Pháp luật về xử lý tài sản hình thành từ vốn vay

Một phần của tài liệu Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay (Trang 88)

5. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên;”

3.1.4. Pháp luật về xử lý tài sản hình thành từ vốn vay

Việc xử lý tài sản bảo đảm là một trong các hoạt động quan trọng và có ý nghĩa đối với việc thu hồi khoản vay. Pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này khá rộng, bao gồm Bộ luật dân sự năm 2005; Luật đất đai; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004; Nghị định 163/2006/NĐ-CP; Nghị định số 05/2005/NĐ-CP; và các văn bản h-ớng dẫn thi hành các văn bản trên. Do các quy định về xử lý tài sản bảo đảm đ-ợc dẫn chiếu đến nhiều văn bản nên không tránh khỏi sự chồng chéo, mâu thuẫn. Xuất phát từ những khó khăn mà các chủ thể th-ờng gặp phải khi xử lý tài sản bảo đảm, ng-ời viết kiến nghị một số giải pháp sau:

Hiện nay, pháp luật vẫn còn thiếu các quy định về xử lý tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay, đặc biệt trong giai đoạn tài sản đang hình thành. Vì vậy, đề nghị bổ sung các quy định pháp luật về hồ sơ, trình tự, thủ tục, ph-ơng thức xử lý đối với loại tài sản này. Cụ thể, về ph-ơng thức xử lý, pháp luật nên thừa nhận quyền đ-ợc bổ nhiệm thành viên do TCTD chỉ định tham gia vào ban quản lý dự án đầu t- hay cho phép TCTD có quyền chuyển khoản tiền vay thành vốn góp vào công ty và việc góp vốn phải thực hiện theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định.

Bổ sung quy định về việc xử lý tài sản gắn liền trên đất mà quyền sử dụng đất không thuộc tài sản thế chấp, trong tr-ờng hợp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền không thể tách rời (nhà ở, công trình xây dựng…). Đối với các trường

hợp này, tài sản cần đ-ợc xử lý theo thỏa thuận. Trong tr-ờng hợp không xử lý đ-ợc theo thỏa thuận, cần có quy định trao quyền cho TCTD đ-ợc bán đấu giá công khai quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, TCTD chỉ đ-ợc h-ởng thứ tự -u tiên thanh toán từ tài sản bảo đảm, phần giá trị xử lý tài sản còn lại trả cho bên bảo đảm hoặc đ-ợc khấu trừ nếu tài sản bảo đảm không đủ thanh toán với t- cách chủ nợ có tài sản bảo đảm nh-ng không đ-ợc -u tiên thanh toán.

Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận trong xử lý TSBĐ, quy định rõ thời điểm để xác định thỏa thuận: khi ký hợp đồng hay tại thời điểm xử lý. Theo chúng tôi thì nên quy định theo h-ớng chấp thuận sự thoả thuận của các bên ở mọi thời điểm. Tuy nhiên, cần quy định cụ thể về hình thức của thoả thuận để làm cơ sở thực hiện.

Quy định rõ về chi phí xử lý khi TCTD hoặc bên thứ ba xử lý tài sản . Theo chúng tôi, các chi phí này cần đ-ợc quy định cụ thể và chỉ bao gồm chi phí quảng cáo bán tài sản, chi phí quản lý tài sản, chi phí định giá tài sản, chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản, chi phí công chứng, chứng thực hợp đồng, thuế chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng trong tr-ờng hợp TCTD xử lý tài sản.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế rõ ràng để các bên mua bán có thể sớm hoàn tất hợp đồng mua bán, chuyển nh-ợng tài sản bảo đảm khi TCTD hoặc bên thứ ba tự bán. Bổ sung thủ tục đăng ký quyền sở hữu khi chuyển nh-ợng với mục đích hạn chế rủi ro từ thủ tục hành chính và áp dụng pháp luật.

Mặc dù, pháp luật hiện tại quy định về việc hỗ trợ của các cơ quan hành chính nhà n-ớc đối với việc thu giữ TSBĐ để xử lý tài sản bảo đảm nh-ng đây chỉ là giải pháp để giải quyết tình huống hiện tại bởi biện pháp này không bảo vệ đ-ợc quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bởi các cơ quan này không đủ khả năng và thẩm quyền để phán xét yêu cầu của TCTD đúng hay sai, vì vậy, trong t-ơng lai khi hệ thống t- pháp đã phát triển tốt thì bỏ giải pháp này. Cần quy định thống nhất: Bổ sung quy định khi cần thu hồi tài sản bảo đảm để xử lý

thu hồi nợ mà bên thế chấp hoặc ng-ời đang giữ tài sản không chịu giao tài sản thì Ngân hàng chỉ cần khởi kiện ng-ời thế chấp hoặc bên thứ ba về việc giao tài sản. Theo cách này, Ngân hàng chỉ cần chứng minh nghĩa vụ bảo đảm của bên thế chấp (khoản nợ vay) và yêu cầu toà buộc bên thế chấp giao tài sản theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Cơ quan thi hành án chỉ căn cứ vào bản án và ra quyết định c-ỡng chế tài sản. Còn việc xử lý tài sản nh- thế nào thì Ngân hàng sẽ căn cứ vào hợp đồng thế chấp và các quy định của pháp luật mà xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

Để việc xử lý tài sản bảo đảm qua thủ tục tố tụng đạt hiệu quả, và có cơ sở pháp lý hỗ trợ việc thu hồi tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay bị tẩu tán trong quá trình chờ Toà án giải quyết vụ kiện đề nghị bổ sung Điều 120 BLTTDS năm 2004 như sau: “Ng-ời yêu cầu Toà án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 102 của Bộ luật này phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đã quý hoặc giấy tờ có giá do Toà án ấn định nh-ng phải t-ơng đ-ơng với nghĩa vụ tài sản mà ng-ời có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo vệ quyền lợi ích của ng-ời bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía ng-ời có quyền yêu cầu, trừ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản bảo đảm tiền vay của TCTD.” Bổ sung quy định về thủ tục xét xử rút gọn đối với việc khởi kiện xử lý TSBĐ của TCTD và quy định rõ thời gian xử lý cho Toà án và cơ quan Thi hành án đối với loại án này.

Đề nghị bổ sung các quy định sau tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP: xử lý tài sản bảo đảm khi bên bảo đảm chết hoặc vắng mặt tại nơi c- trú tại thời điểm xử lý TSBĐ. Các quy định về thanh toán thu nợ từ việc xử lý tài sản bảo đảm (thứ tự thanh toán), mục xử lý TSBĐ trong cầm cố thế chấp, thủ tục riêng cho việc xử lý tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay ch-a hình thành. Pháp luật cũng cần bổ sung các quy định về xử lý tài sản bảo đảm ngoài Toà án để giúp các TCTD chủ động xử lý TSBĐ thu hồi vốn bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.

Bộ T- pháp, Cục thuế, Bộ tài nguyên môi tr-ờng phải thống nhất các thủ tục công nhận việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo đúng quy định tại Điều 70 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP cụ thể nh- Ngân hàng đ-ợc quyền sử dụng Hợp đồng thế chấp, cầm cố nh- là Hợp đồng chuyển nh-ợng quyền sở hữu hay quyền sử dụng tài sản để chuyển nh-ợng (bán tài sản) cho bên mua, bên nhận tài sản.

Một phần của tài liệu Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay (Trang 88)