Nhóm các biện pháp quản lý việc xây dựng chương trình

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Trang 64)

14 Học lực Giỏi Khá Trung bình Kém

3.2.1. Nhóm các biện pháp quản lý việc xây dựng chương trình

3.2.1.1. Biện pháp 1: Cải tiến mục tiêu môn học *Mục tiêu:

Cải tiến mục tiêu môn học nhằm đạt được mục tiêu sau: a) Đối với giảng viên

Là công cụ để giảng viên tự quản lý, tự đánh giá mình, từ đó người giảng viên điều chỉnh hoạt động dạy học của mình, phát huy những cái được và khắc phục nhược điểm.

Giúp giảng viên chủ động hơn trong công việc. b) Đối với người quản lý

Giúp cho người quản lý đưa ra được cách thức quản lý tối ưu với các giảng viên của mình và có thể theo sát được giảng viên trong suốt quá trình dạy học của họ từ đầu đến cuối.

c) Đối với sinh viên

Nắm được kiến thức sâu rộng và dựa trên đó hình thành thái độ và kỹ năng làm việc, cũng như kỹ năng sống.

*Nội dung, cách thực thực hiện:

Dự thảo “Đề án Giảng dạy, học tập ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2004 – 2015" đã nêu mục tiêu dạy học ngoại ngữ đối với giáo dục CĐ/ ĐH không chuyên ngữ ( xem chương 1). Học viện TTN Việt Nam đang cố gắng được hoà mình vào trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam nên tất nhiên phải tuân theo mục tiêu chung này. Tuy nhiên, từ nay đến năm 2010, thời gian còn lại là 2 năm, không đủ để đảm bảo 100% đầu vào của sinh viên là học sinh chương trình Tiếng Anh 10 năm nay, vậy nên đặt mục tiêu của bậc 4 là không khả thi đối với Học viện TTN Việt nam; bậc 3 là hợp lí cụ thể là:

* Nghe

Nghe hiểu các đối thoại đơn giản trong và ngoài lớp học; nghe hiểu ý chính các thông tin trong đời sống xã hội thông thường.

* Nói

Có thể tham gia các đối thoại đơn giản trong và ngoài lớp học; có thể bày tỏ ý kiến một cách hạn chế về các vấn đề văn hoá xã hội.

Đọc hiểu nội dung chính các tài liệu phổ thông liên quan đến các vấn đề văn hoá xã hội quen thuộc.

* Viết

Có thể viết các đọan văn ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc phù hợp với sự hiểu biết của người học.

Bên cạnh mục tiêu chung -mục tiêu tổng thể, cụ thể từng bài học, từng giờ học lại các mục tiêu chi tiết khác nữa. Những mục tiêu này do các giảng viên môn Tiếng Anh, bộ môn Ngoại ngữ xây dựng. Các mục tiêu chi tiết luôn thống nhất với mục tiêu chung, là các bộ phận của mục tiêu chung. Các mục tiêu này có vai trò như những đích mà thầy và trò cần đạt tới trong quá trình dạy và học. Chúng cần được quản lí và tuân thủ chặt chẽ.

Đối với hệ trung cấp lí luận chính trị có thể đạt là bậc 2, cụ thể : * Nghe

Có thể hiểu những chỉ dẫn đơn giản liên quan đến các chủ điểm quen thuộc. * Nói

Có thể hỏi đáp về các chủ điểm quen thuộc như bản thân, gia đình, nhà trường.

* Đọc

Có thể hiểu những chỉ dẫn thông báo đơn giản liên quan đến các chủ điểm gần gũi, quen thuộc.

* Viết

Có thể điền vào các phiếu, biểu mẫu đơn giản liên quan đến bản thân (tên, tuổi, địa chỉ, ngày, giờ,…).

Tương tự như với hệ đại học, bên cạch mục tiêu chung - mục tiêu tổng thể, cụ thể từng bài học, từng giờ học lại có các mục tiêu chi tiết khác. Những mục tiêu này sẽ do các giảng viên môn tiếng Anh, bộ môn Ngoại ngữ xây dựng và cũng như mục tiêu tổng thể, chúng được quản lý bởi phòng Quản lí đào tạo để kiểm tra-đánh giá về sau cũng như được quản lý bởi bộ môn Ngoại Ngữ để thực hiện và căn cứ vào đó để xây dựng ngân hàng câu hỏi phục vụ

cho công tác kiểm tra – đánh giá chung của nhà trường sau này. Có thể nói, mục tiêu giống như thước đo để đo lường kết quả đạt được của thầy và trò sau một quá trình dạy và học.

