Tăng cường đầu tư cho việc bảo tồn và phát triển các làng nghề

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số làng thủ công truyền thống ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình (Trang 70)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG VEN SÔNG GIANH

3.3.3. Tăng cường đầu tư cho việc bảo tồn và phát triển các làng nghề

Việc bảo tồn và phát triển các làng nghề nhằm mục đích là phát triển công nghiệp nông thôn, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước. Muốn phục hồi và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống thì trước hết phải giải quyết được những khó khăn mà các làng nghề đang phải đối mặt, đó là thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm; tình trạng thiếu lao động có tay nghề cao và đứt gãy truyền thống ở nhiều làng nghề; tình trạng thiếu vốn… Thực chất đây là cả một nhóm giải pháp có ý nghĩa hỗ trợ, phát triển nguồn tài nguyên hiện có của các làng nghề ven sông Gianh.

Thứ nhất: Giải quyết vấn đề thị trường hiện là yêu cầu sống còn đối với các

làng nghề ven sông Gianh. Thị trường ở đây được hiểu là thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.

Thị trường đầu vào: Thực tế cho thấy thị trường các yếu tố đầu vào đang gặp nhiều rào cản, nên hoạt động kém linh hoạt và thiếu hiệu quả, làm ảnh hưởng tới tốc độ phục hồi và phát triển của các làng nghề. Thị trường cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề phần lớn là thị trường địa phương tại chỗ, gắn với nguồn tài nguyên, các sản phẩm nông – lâm nghiệp và những phế thải phế liệu… Song không ít vật tư nguyên liệu của các cơ sở sản xuất làng nghề phụ thuộc vào

nguồn cung ứng của thị trường các địa phương khác. Đó là chưa kể giá các loại nguyên vật liệu đầu vào hiện nay đang tăng cao.

Về thị trường đầu ra: Thị trường đầu ra tức là thị trường tiêu thụ sản phẩm ở các làng nghề thủ công ven sông Gianh cũng như một số làng nghề khác là vấn đề đặc biệt quan tâm. Thực trạng các làng nghề nêu trên cho thấy, thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ lẻ, phân tán, thị trường địa phương, thị trường nông thôn và các đô thị nhỏ. Về mặt lý thuyết đó là thị trường rất đáng kể, song thực tế thì sức mua không đáng kể do những nguyên nhân như đã phân tích. Bởi vậy, giải quyết vấn đề thị trường cho các làng nghề ở đây như thế nào là một câu hỏi lớn.

Do đó, Nhà nước và chính quyền cần tiến hành hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường, thông qua việc giao trách nhiệm cho các cơ quan ngoại thương trợ giúp nghiên cứu nhu cầu thị trường, nắm vững thị hiếu tiêu dùng của từng khu vực đối với từng mặt hàng tiểu thủ công nghiệp. Cung cấp thông tin thị trường, tổ chức các dịch vụ tư vấn về chiến lược mặt hàng thị trường. Trợ giúp giới thiệu sản phẩm làng nghề qua các hội chợ triển lãm trong nước.

Nhà nước và chính quyền địa phương cần có chính sách và biện pháp tác động, tạo điều kiện cho người dân nông thôn và các đô thị nhỏ ngày càng nâng cao mức thu nhập, nhằm tăng sức mua cho họ đối với hàng hóa thủ công làng nghề…

Hỗ trợ phát triển các vùng nguyên liệu cho các làng nghề, khuyến khích thành lập các doanh nghiệp đầu mối để cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm

- Duy trì, củng cố các thị trường truyền thống.

- Giúp đỡ các làng nghề trong việc hình thành kênh tiêu thụ dưới hình thức đặt hàng, thu mua, bao tiêu sản phẩm; xây dựng mạng lưới các đại lý, các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm làng nghề trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển làng nghề cần gắn với phát triển du lịch. Sở Công thương, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch và các làng nghề cùng phối hợp để mở các điểm du lịch làng nghề, gắn liền với giá trị văn hóa truyền thống của mỗi vùng. Sự phát triển và hoàn thiện các loại thị trường và cơ chế thị trường sẽ tạo điều kiện cơ bản cho việc tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh lợi nhuận, hạn chế những khó khăn rủi ro không đáng có.

