Đôi nét về lịch sử hình thành làng Lộc Điền

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số làng thủ công truyền thống ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình (Trang 51)

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LÀNG THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG VEN SÔNG GIANH

2.1.4.1.Đôi nét về lịch sử hình thành làng Lộc Điền

Bánh đa là một món ăn dân dã nhưng không thể thiếu được trong các ngày lễ, tết, cúng giỗ của mỗi gia đình người dân Quảng Bình. Vì vậy ở tỉnh ta có nhiều vùng làm được loại bánh này. Nhưng có lẽ ngon và nổi tiếng nhất là bánh đa mè xát Lộc Điền (nay là thôn Tân An, thuộc xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch).

“Lộc Điền mà vô điền” – đó là tiêu đề của một truyền thuyết kể về gốc tích, lịch sử hình thành ngôi làng mang tên “Ruộng vua ban” này. Chuyện kể rằng: vùng đất và con người nơi đây được hình thành thuở những người “Mang gươm đi mở cõi” từ thời Lý – Trần – Hồ… như sách Minh, Tân Bình có 37 xã, tính trung bình mỗi xã không đến 80 người… nhưng dưới thời Hồng Đức số xã ở Phủ Tân Bình gồm cả Châu Minh Linh đã đến 224, riêng ba huyện Châu ở Quảng Bình đã 170 xã chưa kể các thôn, trang sách và nguyên. Sự tăng tiến nhanh chóng của số xã so với thời thuộc Minh phản ánh tình hình khai thác còn sơ khai ở đất Thuận Hóa vào đầu thế kỷ XV, đồng thời phản ánh một bước phát triển mạnh mẽ của xã hội Việt Nam thời Lê Sơ và một bước tiến quan trọng trong

công cuộc khai thác vùng đất Thuận Hóa và đất Quảng Bình trong thời gian đó. Các cuộc di dan bắt đầu từ Tiền , qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, đến thời Hồng Đức quả đã có một quy mô rộng lớn. Hiện nay rất nhiều họ ở rải rác khắp nơi trong tỉnh như họ Lê ở Lê Sơn (Tuyên Hóa ), họ Hoàng ở Vĩnh Phước, Quảng Trường (Quảng Trạch ). Họ Phạm ở Võ Xá, Võ Ninh (Quảng Ninh)… đều còn có gia phả ghi chép lại hoặc truyền miệng rằng tổ tiên theo Lê Thánh Tông nam chinh … “Và những người dân Lộc Điền đầu tiên theo chân các bậc tiền nhân Nam

chinh vào đây vốn gốc làm nghề ngư ông” sinh sống theo chài lưới, quanh năm nổi trôi trên sông nước, khi thì tụ hội noi bến vắng bờ hoang, khi thì hẹn hò nơi bãi cồn cò đậu, chết không đất chon, phải đi mua đất từng phần mộ” [16; 140].

Làng vạn chài này sinh con đẻ cái ngày càng đông đúc. Không thể kéo dài tình trạng “Sống vô gia cư, thác vô địa tang” (Sống không có nhà, chết không có đất chôn) bèn họp nhau lại làm đơn xin triều đình phong kiến một vùng đất định cư. Nhưng nhà vua chỉ phê vào đơn xin hai điều khoản: “Hữu táng vô canh, hữu canh vô tang” nghĩa là: Điều thứ nhất nếu muốn có đất chôn cất mồ của cha ông thì không có đất canh tác sinh sống; điều thứ hai thì ngược lại, nếu muốn được cấp đất canh tác thì không có đất chôn cất. Thế là các bậc tiền bối làng Lộc Điền đành phải lựa chọn điều kiện thứ nhất, tức là “Hữu táng vô canh” (nhận đất chôn cất mồ mả) để cho cha mẹ, ông bà có nơi gửi gắm nắm xương tàn, chấm dứt số phận bọt bèo “Thác táng ư giang tâm” (chết chôn ở dưới lòng sông), mãi mãi chấp nhận kiếp phù trầm “Sinh ư giang thượng” (sống ở trên dòng sông).

