Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số làng thủ công truyền thống ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình (Trang 78)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG VEN SÔNG GIANH

3.3.5. Một số giải pháp khác

Nhà nước và chính quyền địa phương các làng xã ven sông Gianh từng bước nhanh chóng lập, phê duyệt và triển khai quy hoạch chi tiết các cụm điểm tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển các cụm điểm tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương có ngành nghề TTCN phát triển, và có tiềm năng phát triển như: Quảng Thuận, Quảng Thọ, Quảng Thanh… nhằm tạo việc làm cho nguồn lao động nông thôn và nguồn lao động nhàn rỗi theo thời vụ, lao động thất nghiệp.

Phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế, tận dụng tối đa lợi thế, cơ hội về nguồn lao động và nguồn nguyên liệu để phát triển sản xuất TTCN và NNNT; từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất ở các làng nghề; cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm. Yêu cầu, khuyến khích các cơ sở sản xuất ở làng

nghề kiên kết lại với nhau để tạo thành những cơ sở, hợp tác xã, thành lập những doanh nghiệp mạnh ngay ở trong từng làng nghề, từng địa phương.

Nhân rộng một cách phù hợp các làng nghề nông thôn, các ngành nghề nông thôn, các ngành nghề TTCN phát triển, đưa lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao; nhân rộng, biểu dương, giới thiệu các điển hình doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực TTCN là sản xuất kinh doanh phát triển tốt góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương để tạo động lực phát triển TTCN.

Phát triển TTCN, ngành nghề truyền thống phải gắn liền với quy hoạch vùng nguyên liệu, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái; xây dựng các doanh nghiệp đầu mối để làm tiền đề cho sự phát triển làng nghề; gắn với sự phát triển của công nghiệp, làm tiền đề để phát triển công nghiệp; phối hợp, quan hệ chặt chẽ với các ngành, lĩnh vực liên quan.

Tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức tham gia hội chợ triển lãm để quảng bá sản phẩm TTCN, có cơ hội tìm kiếm thị trường mới. Có kế hoạch xây dựng thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp cho sản phẩm TTCN, các ngành nghề nông thôn tiêu biểu, có tiềm năng phát triển trong hiện tại và tương lai.

Tổ chức thi nghề, liên hoan du lịch làng nghề truyền thống hằng năm. Hành trình văn hóa làng nghề thủ công truyền thống

Thực hiện nghiêm túc các quy định của Pháp luật về đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư phát triển TTCN và làng nghề nông thôn.

Tổ chức tuyên truyền và phát động phong trào phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường; tổ chức tập huấn, hướng dẫn và tuyên truyền các phương pháp, biện pháp bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác giáo dục ý thức gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống làng nghề, ý thức xây dựng môi trường vệ sinh, môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh trong các làng nghề nhằm đảm bảo thực hiện phát triển bền vững. Bảo tàng hóa di sản văn hóa làng.

Như vậy, sự phát triển các làng thủ công truyền thốn ven sông Gianh không đều giữa các ngành nghề và các làng nghề. Một số nghề rất phát triển, trở thành

nghề chính của người dân và lan tỏa ra các làng khác. Một số nghề khác lại có nguy cơ mai một, dần suy vong. Một số nghề và làng nghề khác thì phát triển cầm chừng, không ổn định, mức độ tiêu thụ sản phẩm hạn chế và phụ thuộc rất nhiều vào thị trường. Sự mai một của một số nghề truyền thống tại các làng nghề ven sông Gianh có nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân mang tính thời đại, nhưng cũng có nguyên nhân xuất phát tự thân các làng nghề.