* Điều kiện để thực hiện mục tiêu

Đảm bảo số giờ tối đa khung chương trình cho phép ( 225 giờ tiếng anh chung và 75 giờ tiếng Anh chuyên ngành). Hiện nay trường chỉ áp dụng 225 giờ tiếng Anh chung. Số giờ tiếng Anh trên lớp không đủ có thể gây ra khó khăn cho giảng viên trong việc triển khai những nội dung cần thiết.

Tạo điều kiện để học sinh có thể học tiếng Anh bất cứ chỗ nào, bất cứ khi nào có điều kiện. Đặc điểm của sinh viên của Học viện là: các em học cả 2 buổi một ngày. Phải nói các em không có nhiều thời gian để học tiếng Anh cho ra giờ, ra buổi. Cho nên, việc tạo điều kiện để các em có thể học bất cứ chỗ nào, bất cứ khi nào có thể là hết sức cần thiết, muốn vậy một số điều sau đây cần thực hiện.

Thư viện nhà trường có các loại sách tiếng Anh tham khảo khác nhau, phương tiện nghe, nhìn, mạng internet, … để các em sử dụng. Bên cạch đó cán bộ thư viện còn biết về số sách, băng đĩa, … để giới thiệu cho sinh viên khi cần thiết.

Ký túc xá có một phòng trang bị như thư viện về môn Tiếng Anh. Thực tế, thư viện nhà trường hiện tại không đủ lớn để mọi sinh viên có thể lên đó học, nhiều em học ngay tại phòng học của ký túc xá. Trang bị được như thế này giúp các em tiết kiệm được thời gian đi tìm tài liệu và đỡ “ngại” học tiếng Anh hơn.

Văn phòng bộ môn có cán bộ “tư vấn”cho sinh viên về mọi vấn đề liên quan đến việc học tiếng Anh của các em, từ việc giúp các em lựa chọn tài liệu phù hợp để trả lời “các thắc mắc”.

Xây dựng động cơ học tập tiếng Anh cho sinh viên thông qua các hoạt động đoàn thể, như câu lạc bộ tiếng Anh, dạ hội tiếng Anh, ca hát tiếng Anh,vv. Các em có yêu thích môn học thì mới hết lòng vì nó được.

Nâng cao trình độ tiếng Anh chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ giảng viên thông qua hình thức gửi họ qua nước ngoài học tập hoặc mời chuyên gia nước ngoài về trường dạy. Thầy có giỏi thì trò mới giỏi được.

Giảm sĩ số học sinh trong một lớp xuống tối đa chỉ còn 30 em. Hiện các lớp ngoại ngữ có chất lượng, chẳng có lớp nào học sinh vượt qua 20 em. Tại các lớp học tiếng Anh thuộc các trung tâm nước ngoài như British Council, Apollo,… sĩ số một lớp chỉ khoảng 10 người trong khi họ có phương tiện nghe nhìn đạt chuẩn, tài liệu tham khảo không thiếu.

Mặt khác, sĩ số lớp ít đi thì mới có điều kiện thực hiện các hoạt động khác nhau trong giờ học, ví dụ: thảo luận nhóm, đóng vai, chơi các trò chơi,… tạo môi trường giao tiếp cho các em.

Vấn đề đặt ra là nếu giảm sĩ số trong lớp thì phải tăng số lượng giảng viên vì một lớp bây giờ thành hai hoặc tăng thu nhập cho giảng viên hiện có cho phần việc gấp đôi của họ.

Mọi khâu trong hoạt động dạy học phải nhất nhất tuân theo mục tiêu. Định kì phải có kiểm tra, đánh giá, bình bầu, thi giáo viên dạy giỏi,…qua đó xác định người dạy có đi đúng mục tiêu đã đặt ra hay không. Đôi khi có hiện tượng mục tiêu một đằng giảng viên làm một nẻo, giảng viên cứ theo ý mình mà làm, nghĩ đến đâu làm đến đó, không ai kiểm tra, đánh giá gì cả hoăc có kiểm tra, đánh giá nhưng qua quýt, không đánh giá đúng vấn đề.

