Những biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay:

Một phần của tài liệu Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay (Trang 27)

5. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên;”

1.3. Những biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay:

Điểm lại các quy định của pháp luật tr-ớc kia (Nghị định số 178/1999/NĐ- CP, Nghị định số 85/2002/NĐ-CP), chúng ta thấy rằng bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay đ-ợc coi là một biện pháp bảo đảm. Theo tôi, quy định tại các văn bản trên là trái luật bởi Điều 324 BLDS năm 1995 không ghi nhận biện pháp bảo đảm này. Hơn nữa, quy định trên cũng không có tính khoa học bởi xét cho cùng khi áp dụng bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, các bên lại tự quy về biện pháp cầm cố, thế chấp để lập hợp đồng và xác lập quyền và nghĩa vụ của hai bên.

Theo pháp luật hiện hành, trong bảy biện pháp bảo đảm mà BLDS năm 2005 quy định thì biện pháp bảo lãnh và tín chấp là biện pháp đối nhân. Nh- vậy, các biện pháp bảo đảm bằng tài sản bao gồm: ký quỹ, ký c-ợc, đặt cọc, cầm cố, thế chấp. Tuy nhiên, các biện pháp đặt cọc, ký c-ợc, ký quỹ không áp dụng đ-ợc với hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Tr-ớc hết, theo quy định tại các điều 358, 359, 360 BLDS năm 2005 thì tài sản mà bên bảo đảm dùng để thực hiện biện pháp bảo đảm là “một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá hoặc vật có giá trị khác.Nh- vậy, tại thời điểm vay vốn các tài sản này đã hình thành và thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm (các tài sản này không phải đăng ký quyền sở hữu và việc nắm giữ tài sản chính là cơ sở để xác lập quyền sở hữu), do vậy, tài sản này không hình thành từ vốn vay. Mặt khác, mỗi biện pháp đặt cọc, ký quỹ, ký c-ợc có đặc tr-ng và phạm vi áp dụng riêng. Cụ thể, đặt cọc th-ờng áp dụng để bảo đảm việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Chế tài của biện pháp này áp dụng với cả bên đặt cọc và bên đặt cọc. Trong khi đó ký c-ợc đ-ợc sử dụng trong lĩnh

vực thuê động sản. Ký quỹ đ-ợc áp dụng chủ yếu trong quan hệ dân sự và nhằm để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền và ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian, do bên có quyền chỉ định. Từ các phân tích trên cho thấy, cầm cố và thế chấp là hai biện pháp đ-ợc áp dụng trong quan hệ giao dịch bảo đảm giữa TCTD và khách hàng vay vốn.

Một phần của tài liệu Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay (Trang 27)