Nhìn chung, các làng thủ công truyền thống ven sông Gianh có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu là từng hộ gia đình, vẫn chưa thoát khỏi tình trạng lạc hậu. Sản phẩm đơn điệu, sức cạnh tranh trên thị trường hạn chế. Dưới ảnh hưởng của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, các làng nghề trong quá trình phát triển, tìm kiếm thị trường gặp nhiều khó khăn. Tình trạng hàng hóa ứ đọng, không tiêu thụ được biểu hiện ở một số làng nghề nón, nghề làm mấy xuất khẩu. Mức độ khó khăn giữa các nghề và làng nghề không giống nhau. Đó là khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, về vốn để sản phẩm, về vốn để sản xuất, về kỹ thuật công nghệ, thiếu lao động có tay nghề cao, đứt gãy truyền thống ở một số làng nghề.

Nhận thức được điều đó, chính quyền địa phương đã có những giải pháp, các chương trình phát triển các làng nghề và đã đưa lại một số hiệu quả quan trọng. Nhiều làng nghề được tỉnh Quảng Bình công nhận danh hiệu là làng nghề và làng nghề truyền thống. Để hoạt động của làng nghề đi vào chiều sâu và phát triển đúng hướng, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, thì cần có sự nhìn nhận đầy đủ hơn về làng nghề đồng thời quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải gắn liền với quy hoạch làng nghề thì mới tạo điều kiện để làng nghề phát triển một cách bền vững. Với các địa phương đã có làng nghề, cần lập dự án phát triển nghề hiện có, mở rộng thêm nghề mới cho nhiều hộ dân. Còn đối với địa phương chưa có nghề, cần lập quy hoạch ngành nghề, quy hoạch mặt bằng, xây dựng kế hoạch, dự án phát triển…Trong đó người lao động trong các làng nghề cần chủ động, đầu tư công sức cũng như trí tuệ của mình để làm ra những sản phẩm chất lượng cao. Các cơ sở cần mở rộng mặt bằng sản xuất, đầu tư về công nghệ, máy móc, nhà xưởng bên cạnh phải mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm đối tác. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm phải thay đổi cho phù

hợp với nhu cầu thị trường. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thực thi các đề án tại các làng nghề và cần có những giải pháp đồng bộ, phù hợp hơn. Những giải pháp nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát triển các làng nghề ven sông Gianh một cách có hiệu quả. Đó là việc tăng cường đầu tư phát triển các cơ sở làng nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh, đầu tư vốn… Tất cả nhằm mục đích tạo động lực để sản xuất kinh doanh, kích thích sự tham gia hoạt động của người dân, tăng thu nhập cho nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế quê hương giàu mạnh.

KẾT LUẬN

Làng nghề thủ công truyền thống với các bí quyết nghề nghiệp riêng là sản phẩm độc đáo của nền văn hoá Việt Nam - dân tộc đã có bề dà y lịch sử hàng ngàn năm với nền văn hoá lấy cộng đồng làng làm đơn vị tổ chức xã hội cơ bản. Các làng nghề truyền thống đã tạo ra rất nhiều sản phẩm không chỉ đơn thuần là trao đổi thương mại mà còn có mặt giá trị về văn hoá và lịch sử. Đội ngũ nghệ nhân, hệ thống bí quyết và quy trình công nghệ tạo ra các sản phẩm được lưu truyền cùng với toàn bộ cảnh quan.

Lịch sử nông thôn Việt Nam gắn liền với các thôn làng và các làng nghề. Chúng là đặc điểm đặc trưng trong truyền thống kinh tế - văn hóa của xã hội nông thôn Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc không phải là mùa vụ chính. Nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, do đặc thù hoạt động theo mùa vụ nên đã tạo ra khoảng thời gian nông nhàn cho những người nông dân. Do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cần có các vật dụng cho nên những người nông dân đã sử dụng thời gian nông nhàn của mình để làm ra các sản phẩm. Lúc đầu nó chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân họ. Sau đó, nó được đem đi trao đổi, buôn bán. Dần dần, hoạt động trao đổi tăng và có nhiều trường hợp đưa lại nguồn lợi nhiều hơn so với nghề làm nông nghiệp. Việc sản xuất những sản phẩm dần được phát triển và chuyên môn hóa. Xuất hiện những làng có thu nhập từ nghề thủ công chiếm tỷ trọng cao hơn nghề nông nghiệp. Thu nhập của những người