3.2.1.2. Biện pháp 2: Cải tiến nội dung chương trình dạy học *Mục tiêu:

Phù hợp với việc cải tiến mục tiêu môn học và là cơ sở để thực hiện cải tiến phương pháp dạy học, kiểm tra- đánh giá.

Đáp ứng với đề án phát triển Học viện.

Phù hợp với khả năng học tập của sinh viên và xu thế phát triển của xã hội.

*Nội dung, cách thức thực hiện:

Nội dung phải theo sát với mục tiêu. Hiện nay bộ môn tiếng Anh của nhà trường đang sử dụng giáo trình tiếng Anh do nước ngoài biên soạn. Không thể

phủ nhận sách của họ biên soạn rất hay, rất khoa học, phân loại trình độ rõ ràng tuy mỗi loại giáo trình có điểm yếu, điểm mạnh riêng. Giáo trình của họ không phải biên soạn vu vơ, trong quá trình biên soạn tác giả luôn hướng tới đối tượng người học cụ thể. Ví dụ: giáo trình dành cho người châu Âu thì mang đậm văn hoá châu Âu, từ minh hoạ đến tự giới thiệu ngữ pháp, rất gần với cách biểu đạt với người châu Âu. Thật không may không có loại giáo trình nào hướng tới đối tượng người học Việt Nam cả. Vậy nên, dùng giáo trình biên soạn sẵn với học sinh của ta, giống như ăn các món ăn của hãng MacDonald’s vậy vẫn sống được nhưng không thân thuộc, gần gũi không khắc sâu vào tâm trí ngay khi mới biết lần đầu. Vẫn biết “học thêm môt ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời (Các-Mác), học một ngoại ngữ là học cả văn hoá dân tộc đó nữa, song giá như vừa được học văn hoá của bạn, vừa biết cách thể hiện văn hoá của ta thì hiệu quả của việc học sẽ tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, để cho ra đời một cuốn giáo trình không hề đơn giản. Một người không làm được, đó phải là một tác phẩm của một ê-kíp đa ngành: ngôn ngữ học, văn hoá - xã hội học, sư phạm học, thiết kế, mỹ thuật, vv. Một cuốn giáo trình phải đảm bảo các yếu tố: hấp dẫn, đúng mục tiêu, có tính giáo dục, cập nhật. Xưa nay, một số tác giả Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp giáo dục cũng từng biên soạn giáo trình dạy tiếng Anh, nhưng những cuốn sách đó không được phổ biến rộng rãi. Nguyên nhân có thể là, hoặc sách không hấp dẫn, hoặc sách không được quảng bá rộng rãi để nhiều người biết mà sử dụng.

Các giảng viên môn tiếng Anh của Học viện TTN Việt Nam nên tự biên soạn lấy một cuốn giáo trình phù hợp cho Học viện. Có thể cuốn giáo trình không được hoàn hảo ngay từ đầu, song nếu các giảng viên có nhiệt huyết, cùng với thời gian nhà trường sẽ có được cuốn giáo trình ưng ý. Một điều cần lưu ý, cuốn giáo trình trong tương lai này phải hội tụ đủ những nội dung như đã đề cập trong phần mục tiêu. Nghĩa là, nó phải chứa đựng những nội dung giúp người học đạt được các mục tiêu đề ra. Từng bài học phải có đủ 4 kỹ

năng: nghe, nói, đọc, viết; được biên soạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao.

Trong quá trình dạy học, ngoài một giáo trình chính cần có tối thiểu là 2 giáo trình tham khảo, chưa kể băng, đĩa hình, các website,… liên quan khác.

