Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Trang 98)

14 Học lực Giỏi Khá Trung bình Kém

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp quản lý chính là sự tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Nó là hệ thống các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi biện pháp đều có những ưu điểm nhất định phù hợp với một nhiêm vụ cụ thể của công tác quản lý.

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học nói chung và ngoại ngữ nói riêng cũng là một hệ thống các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thực hiện biện pháp quản lý này cũng có thể là điều kiện để thực hiện biện pháp quản lý khác, các biện pháp có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tuỳ từng điều kiện, thời gian và hoàn cảnh nhất định mà lựa chọn các biện pháp phù hợp. Vì vậy, các biện pháp đề xuất trong đề tài này cần được tiến hành đồng bộ. Nếu thực hiện đơn lẻ biện pháp sẽ không mang đến kết quả như mong muốn.

Trong quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ, việc xây dựng chương trình đóng vai trò trọng tâm, chương trình là xương sống mà dựa trên đó nhà quản lý xây dựng quy trình dạy học và bố trí cơ sở vật chất phù hợp.

Hồ Chủ Tịch có dạy “ Cán bộ là cái gốc của công việc. Công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay xấu” nên vai trò của việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên cũng được đánh giá khá cao.

Yếu tố có tác động và quyết định đến hoạt động dạy học ngoại ngữ đó là ý thức của người học. Biện pháp quản lý về sinh viên trong đó có việc nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên cũng rất quan trọng vì suy cho cùng bản thân sinh viên là chủ thể của hoạt động nhận thức.

Tuy nhiên, nếu chỉ nhận thức, thái độ học tập đúng đắn của sinh viên thôi thì chưa đủ. Có một yếu tố góp phần nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ đó là kỹ năng tự học. Nếu sinh viên không có kỹ năng tự học tốt, sinh viên sẽ tốn nhiều thời gian, công sức và tiền của nhưng không đem lại kết quả mong muốn. Vì vậy, biện pháp tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, rèn luyện hệ thống kỹ năng tự học cho sinh viên là rất quan trọng, cần thiết và khi kết quả học tập của sinh viên được nâng cao sẽ có những tác động trở lại làm cho sinh viên nẩy sinh tính tò mò ham hiểu biết khoa học, tính say mê tự học, tự nghiên cứu. Từ đó sẽ hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)