Thời ấy, họ tập trung chung sống với nhau trên ba bến nước, tự đặt cho mình ba cái phường chài chung một họ tộc, giúp nhau khi nước lũ mưa ngàn, đỡ đần nhau khi trở trời hơi gió. Phường “Thượng” được gửi gắm vào nỗi niềm khát vọng có một mảnh ruộng “lộc” vua ban, gọi là Lộc Điền, dẫu biết rằng Lộc Điền mà vẫn vô điền. Phường “Hạ” với cái tên Hậu Lộc bằng sự ước mơ sau Lộc Điền là đến lượt mình cũng sẽ có một mảnh ruộng lộc vua ban. Phường “Trung” thì hình như là mục đích mơ ước của cả làng vạn chài ba phường, với cái tên là Văn Giáp (nhưng cũng chỉ được một thời gian, vì nghề chài lưới khó khăn không đủ nuôi sống gia đình nên một số người đã chuyển đi làm ăn nơi khác, số còn lại

nhập vào phường Thượng và phường Hạ), mặc dầu khi đã có tên tuổi nhưng chưa có một người vạn chài nào theo “Sân trình của Khổng”.

Nếu như bên cạnh người ba phường có một ngôi đình làng Lũ Phong tôn thờ 5 biểu tượng “Thần Dân Văn Võ Lễ” với cái đích là “Quân tử bác học ư văn, ước chi dĩ lễ” (người quân tử lấy việc học rộng văn chương mầ thu tóm vào lễ nghĩa) thì người ba phường lại lấy “bác học ư văn” để mong có ruộng lộc vua ban. Chuyện kể ở Lộc Điền ngày nay rằng: Mãi cho đến năm Minh Mạng thứ 9 (1828) người phường Thượng mới mua được một mảnh đất thổ cư riêng của người trên bờ để góp nhau xây dựng lại một ngôi đình làng và những học trò đầu tiên cắp sách đến trường tư thục, khi đã mang lều chõng vào Kinh theo đường khoa bảng, đều thề trước đình làng rằng: Không chiếm được tam trường, tam giáp, tam khôi thề nhất định không trở về làng.

Cái chí khí học tập ấy đã nảy sinh ra hai ông Tiến sĩ khai khoa cho đất Lộc Điền và sau đó là hàng loạt cử nhân, khoa giáp, nhà thơ, nhà chí sĩ…

Kể từ khi Lộc Điền có đình làng, rồi có hai vị Tiến sĩ thì đình làng trở thành đền thờ hai vị bên cạnh ông Thần Hoàng, dù cho hai vị Tiến sĩ này khi qua đời không được vua phong cho làm Thần Hoàng bổn thổ hay nhân thần gì. “Phép vua thua lệ làng” ở đây là thế. Đến Lộc Điền, mọi người còn gặp rất nhiều điều phải ngạc nhiên về cái “Phép vua thua lệ làng” này.

Cả làng Lộc Điền chỉ có 36 mẫu ruộng tư điền do nhân dân mua lại (ruộng ở Lộc Điền do tư nhân mua của người khác làng, không nằm trong diện công điền của Nhà nước phong kiến, do đó làng Lộc Điền không có thuế ruộng), nhưng những người đi trước cũng đã khéo chọn một vị trí địa lý khá tốt để tạo dựng ra làng xóm.

Có thể nói, Lộc Điền nổi lên thành xóm thôn, làng mạc như một khát vọng, một ước mơ có Lộc Điền mà hóa ra vô điền. thế nhưng trên mãnh đất không có đất canh tác này lại có đất văn chương, khoa bảng lưu lại cho đời nhiều nhà thơ, nhà chí sĩ, truyền lại cho thế hệ con cháu một truyền thống học hành ngời sáng, đứng bên cạnh bát danh hương: Sơn – Hà – Cảnh – Thổ - Văn – Võ – Cổ - Kim.

Đặc biệt khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, người dân Lộc Điền đã sát cánh cùng với Lũ Phong (xã Quảng Phong ngày nay) vùng lên đấu tranh dưới

ngọn cờ của Đảng. Chi bộ Lộc Điền là một trong những chi bộ ra đời đầu tiên của huyện Quảng Trạch (sau chi bộ Lũ Phong) để lãnh đạo phong trào cách mạng trong vùng… và cách mạng tháng Tám thành công, cái làng ba phường – Lộc Điền – Hậu Lộc được sáp nhập thống nhất thành thôn Tân An. Cái tên làng Tân An nằm bên bờ sông Gianh được lưu giữ cho đến ngày nay bên cạnh hai thôn Phù Ninh, Thanh Sơn lập thành xã Quảng Thanh thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số làng thủ công truyền thống ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình (Trang 51)