nông dân đồng thời là thợ thủ công của những làng này trội hơn của những người nông dân ở những làng thuần nông. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà người thợ thủ công thoát ly khỏi nghề làm nông nghiệp. Những sản phẩm nông nghiệp luôn là sự đảm bảo, ổn định cần thiết cho họ. Lịch sử đã chứng minh, có nhiều làng nghề phát triển, hầu hết những người thợ thủ công đã có những nguồn thu chính, chủ yếu từ việc sản xuất và trao đổi các sản phẩm. Họ không còn trông chờ vào các sản phẩm từ nghề nông nghiệp bởi thu nhập từ nghề thủ công gấp nhiều lần so với nghề nông nghiệp. Nhưng họ không rời xa đồng ruộng. Họ dùng nguồn lợi thu được từ hoạt động phi nông nghiệp mua những thửa ruộng rồi thuê người làm. Điều này cũng minh chứng cho việc nghề thủ công truyền thống chưa khi nào tách hẳn khỏi nông nghiệp.

Sự phát triển của các làng nghề nhất là các làng nghề thủ công truyền thống trong quá trình CNH, HĐH nông thôn là xu hướng tất yếu, khách quan. Các làng nghề sẽ là cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại, là nấc thang phát triển quan trọng trong tiến trình CNH nông thôn nước ta. Chúng đã góp phần đáng kể đối với sự phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quan trọng hơn cả là đối với vấn đề giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập và đời sống cho người lao động ở các địa phương.

Sinh tụ và phát triển trên một vùng đất mà thiên nhiên không mấy ưu đãi, khí hậu khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, thường xuyên bị hạn hán, lũ lụt đe dọa làm cho kinh tế nông nghiệp gặp không ít khó khăn. Những cư dân đến đây sinh cơ lập nghiệp từ miền Bắc vào, chủ yếu là vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Họ đã cùng nhau cố kết, chung sức chung lòng để khai hoang lập làng, cùng đấu tranh chống thiên tai, địch họa. Qúa trình khai phá, dựng làng là quá trình chiếm lĩnh những nơi điều kiện tự nhiên ưu đãi, thuận lợi hơn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống làm địa bàn chính và từ đó, cùng với sự gia tăng của cư dân, không gian làng được mở rộng. Do lịch sử hình thành vùng đất và điều kiện tự nhiên chi phối nên làng xã vùng ven sông Gianh mang tính mở trong mối quan hệ liên làng, trong phương hướng phát triển, mở rộng không gian lãnh thổ. Về kết cấu kinh tế, bên cạnh kinh tế nông nghiệp chiếm vị trí chủ yếu, thủ công nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp có sự phát triển. Sự liên kết nghề nghiệp, về kinh tế trong

môi trường sống luôn là vấn đề trong môi trường sống luôn là vấn đề của sự liên kết về mặt văn hóa và xã hội. Những làng thủ công truyền thống ven sông Gianh chỉ là một tổ chức xã hội, một đơn vị kinh tế mà còn là nơi lưu giữ rất nhiều những nét văn hóa đặc sắc mang đậm dấu ấn địa phương được biểu hiện qua các sản phẩm thủ công, các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian… Cùng với thời gian, các làng nghề vùng ven sông Gianh đã trải qua những bước phát triển thăng trầm khác nhau. Nếu như các làng nghề miền Bắc ra đời và phát triển do nhu cầu nông nhàn, nhu cầu vất dụng hằng ngày nên các làng nghề tự tạo ra thị trường thị trường và tồn tại trong phạm vi thị trường nhỏ hẹp của mình. Còn các làng nghề vùng ven sông Gianh lại hình thành từ nhu cầu kiếm sống, phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường. Do đó, sự biến động của thị trường là nhân tố chính có tác động đến sự phát triển của các làng thủ công ở đây. Sự đổi mới cơ chế quản lý cũ sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước từ năm 1986 đã tạo ra bước ngoặt quan trọng thúc đẩy các ngành nghề thủ công truyền thống ở đây phát triển. Tuy nhiên, sự đóng góp của chúng vào nền kinh tế địa phương còn ở mức khiêm tốn. Hiện nay, cũng không ít làng nghề chưa phục hồi sản xuất, một số làng nghề bị mai một, đội ngũ nghệ nhân ngày càng suy giảm. Các làng nghề đang đứng trước những khó khăn thách thức, đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm, vốn, thiết bị công nghệ, tay nghề của những người lao động và ô nhiễm môi trường.

