong các văn bản pháp lý mà quốc gia đó ký kết , phê chuẩn hoă ̣c tham gia . Từ đó, củng cố chặt chẽ tí nh pháp lý , tính hiệu lực và tính thực thi của các văn bản đã ký kết đồng thời củng cố chă ̣t chẽ vai trò thực sự của Ủy hô ̣i sông Mê Kông.

Một phần của tài liệu Khai thác chung dòng sông Mê Kông vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và các nước liên quan (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)