Pháp luật về công chứng, chứng thực

Một phần của tài liệu Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay (Trang 83)

5. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên;”

3.1.2. Pháp luật về công chứng, chứng thực

Về thẩm quyền chứng thực: Đề nghị sửa đổi Khoản 3 Điều 93 Luật nhà ở như sau: “Hợp đồng về nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã không phân biệt nhà ở đô thị hay nông thôn, trừ các trường hợp sau đây…”

Đối với các quy định về công chứng:

Đề nghị Uỷ ban th-òng vụ quốc hội ban hành văn bản h-ớng dẫn Điều 5 Luật công chứng về “có thật” và hồ sơ, thủ tục công chứng đối với tài sản hình thành từ vốn vay. Cụ thể, văn bản pháp luật cần quy định chi tiết, rõ ràng về các chứng từ chứng minh tài sản hình thành từ vốn vay nói riêng và tài sản hình

thành trong t-ơng lai nói chung để có cơ sở đẩy mạnh thực hiện hoạt động công chứng, chứng thực đối với loại tài sản này.

Sửa đổi Khoản 2 Điều 44 Luật công chứng như sau: “Ng-ời yều cầu công chứng có quyền lựa chọn thực hiện việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ Hợp đồng giao dịch tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó hoặc tổ chức hành nghề công chứng khác. Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến hồ sơ công chứng mà mình đã thực hiện khi đ-ợc yêu cầu”

Mặt khác, nhiều v-ớng mắc của ng-ời yêu cầu công chứng xuất phát từ chính ý chí chủ quan của các công chứng viên. Vì vậy, pháp luật cần quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ bồi th-ờng thiệt hại của Công chứng viên khi từ chối công chứng không có cơ sở pháp luật. Bên cạnh đó, Bộ T- pháp cần có quan điểm chỉ đạo và h-ớng dẫn chung đối với tất cả các phòng công chứng trong cả n-ớc về những thoả thuận của các bên trong hợp đồng bảo đảm không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì đề nghị cơ quan công chứng nên tôn trọng không nên cứng nhắc yêu cầu theo mẫu của công chứng.

Tuy nhiên, tất cả các kiến nghị trên chỉ nhằm khắc phục các v-ớng mắc hiện tại mà ch-a giải quyết triệt để vấn đề giá trị pháp lý của thủ tục công chứng đối với hiệu lực của giao dịch khi đ-ợc công chứng, chứng thực. Theo tôi, khi các bên chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, hoàn toàn tự nguyện, tự do ý chí tham gia giao dịch bảo đảm và nội dung, mục đích của giao dịch không trái quy định pháp luật, đạo đức xã hội thì giao dịch đó có hiệu lực. Việc công chứng, chứng thực chỉ là xác nhận của Nhà n-ớc về việc đã có một giao dịch xảy ra mà không thể là điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Do vậy, ng-ời viết đề nghị bãi bỏ Khoản 2 Điều 122 BLDS năm 2005 để giải quyết dứt điểm tình trạng khó khăn của các chủ thể khi công chứng tài sản hình thành từ vốn vay do v-ớng mắc về thủ tục giấy tờ, đồng thời vẫn bảo vệ đ-ợc quyền lợi

của bên nhận bảo đảm bởi ngay cả khi không công chứng nh-ng giao dịch đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 122 thì vẫn có hiệu lực.

Một phần của tài liệu Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)