Sự ra đời và phát triển nghề truyền thống đóng tàu thuyền

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số làng thủ công truyền thống ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình (Trang 33 - 36)

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LÀNG THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG VEN SÔNG GIANH

2.1.1.2.Sự ra đời và phát triển nghề truyền thống đóng tàu thuyền

Trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm, sống trên đất nước có biển rộng, nhiều sông ngòi, nhân dân ta đã có truyền thống từ lâu đời trong việc chế tạo và sử dụng tàu thuyền. Hình ảnh con thuyền đã phổ biến trên trống đồng Việt cổ.

Thuyền ở nước ta có nhiều loại: thuyền vận tải, thuyền chiến, thuyền đi biển, thuyền đánh cá… phù hợp với từng mục đích sử dụng, theo từng thời kỳ lịch sử. Thuyền được đúc tù thân cây (độc mộc), đóng bằng gỗ, đan bằng tre, làm bằng kim loại… tùy thuộc vào điều kiện vật liệu của mỗi địa phương. Tuy nhiên là một làng nằm ở hạ lưu bờ nam sông Gianh, có cửa biển rộng lớn nhưng nghề đóng thuyền ở đây lại không phải của cư dân địa phương mà là được du nhập từ Nghệ An vào. Tương truyền rằng, khi thành lập xã này gồm có hai nguồn dân cư: một bộ phận từ La Hà (Quảng Văn), Cao Lao (Hạ Trạch) xuống khai khẩn đất đai dựng nhà, làm ruộng, trồng trỉa để kiếm sống. Đất đai tốt, mùa màng thu hoạch khá nên về sau họ lôi kéo thêm bạn bè cùng lập làng, sinh cơ lập nghiệp. Một bộ phận khác là từ những người làm nghề đánh bắt cá “vùng trên” tràn

xuống. Họ vốn gốc người Xuân Hồi (Xuân Thủy) ra cư ngụ ở vùng cồn két, làm nghề chài lưới, về sau di chuyển dần xuống phía cửa biển làm ăn rồi định cư luôn ở đó. Cả hai nhóm người này sinh sống thân thiện với nhau mà lập nên làng Bồ Khê (Thanh Trạch bây giờ).

Theo “Địa chí xã Thanh Trạch” thì người khỏi xướng nghề này không phải dân bản địa mà là dân tỉnh ngoài vào. Địa chí viết: “Các cụ tiên hiền khai khẩn

Bồ Khê phường gốc ở Nghệ An, chuyên nghề đóng tàu thuyền, quê ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc vào làm nghề lâu ngày ở lại thành người sáng lập ra làng xóm ở đây” [32, tr.37].

Người dân ở đây còn truyền kể câu chuyện: “Cụ Nguyễn Ký, gốc Đàng

Ngoài vào làm nghề rồi gây dựng Gia đình ở đây. Cụ Ký có đóng cho làng Bồ Khê một chiếc thuyền đánh cá mà không cần xâm kẻ hở bằng cật tre, vỏ tram hay dầu rái… mà thuyền vẫn không bị nước lọt vào. Cụ được làng thưởng đến 3 chum rượu” [32; 39]. Người ở đây cũng cho rằng nghề đánh ghe, thuyền mãi cho

đến bây giờ con cháu cũng vận dụng mẹo mực đó mà phát triển lên đóng tàu thuyền hiện đại và cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của ngư dân. Tuy nhiên các vị bô lão khẳng định rằng “Về trọng tải thì chưa có ai đóng nổi ghe,

thuyền có trọng tải đến 120 tấn như cụ Ký sống ở thời đại trước cách mạng tháng Tám” [32; 38].

Ngày xưa, với kỹ thuật thô sơ mà đóng được ghe lớn như vậy quả là có bí quyết lớn về kỹ thuật. Nghề đóng ghe, thuyền ở đây phát triển làm cho nghề vận tải biển, tàu thuyền chạy bằng buồm gió ở tỉnh Quảng Bình ngược xuôi ra Bắc vào Nam ngày càng nhiều. Kinh nghiệm đóng tàu thuyền qua các đời được các vị tiền bối truyền lại cho con cháu. Về quy mô lớn nhỏ thì có thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh mà người sắm tàu thuyền yêu cầu. Nhưng về kiểu dáng và vật liệu đóng thì rất ít đổi. Vật liệu đóng tàu thuyền xứ này lui tới cũng chỉ có vài ba loại gỗ như lim, huện… vì các loại gỗ này vừa chịu nước vừa có tính chịu nắng. Trên một con thuyền ít khi người ta dùng một loại gỗ mà kết hợp nhiều loại với nhau. Ví dụ như khung là phần chịu lực chính thì có thể đóng bằng gỗ lim, táu, trường… phổ biến là lim. Còn ván thuyền là gỗ huện. Sở dĩ người ta ít dùng các loại gỗ như lim, táu trường làm ván vì loại gỗ này vừa nặng, lại hay nứt nẻ khi

gặp nắng. Ván thuyền chọn gỗ huện nhưng ngay loại gỗ này cũng phải chọn loại gỗ huện có thớ mịn, không chọn “huện bộp”.