Đối với nghề nón: Từ xưa đến nay, nghề nón ở làng Thổ Ngọa và các làng có nghề chằm nón khác tuy được sản xuất rộng rãi trong tất cả các hộ gia đình nhưng không phải tạo thành một làng nghề riêng biệt mà gắn với sản xuất nông nghiệp mặc dù ruộng đất nơi đây khô cằn, chua mặn, nghề nông không phát triển. Đặc biệt đối với Thổ Ngọa có cơ cấu ngành nghề sản xuất nông nghiệp là chính và các nghề phụ: nuôi trồng thủy sản, cơ khí, mộc, nề… trong đó nghề chằm nón đã giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn dân cư trong thời gian nông nhàn, tăng thêm nguồn thu của địa phương.

Bên cạnh đó, Quảng Bình đã đề ra “Chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn giai đoạn 2001 – 2005” trong đó có mục tiêu, phương hướng phát triển nghề nón. Cụ thể là mở rộng và phát triển các làng nghề nón ở Quảng Trạch. Đồng thời đầu tư nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu của khách hàng, đưa sản lượng nón lá các loại bình quân hàng năm đạt 5 – 6 triệu chiếc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong và ngoài tỉnh, khách đến tham quan du lịch. Do vậy để phát huy tốt nghề nón truyền thống ở Thổ Ngọa cũng như các làng nghề nón khác trong tỉnh, thiết nghĩ cần phải thực hiện các giải pháp sau:

Nghề nón có hai nguyên liệu chính là lá nón và vành tre. Do vậy, với địa thế của làng Thổ Ngọa nên trồng tre, lồ ô để chủ động nguyên liệu. Bên cạnh đó hợp tác, liên kết với các thôn, bản ở thượng nguồn để quy hoạch vùng trồng lá nón nhằm cung cấp đủ nguyên liệu.

Cần học tập kinh nghiệm, bí quyết kỹ thuật làm nón của các làng nón truyền thống trong cả nước để có những cách tân, đổi mới nhằm nâng cao chất lượng cũng như hình thức thẩm mỹ của chiếc nón làng Thổ Ngọa, phải làm cho chiếc nón Thổ Ngọa đẹp hơn, trắng hơn.

Cần thăm dò để nắm được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để có sự đổi mới mẫu mã hình thức, chất lượng sản phẩm cho phù hợp và có một nghệ thuật tiếp thị hoàn hảo. Có chính sách đầu tư sản xuất phù hợp bằng cách cho các hộ vay vốn mở rộng quy mô sản xuất để người dân ổn định sản xuất và yên tâm với nghề.

Mở rộng mạng lưới kinh doanh, tìm đầu mối tiêu thụ sản phẩm, vươn tới các thị trường trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Điều quan trọng là phải đảm bảo và quyết định sự sinh tồn của nghề chằm nón truyền thống là phải đảm bảo chất lượng, giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. Đây là yếu tố có ý nghĩa then chốt để chiếc nón Thổ Ngọa tồn tại vững chắc thị trường trong nước.

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cung – cầu và các yếu tố liên quan khác, chắc chắn chiếc nón làng Thổ Ngọa sẽ có mặt ở hầu khắp các thị trường trong nước. Từ đó góp phần ổn định cuộc sống người dân trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đa dạng hóa ngành nghề của địa phương, giữ gìn được giá trị truyền thống của cha ông.

Đối với nghề đóng thuyền truyền thống ở Thanh Trạch: Như đã trình bày ở trên, Thạch Trạch là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện để khôi phục và phát triển nghề đóng mới, sửa chữa tàu thuyền và cần nhấn mạnh là nghề sửa chữa các loại tàu thuyền lớn nhỏ. Theo điều tra mới nhất của chính quyền địa phương và đồn biên phòng cửa khẩu sông Gianh thì hàng ngày có trên dưới 50 tàu thuyền đánh cá ra vào cảng. Đặc biệt các tuần trăng sáng thì vùng Thanh Trạch, Quảng Phúc có đến 300 - 400 tàu thuyền đánh cá và neo đậu. Trong số này có rất nhiều tàu cần tu sửa vỏ hoặc làm máy, đó là chưa tính đến các tàu trọng tải lớn vào trả hàng, ăn hàng cần tu sửa nhẹ… Tóm lại, thị trường để mở rộng sửa chữa, đóng mới là có nhu cầu lớn. Về kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao nếu thực hiện chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” chắc chắn sẽ hình thành đội ngũ cán bộ công nhân đủ sức hoạt động phục vụ thỏa mãn nhu càu thị trường.

