Các làng nghề phát triển không đều

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số làng thủ công truyền thống ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình (Trang 60 - 62)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG VEN SÔNG GIANH

3.1.1. Các làng nghề phát triển không đều

Phân cấp mức độ phát triển của các nghề và làng nghề vùng ven sông Gianh, có thể rút ra một vài đặc điểm như sau:

Thứ nhất: Những nghề và làng nghề có sự phát triển mạnh, có sự lan tỏa

có nhu cầu thị trường ổn định, có thuận lợi về nguyên vật liệu, đảm bảo yếu tố đầu vào. Các làng nón Thổ Ngọa, bánh đa Lộc Điền.

Đặc điểm chung của các làng nghề loại này là có đội ngũ thợ tay nghề khá cao, có khả năng sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người dân, có sự nhanh nhạy về thị trường, bí quyết kỹ thuật và nghệ thuật cho phép họ có khả năng cạnh tranh, chiếm ưu thế với các làng khác nghề, hoặc có khả năng cung cấp cho thị trường khối lượng sản phẩm khá lớn hay rất lớn, trong một khoảng thời gian tương đối hạn chế mà chất lượng hàng hóa vẫn đảm bảo đúng yêu cầu cam kết. Làng nghề bánh đa Lộc Điền là nơi sản xuất nhiều loại bánh đa ngon, đa dạng về loại hình và đảm bảo về chất lượng hơn một số vùng khác trong tỉnh. Bên cạnh đó, bánh đa ở Lộc Điền có nhiều loại, mùi vị đặc trưng, có thể dùng kèm với các món ăn khác trong thực đơn của nhiều vùng miền khác nhau, không chỉ nông thôn mà còn ở cả đô thị và vùng miền núi cho nên thị trường tiêu thụ sản phẩm khá rộng và ổn định. Trong khi đó nghề làm bánh dễ học, lại ít vốn, phù hợp với người có hoàn cảnh khó khăn. Việc phơi bánh, gỡ bánh cũng nhẹ nhàng, đơn giản, người già, trẻ em đều làm được, không phải thuê. Bánh đa Lộc Điền đã dần khẳng định được uy tín của nó trên thương trường.

Đối với nghề nón, mặc dù cùng một sản phẩm là nón bài thơ, nhưng nghề nón ở làng Thổ Ngọa có phát triển hơn các làng khác trong vùng. Nón được sản xuất ở làng Thổ Ngọa bao giờ cũng đẹp, bền hơn ở các làng như Hạ Thôn, Thuận Bài, La Hà, Cao Lao, Khương Hà… Sự phát triển của nghề nón ở làng Thổ Ngọa đã dẫn đến sự phân công trong sản xuất và phân công lao động. Đó là sự ra đời của một số người chuyên làm vành nón, làm khung nón, buôn lá nón… Nghề nón ở làng Thổ Ngọa đã có ảnh hưởng đến các làng lân cận như Thuận Bài, Cao Lao Hạ và lan ra các xã vùng Nam Quảng Trạch.

Thứ hai: Những làng nghề đang trong quá trình suy vong nhưng vẫn có

tiềm năng phát triển trở lại. Ở vùng ven sông Gianh nghề đóng ghe thuyền Thanh Trạch khá phát triển dưới thời phong kiến và kéo dài cho đến những năm 50 của thế kỷ XX. Song do nhiều nguyên nhân làm cho nghề này hiện nay không còn phát triển. Thợ thủ công chuyển sang làm nghề mới, nghề đóng thuyền thiếu nhân lực và kỹ thuật, trang thiết bị để đóng mới trong một thời gian dài nên làng

nghề dần bị lãng quên. Tuy nhiên, ở Thanh Trạch có nhiều tiềm năng và lợi thế, nếu như được đầu tư thì nghề đóng thuyền truyền thống có thể chuyển biến và phục hồi trở lại.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số làng thủ công truyền thống ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w