Thực hiện chính sách phát triển sản phẩm, dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh đồng nai (Trang 91)

Dựa vào lợi thế vị trí lý tưởng, uy tín ngân hàng cao, thái độ nhân viên phục vụ hòa nhã, nhiệt tình nên sản phẩm ngân hàng ngày càng dễ dàng tiếp cận với khách hàng nhiều hơn.

Ngân hàng đã có nền tảng cơ cấu sản phẩm phong phú đa dạng nên ACB-Đồng Nai cần phát triển và hoàn thiện hơn sản phẩm khi cung cấp cho khách hàng, cụ thể cần nghiên cứu tìm hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và xu hướng thay đổi nhu cầu đó. Cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến đúng đối tượng khách hàng. Áp dụng các sản phẩm mới mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng. Bộ phận tư vấn tài chính cá nhân cần tư vấn cho khách hàng những phương thức đầu tư, kinh doanh có hiệu quả nhằm đa dạng hóa các sản phẩm của ngân hàng.VD: Cung cấp dịch vụ “ Bó sản phẩm”, khách hàng có thể tự chủ cho nguồn tài chính của mình.

Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ chủ yếu ACB-Đồng Nai đang cung cho khách hàng gồm huy động tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; chuyển tiền trong và ngoài nước; thanh toán quốc tế; kinh doanh ngoại hối; cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; phát hành thẻ nội địa và quốc tế bao gồm thẻ tín dụng, thẻ trả trước và thẻ ghi nợ; các dịch vụ trực tuyến như Mobile Banking, Internet Banking, dịch vụ 247…

Sử dụng công nghệ hiện đại vốn có để phát triển sản phẩm dịch vụ của mình. Chương trình TCBS được xem là giải pháp công nghệ ưu việt nhất mà ACB-Đồng Nai đang áp dụng. Dịch vụ Moble Banking cho phép khách hàng cá nhân có thể kiểm soát được việc ghi nợ, có trên tài khoản của mình bất cứ khi nào, nơi nào.

Còn dịch vụ Internet Banking phục vụ cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Khách hàng không cần trực tiếp đến quầy giao dịch của ngân hàng vẫn có thể thực hiện giao dịch chỉ với một chiếc máy tính được nối mạng như tra cứu thông tin tài khoản, thực hiện chuyển khoản, chuyển khoản gửi tiết kiệm. Dịch vụ 247 giúp khách hàng thanh toán chi phí sinh hoạt hàng kỳ như cước điện thoại, tiền nước, cước Internet,…

Đẩy mạnh phát triển sản phẩm thẻ. ACB-Đồng Nai hiện là một trong những ngân hàng có hoạt động thẻ mạnh. Cần đẩy mạnh hoạt động này hơn nữa. Cần chú ý đến thuộc tính, công dụng và tính năng của thẻ để tư vấn cho từng đối tượng khách hàng. Đưa ra nhiều tiện ích trong việc sử dụng thẻ như rút tiền, truy vấn số dư, xem lịch sử

giao dịch, đặc biệt là dịch vụ “Bảo hiểm rút tiền”. Ngoài ra, cần nghiên cứu miễn giảm phí phát hành thẻ, phí thường niên để tăng số lượng phát hành thẻ.

Chi nhánh cũng cần phát triển hệ thống thẻ thanh toán của như: thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng tại các trung tâm mua sắm như siêu chị, nhà hàng, khách sạn, công ty du lịch,…

Về dịch vụ tiền gửi: khuyến khích khách hàng gửi tiền thông qua các chương trình tặng quà, khuyến mãi và chăm sóc khách hàng với lãi suất cạnh tranh và chi phí giao dịch hợp lý. Ngân hàng tiếp tục cố gắng duy trì số lượng khách hàng trung thành trong thời gian qua và đồng thời tìm hiểu thêm nhu cầu tăng thêm của khách hàng để ngân hàng kịp thời đáp ứng.

Về dịch vụ tín dụng: dựa vào lợi thế năng lực tài chính tốt và công tác quản lý rủi ro hiệu quả. Thường xuyên rà soát, đánh giá, phân loại khách hàng. Sàng lọc để hạn chế cho vay những khách hàng có uy tín tín dụng thấp hoặc hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Đa dạng hóa các hoạt động tín dụng và đầu tư để tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn như cho vay dự án, cho vay đồng tài trợ, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay mua nhà trả góp, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên…Vì trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có nhiều khu công nghiệp lớn nên tập trung một số công ty lớn hoạt động kinh doanh tốt có thương hiệu mạnh như: Công ty Cổ phần Việt Pháp Sản xuất thức ăn gia súc , Tổng Công ty Tín Nghĩa, và một số doanh nghiệp vừa và lớn khác…Đây là những khách hàng doanh nghiệp ngân hàng cần tập trung khai thác và duy trì mối quan hệ để tăng cường dịch vụ tín dụng.

Phát huy thế mạnh của ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối. Có thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho khách hàng hoặc ngân hàng cũng cân nhắc bán ngoại tệ cho khách hàng theo giá ưu đãi để thanh toán xuất nhập khẩu. Khuyến khích khách hàng giao dịch thanh toán quốc tế dựa trên doanh số của khách hàng. Ví dụ: tặng quà cho khách hàng với mỗi mốc doanh số đạt được, hoặc chính sách miễn giảm phí cho khách hàng.

Tăng cường hợp tác với các tổ chức như bảo hiểm, điện lực, bưu điện, trường học… nhằm góp phần đa dạng thành phần khách hàng của ngân hàng và đồng thời đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Việc hợp tác giữa các ngành là xu hướng tất yếu hiện nay, nhằm mang lại cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng và hoàn hảo. Đồng thời, việc hợp tác còn góp phần tăng huy động vốn, tăng thêm nguồn khách hàng tiềm năng, bán chéo các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh đồng nai (Trang 91)