Thứ hai: Giải pháp cho tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề cao và đứt

gãy truyền thống ở các làng nghề, đó là việc đầu tư mở các lớp đào tạo kỹ năng nghề nghiệp truyền thống ngay tại các làng gốc nghề và các cơ sở doanh nghiệp làng nghề. Hình thức đào tạo khá phong phú, linh hoạt, có thể dưới dạng: các trung tâm dạy nghề của tư nhân hoặc của chính quyền nhà nước các cấp. Các nghệ nhân, thợ giỏi dạy nghề theo lối truyền thống vừa học vừa làm trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên đa số các nghệ nhân đều đã cao tuổi, sức khỏe hạn chế, bởi vậy chính quyền cần có chính sách khen thưởng, ưu đãi tốt hơn nữa để

họ tích cực truyền nghề cho lớp trẻ, thường xuyên tổ chức và trao những danh hiệu cao quý cho họ.

Giải pháp cho tình trạng kỹ thuật và phương tiện sản xuất lạc hậu ở các làng nghề, đó là việc thực hiện các chính sách, biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề một cách tích cực và có hiệu quả. Chỉ có đổi mới công nghệ sản xuất mới giúp các làng nghề nâng cao được năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đồng thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đổi mới công nghệ trước hết là việc làm tự thân các cơ sở sản xuất – kinh doanh làn nghề. Điểm chung nhất là phải xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của thị trường về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, xuất phát từ khả năng và điều kiện của từng cơ sở sản xuất kinh doanh mà có phương án đổi mới công nghệ thích hợp.

Thứ ba: Giải quyết tình trạng thiếu vốn luôn là vấn đề đặt ra hàng đầu đối

với các làng nghề kể cả khi sản xuất rất phát triển. Việc đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như đào tạo nguồn nhân lực đòi hỏi phải có vốn đầu tư nhất là vốn vay. Thực tế cho thấy, các nguồn vốn chủ yếu trong các làng nghề hiện tại gồm: vốn tự có, vốn chiếm dụng và vốn vay. Hiện nay, quy mô vốn ở các làng nghề ven sông Gianh còn ở mức thấp, chủ yếu là vốn tự có. Do đó, chính quyền địa phương các làng nghề cần tranh thủ sự chỉ đạo bổ trợ của tỉnh, của Trung ương để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, giao thông, các công trình phục vụ phát triển TTCN. Sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực, tiết kiệm tránh lãng phí; khai thác triệt để các tiềm năng, lợi thế phát triển TTCN, ngành nghề nông thôn. Tranh thủ khai thác nguồn vốn tín dụng Nhà nước, từ các ngân hàng thương mại trong và ngoài quốc doanh.

Tích cực quảng bá kế hoạch sản xuất kinh doanh, sản phẩm trong lĩnh vực TTCN để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, nhà kinh doanh.

Có chính sách khuyến khích đầu tư đúng hướng, thực tế, cởi mở và thiết thực; từng bước cải cách thủ tục hành chính theo hướng tích cực, giảm thời gian, gọn nhẹ, thuận lợi, phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước để khuyến khích, kêu gọi và thu hút đầu tư.

- Khuyến khích cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất với những hộ, những cơ sở sản xuất kinh doanh những ngành nghề có tiềm năng thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt, đặc biệt là những ngành nghề thu hút nhiều lao động, có thị trường xuất khẩu và hiện nay đang thiếu vốn. Hỗ trợ vốn cho những cơ sở đang cần vốn để đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

- Huy động nguồn vốn trong dân, lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình dự án khác trên địa bàn, kêu gọi thu hút đầu tư vào các ngành nghề truyền thống.

- Trích kinh phí để hỗ trợ các làng nghề tham gia các hội chợ, triển lãm.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số làng thủ công truyền thống ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w