Tác động của nghề nón lá đối với đời sống kinh tế, văn hóa làng Thổ Ngọa

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số làng thủ công truyền thống ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình (Trang 50 - 51)

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LÀNG THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG VEN SÔNG GIANH

2.1.3.3. Tác động của nghề nón lá đối với đời sống kinh tế, văn hóa làng Thổ Ngọa

Ngọa cũng như một số làng quanh vùng tập trung về phiên chợ Họa để thương gia từ Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Phủ Lý… về mua sỉ. Chợ Họa là nơi diễn ra lễ “cầu siêu” cho những vong linh “sống không nhà, chết không mồ” vào đêm mồng mười tháng 3 và đêm rằm tháng 7 âm lịch hằng năm [39; 23].

2.1.3.3. Tác động của nghề nón lá đối với đời sống kinh tế, văn hóa làng ThổNgọa Ngọa

Đối với đời sống kinh tế: Nghề chằm là một nghề thu hút được nhiều lao động, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Đối với một vùng quê thuần nông nghiệp như Thổ Ngọa, nghề chằm nón đã góp phần quan trọng giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân, tăng thu nhập vào thời gian nông nhàn. Qua khảo sát thị trường trong và ngoài tỉnh, nón Thổ Ngọa đã có mặt tại các miền của đất nước, được người tiêu dùng chấp nhận và sức tiêu thụ khá.

Nón lá Thổ Ngọa ngày càng được cải tiến, hình thức đẹp và đã được đem đi khắp mọi nẻo đường đất nước và nước ngoài, nó như là thứ trang sức của người phụ nữ Việt Nam thêm mặn mà duyên dáng.

Đối với đời sống văn hóa: So với cuộc sống của người dân ở nhiều vùng nông thôn khác trong tỉnh, cuộc sống người dân Thổ Ngọa dẫu sao vẫn vững chắc hơn. Điều đáng nói hơn, nghề làm nón không những tạo thêm thu nhập để người dân Thổ Ngọa ổn định đời sống mà còn làm nên nét văn hóa riêng của một làng quê nổi tiếng bên bờ sông Gianh lịch sử. Khi chiếc nón bài thơ của xứ Huế ra đời, tràn ra Quảng Bình thì các làng nón vùng lưu vực sông Gianh Quảng Bình như Thổ Ngọa, Thuận Bài, Cao Lao, Hạ Thôn… cũng đua nhau đem chất thơ vào

sản phẩm của mình. Cái đẹp của chiếc nón trở thành đề tài ngâm vịnh của tác giả giai nhân:

Trọn nghĩa nâng niu bao lớp lá Chung tình đeo đuổi mấy đường tơ

Bản thân chiếc nón mang trong lòng những nét đẹp như vậy, cho nên nghề làm nón cũng có cuộc sống văn hóa riêng, đáng say mê. Mỗi cơ sở làm nón, dù là ở các gia đình chỉ có vài người nhưng cứ họp lại làm chung đều trở thành một cụm sinh hoạt văn nghệ dân gian rồi [33; 165].

Nón làng Thổ Ngọa đẹp và bền, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Từ làng Thổ Ngọa, nghề nón đã phát triển sang các làng vùng ven sông Gianh và một số nơi khác. Ngay cả làm nón nổi tiếng ở Hà Tây (nón làng Chuông) cũng vào Thổ Ngọa tìm hiểu bí quyết kỹ thuật để về cải tiến nghề nón của mình. Nón đã có mặt trên thị trường khắp ở trong tỉnh và các tỉnh khác như Hà Nội, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Huế… Điều đó không chỉ tạo nên sự giao lưu trao đổi hàng hóa mà còn là sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số làng thủ công truyền thống ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w