Vai trò của ngân hàng thƣơng mại trong việc phát triển kinh tế xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh đồng nai (Trang 37)

Thứ nhất, ngân hàng đóng vai trò trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là kết quả tác động nhiều mặt của đổi mới hoạt động ngân hàng, nhất là những cố gắng của ngành ngân hàng trong việc huy động các nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển, trong việc đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi và hiệu quả của từng dự án, từng lĩnh vực ngành nghề để quyết định cho vay. Dịch vụ ngân hàng cũng phát triển cả về chất lượng và chủng loại, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục. Với dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm khoảng 35-37% GDP, mỗi năm hệ thống ngân hàng đóng góp trên 10% tổng mức tăng trưởng kinh tế của cả nước.

Thứ tư, đã hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững. Thông qua nguồn vốn tín dụng cho các chương trình và dự án phát triển sản xuất kinh doanh, hàng năm hệ thống ngân hàng đã góp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, nhất là tại các vùng nông thôn. Việc sử dụng nguồn vốn ngân hàng cho mục đích này ngày càng có tính chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả, nhất là từ khi tín dụng chính sách được tách bạch với tín dụng thương mại và giao cho ngân hàng chính sách xã hội đảm nhiệm.

Thứ năm, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. Đóng góp này được thể hiện qua công tác thẩm định dự án, quyết định

cho vay vốn ngân hàng cho các dự án và giám sát thực hiện một cách chặt chẽ sau khi cho vay, các tổ chức tín dụng (TCTD) luôn chú trọng yêu cầu các khách hàng đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay, tuân thủ các cam kết quốc tế và các quy định về bảo vệ môi trường.

Trong suốt quá trình đổi mới và công nghiệp hóa đất nước, hệ thống ngân hàng thương mại luôn đóng vai trò quan trọng và là một trong những trung tâm của nền kinh tế. Mọi sự tác động từ nền kinh tế như: khủng hoảng, lạm phát, suy thoái,...hầu hết đều có thể nhìn thấy qua ngân hàng thương mại, đồng thời cũng có thể thông qua chính hệ thống ngân hàng này mà có những tác động tích cực ngược trở lại nhằm điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Hoạt động ngân hàng chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố vi mô và vĩ mô. Tiếp cận và nghiên cứu sâu các yếu tố này giúp ngân hàng tận dụng được cơ hội và lợi thế để gia tăng năng lực cạnh tranh, giảm thiểu những tồn tại, và khắc phục những rủi ro. Việc tiếp cận lý thuyết về marketing ngân hàng giúp các ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, đồng thời tạo uy tín cho khách hàng, gia tăng lợi nhuận. Do đó, một trong những hoạt động cần thiết mà các ngân hàng thương mại lựa chọn là tăng cường về mặt lý thuyết và thực hành marketing trong hoạt động kinh doanh để tăng sức cạnh tranh ngay cả ở trong nước và trên thị trường quốc tế trong quá trình hội nhập. Sức ép từ cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa buột các ngân hàng thương mại phải nâng cao hoạt động marketing của mình. ACB-Đồng Nai không nằm trong ngoại lệ đó, luôn cố gắng giữ vị thế của mình đối với khách hàng, góp phần hòa mình vào chiến lược chung của toàn thệ thống ACB.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh đồng nai (Trang 37)