Người xưa xem việc đóng thuyền quan trọng như việc làm nhà. Trước tiên người ta phải chọn ngày lành tháng tốt hợp với chủ thuyền. Tiếp theo là đồ cúng và lễ vật tượng trưng. Có chủ thuyền thì mời thầy bói về, nhưng có chủ thuyền thì “lễ bạc long thành” “khẩn vái thiên thần, thủy thần xin cho phát mộc mà làm nên cái thuyền để mưu sinh”. Theo truyền tụng ngày xưa “gỗ trước khi đem vào đóng thuyền người thợ cũng phải làm phép trừ tà mộc”. Toàn bộ lễ vật được đặt trên mâm hoặc các bàn cao và trên bàn lễ không thể thiếu tấm vải đỏ. Khi cúng xong được một phần, lễ cúng được hỏa hóa hoặc thả xuống sông biển một phần như gạo, muối và lên đất.

Nghề đóng thuyền của Thanh Trạch lúc sơ khai cũng chỉ là sản phẩm của dòng sông lại phát triển theo chiều rộng của biển. Sự xuất hiện nghề đóng thuyền ở đây đã thúc đẩy không những nghề đánh cá biển tiến lên mà còn góp phần đẩy mạnh nghề vận chuyển biển ngày càng thịnh vượng.

So với cửa lạch Nhật Lệ cũng là nơi có truyền thống và biển vận chuyển biển, nhưng do không có nghề đóng thuyền tại chỗ, nên đã hạn chế không ít sức phát triển cần có. Xưa kia, mỗi lần người Động Hải muốn có ghe thuyền phải đi đặt hàng ở cửa Gianh, ở Lý Hòa hoặc phải rước thợ các nơi về đóng và các chiếc ghe “ăn” gạo ở Nam Kỳ lục tỉnh của sông Gianh khi nào cũng có trọng tải lớn hơn ghe của Nhật Lệ nhiều lần. Những nhà kinh doanh về vận tải biển ở Động Hải chưa bao giờ là chủ nhân của những chiếc ghe trọng tải từ 100 đến 120 tấn chạy bằng buồm, trong khi đó ở Lý Hòa, sông Gianh, Cảnh Dương việc đó là bình thường, không phải do lạch cửa sông nông hay sâu bởi vì cửa lạch Động Hải xưa cũng như nay thuận lợi hơn nhiều, cũng không phải so vốn đầu tư nơi này kém hơn hoặc rừng địa phương không có gỗ ván đủ tiêu chuẩn… Cái chính là không có cơ sở đóng thuyền tại chỗ.

Sau 1954, miền Bắc thực hiện công cuộc cải tại các thành phần kinh tế, tiến hành hợp tác hóa trong sản xuất thì HTX đóng tàu thuyền Thanh Trạch ra đời. Tuy nhiên, thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho người lao động, các HTX ở Thanh Trạch trong đó có HTX đóng

tàu thuyền do làm ăn kém hiệu quả dần dần tự giải thể hoặc chuyển đổi. Một số HTX chuyển đổi thành công mở ra cơ chế làm ăn. Trước yêu cầu đổi mới công nghệ đóng và cung ứng trang thiết bị tàu thuyền theo nhu cầu của thị trường, HTX đóng tàu truyền thống ở đây thiếu vốn, thiếu kỹ thuật tiên tiến, không có sự quản lý, điều hành thích ứng vì vậy cũng dần tan rã. Một số xã viên HTX chung vốn với nhau sắm thuyền mới chuyển nghề, số còn lại chuyển sang dịch vụ, buôn bán… chỉ còn vài ba hộ bỏ vốn lên đà tu sửa tàu thuyền và làm dịch vụ cơ khí tàu thuyền. Đến thời điểm này nghề đóng tàu truyền thống ở Thanh Trạch đần bị lãng quên, số lượng tàu thuyền trong xã ngày càng tăng nhưng do các địa phương khác như Hải Trạch, Đức Trạch, Bảo Ninh, xí nghiệp tàu thuyền Đồng Hới cung ứng.

Hiện nay Thanh Trạch có nền kinh tế xã hội khá phát triển. Nơi đây là điểm hội tụ của hàng trăm tàu thuyền đánh cá trong và ngoài tỉnh về bán hàng và ăn hàng. Lại có cảng quốc gia, cảng cá, nhà máy chế biến thủy, hải sản. Đây là điểm thuận lợi hiếm có để Thanh Trạch khôi phục lại làng nghề truyền thống mới và sửa chữa tàu thuyền. Tuy nhiên muốn khôi phục và phát triển cần có cơ chế và giải pháp thích hợp mà quan trọng hơn hết là lựa chọn cơ cấu tổ chức ngành nghề và chủ dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số làng thủ công truyền thống ven sông Gianh tỉnh Quảng Bình (Trang 33 - 36)