5. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên;”
2.2.5. Xử lý tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay
Các quy định về xử lý tài sản hình đảm bảo đang dần hoàn thiện nh-ng vẫn ch-a đáp ứng nhu cầu của các chủ thể. Việc xử lý tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay gây nhiều khó khăn cho các TCTD, đặc biệt là quyền sử dụng
đất và nhà ở. Tr-ớc hết, do bản thân các quy định của Luật đất đai và BLDS năm 2005 không thống nhất về ph-ơng thức xử lý TSBĐ trong tr-ờng hợp các bên không có thoả thuận. Luật đất đai 2003 quy định quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong tr-ờng hợp không có thoả thuận về ph-ơng thức xử lý đ-ợc bán đấu giá (Điều 68). Trong khi đó. BLDS năm 2005 quy định nếu không thoả thuận về ph-ơng thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại Toà án (Điều 721).
Điều 8 Nghị định 163/2006/NĐ-CP mới chỉ ghi nhận về quyền sở hữu và quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm: “Trong tr-ờng hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong t-ơng lai thì khi bên bảo đảm có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm có các quyền đối với một phần hoặc toàn bộ tài sản đó. Đối với tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu mà bên bảo đảm ch-a đăng ký thì bên nhận bảo đảm vẫn có quyền xử lý tài sản khi đến hạn xử lý”
mà ch-a quy định về thủ tục, trình tự xử lý. Quy định về nguyên tắc và ph-ơng thức xử lý tài sản bảo đảm tại điều 58, 59 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ch-a đủ cơ sở thực hiện là hạn chế lớn của văn bản pháp luật, ch-a có trình tự xử lý riêng biệt, mang tính đặc thù với tài sản hình thành từ vốn vay, đặc biệt là khi tài sản ch-a hình thành đầy đủ.