Ngày nay, để bảo tồn nghề thủ công truyền thống trước tiên cần phải giải quyết vấn đề nhận thức. Từ cấp vĩ mô là Chính phủ và các Bộ, ngành ở trung ương tới vi mô là các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng cư dân ở cơ sở.

Nhiều giá trị văn hóa của làng nghề thủ công truyền thống dần bị mai một, bí quyết nghề nghiệp bị thất truyền cùng với sự ra đi của các nghệ nhân lớn tuổi. Những ý nghĩa văn hóa truyền thống của mỗi sản phẩm không được các thế hệ sau tiếp thu và phát huy một cách đúng mực dẫn đến mất bản sắc nghề. Thậm trí còn có xu hướng thương mại hóa, chỉ hướng tới mục tiêu lợi nhuận làm cho giá trị văn hóa của sản phẩm thủ công truyền thống bị suy giảm, thương hiệu của làng nghề bị phai mờ.

Song hành với nhận thức của người thợ thủ công là nhận thức của các cấp chính quyền địa phương. Các nhà quản lý, hoạch định chính sách từ trung ương

tới địa phương cần xem xét kỹ và nắm vững được những đặc thù của làng nghề thủ công truyền thống trước khi ban hành một chính sách, đầu tư cho các hoạt động bảo tồn, phục hồi và phát triển các làng nghề đó. Đặc thù của một làng nghề thủ công truyền thống thường được thể hiện ở những mặt cơ bản sau:

- Sự liên kết cộng đồng, hợp tác tương trợ trong sản xuất với tinh thần cạnh tranh lành mạnh.

- Là những sản phẩm đơn chiếc được chế tác bằng phương pháp thủ công với chất liệu, công nghệ truyền thống và những bí quyết, kỹ năng nghề nghiệp đặc sắc của cộng đồng (có thể từng hộ kinh tế gia đình, từng nghệ nhân). Các sản phẩm đó phải hàm chứa những tri thức dân gian hoặc tri thức địa phương.

- Có thương hiệu cho các mặt hàng và loại hình sản phẩm.

Ngày nay, nhu cầu xã hội đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là nhu cầu xuất khẩu, tất yếu mẫu mã, chủng loại sản phẩm của làng nghề thủ công truyền thống cần được thay đổi và thích nghi mới mong có chỗ đứng trong thị trường. Còn ngược lại, thì làng nghề thủ công truyền thống sẽ bị “hiện đại hóa”, những đặc trưng cơ bản của làng nghề sẽ dần bị mai một, thậm trí còn bị biến dạng thành “cụm công nghiệp hiện đại” của địa phương.

Bảo tồn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống vùng ven sông Gianh là việc làm cần thiết nhưng cũng cần phải đánh gía đúng vai trò, vị trí của mỗi làng nghề trong điều kiện sự phát triển kinh tế hiện nay của cả nước. Đó là khôi phục và duy trì ở mức độ nhất định những làng nghề sản phẩm truyền thống có nhu cầu trên thị trường, bảo tồn một số công nghệ cổ truyền độc đáo mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương.

Từ việc nắm thực trạng của các làng thủ công ven sông Gianh, cần phải có các giải pháp đồng bộ tạo môi trường thuận lợi cho việc khôi phục, thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển các làng trong sự chuyển hóa của nông nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số làng thủ công truyền thống ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w