Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề nhằm phát triển nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số làng thủ công truyền thống ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình (Trang 69 - 70)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG VEN SÔNG GIANH

3.3.2. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề nhằm phát triển nông thôn mớ

phát triển nông thôn mới

Cơ sở hạ tầng các làng xã ven sông Gianh nói chung đã được cải thiện rất rõ rệt, nhất là hệ thống giao thông, song vẫn ở tình trạng thấp kém. Sự lạc hậu của hệ thống giao thông, chợ búa, bến bãi… đã tạo ra không ít trở ngại cho sự phát triển của các làng nghề. Do đó cần có giải pháp đồng bộ về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như cơ sở hạ tầng phù hợp cho mỗi làng nghề.

Đối với làng nghề đóng thuyền Thanh Trạch: Do đặc điểm của nghề đóng thuyền nên vấn đề bến bãi là vấn đề đặt lên hàng đầu. Đất đai, bến bãi ở đây tuy đã có quy hoạch nhưng sắp xếp lại khu vực phía Đông Bắc Cống Mười vùng Thanh Khê (phía sau chợ), chỗ tàu thuyền hiện đang neo đậu thì có thể lập nên xưởng sửa chữa lớn mà lại rất thuận lợi. Thị trường để mở rộng nghề sửa chữa, đóng mới là có nhu cầu lớn. Về kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao nếu thực hiện chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” chắc chắn sẽ hình thành được đội ngũ cán bộ công nhân đủ sức hoạt động phục vụ thỏa mãn nhu cầu thị trường. Vấn đề cuối cùng là chủ đầu tư và vốn. Đây là vấn đề gay cấn cần có sự hỗ trợ về pháp lý và chính quyền các cấp. Trong đó Đảng ủy, chính quyền địa phương đóng vai trò chủ chốt. Muốn làm được, địa phương phải có quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết. Trên cơ sở quy hoạch để mở rộng kêu gọi dự án đầu tư. Nên chăng dự án đầu tư có thể chấp nhận tất cả các thành phần kinh tế, chính quyền địa phương phối hợp để giám sát, quản lý về mặt nhà nước.

Nghề đóng tàu thuyền ở xã Thanh Trạch đã có từ lâu. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, nghề đóng tàu thuyền ở đây có khi thịnh, có khi suy

nhưng nghề này đã gúp không ít người vượt qua nghèo đói mà tồn tại đến bây giờ. Những năm qua nghề đóng tàu thuyền ở đây không được phát triển mạnh, một phần do nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường quy định nhưng ở khía cạnh khác là do sự chủ quan của con người. Ở thời điểm này, Thanh Trạch đang hội tụ những ưu thế mới để khôi phục lại nghề đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Một mặt đáp ứng sự đòi hỏi của thị trường, mặt khác với ngành nghề này tạo thêm công việc làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hy vọng với kinh nghiệm sẵn có, lực lượng lao động dồi dào, chỉ cần tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư có trình độ tốt và đầu tư thích đáng thì nghề truyền thống này không những được duy trì mà từ đây có thể trở thành trung tâm để thực hiện việc hiện đại hóa các phương tiện đánh bắt, vận tải sông biển ở tỉnh ta trong thiên niên kỷ mới.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số làng thủ công truyền thống ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w