Để tiết kiệm thời gian lên lớp, các giảng viên nên giảm thời gian “chép bài” cho sinh viên bằng cách phát tài liệu phát tay, trong tài liệu phát tay đó có các thông tin mà lẽ ra sinh viên phải chép từ trên bảng hoặc chép từ lời giáo viên đọc vào vở. Trong giờ tiếng Anh các em thường phải chép rất nhiều: từ mới, phiên âm, nghĩa của từ, từ loại, ví dụ, minh họa từ mới, ngữ pháp, bài tập minh họa cho ngữ pháp, các bài tập bổ trợ, vv. Việc chép bài xưa nay chiếm rất nhiều thời gian trong giờ học. Thêm nữa, sinh viên của ta thường có thói quen chép mọi lời của thầy, cô vào vở, nên nhiều đi học chỉ cắm cúi nghe và ghi chép là vừa vặn hết giờ, chẳng có thời gian đâu mà luyện nói, luyện nghe, luyện đọc, luyện viết nữa. Cộng thêm lớp học quá đông, giảng viên cũng ưa thích kiểu làm việc này. Thế là, kết quả học ngoại ngữ: sinh viên nhìn chữ thì biết, nghe thì không hiểu, nói không được, không biết viết theo ý mình định trình bày.

Bộ môn Ngoại ngữ nên sưu tầm một số tranh ảnh, đồ vật,… làm giáo cụ trực quan phục vụ cho việc dạy học. Các nhà khoa học đã chứng minh người ta học nhanh và nhớ lâu hơn khi được “mục sở thị” những cái mà mình học. Các cụ ta xưa cũng từng dạy “Trăm nghe không bằng một thấy”. Sự đa dạng trong giờ học bao giờ cũng cuốn hút sinh viên hơn.

Một điều quan trọng, nội dung dạy học phải được quản lý về mặt chuyên môn, tức là, giữa các giảng viên trong bộ môn phải có sự thống nhất về khối lượng kiến thức tối thiểu mà sinh viên cần đạt được đối với từng kỹ năng trong 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đối với những giảng viên vừa mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, nội dung bài giảng cần có sự thông qua của trưởng bộ môn.

Cần có sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp nhịp nhàng giữa giảng viên với các phòng ban, khoa, bộ môn liên quan đến hoạt động dạy học ngoại ngữ trong việc xây dựng kế hoạch lựa chọn nội dung, hình thức phương pháp, biên soạn tài liệu, chuẩn bị cơ sở vật chất và tổ chức triển khai việc cải tiến nội dung môn học.

Chương trình phải được xây dựng phù hợp với mục tiêu đào tạo của môn tiếng Anh cũng như mục tiêu đào tạo của Học viện và tương thích với trình độ của sinh viên.

Để thực hiện biện pháp này cần có đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn.

3.2.1.3. Biện pháp 3: Cải tiến hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra - đánh giá thường xuyên

*Mục tiêu:

Nâng cao ý thức tự giác học trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, nâng cao kỹ năng làm việc với người khác.

Tăng cường vai trò tổ chức, hướng dẫn, định hướng, điều khiển của giảng viên đối với hoạt động học, hoạt động tư duy sáng tạo và rèn luyện kỹ năng của sinh viên.

*Nội dung, cách thức thực hiện:

a) Hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học

Đây là một yếu tố kép trong hệ thống quy trình dạy học. Yếu tố này cũng do mục tiêu dạy học chi phối, tức là phải phù hợp với mục tiêu.

Hình thức tổ chức dạy học quy định phương pháp dạy, phương pháp dạy quy định phương pháp học và ngược lại. Do đó, việc lựa chọn, tổ chức hình thức dạy học rất quan trọng. Đặc thù môn tiếng Anh: kích cỡ lớp học, cách kê bàn ghế, thiết bị dạy học, hình thức trang trí, v.v… có tác động không nhỏ đến chất lượng giờ học và cần phù hợp với mục tiêu các kỹ năng.

Mục tiêu đề ra là phải phát triển cân đối 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết của học sinh, nên việc tổ chức quá trình dạy học cũng phải hướng tới 4 mục tiêu này.

Nhiều khi khó tách bạch việc dạy nghe ra khỏi dạy nói, đọc, viết và tương tự với các kỹ năng còn lại, bởi lẽ, khi nghe thì phải nói lên điều mình nghe thấy, nếu nghe theo định hướng thì phải đọc hướng dẫn và nhiều khi phải viết kết quả nghe được. Tuy nhiên, khi rèn kỹ năng, tuỳ theo loại kỹ năng định rèn, có thể lấy đó làm trọng tâm.

* Kỹ năng nghe

Mục tiêu đề ra là “Nghe hiểu các đối thoại đơn giản trong và ngoài lớp học. Nghe hiểu ý chính các thông tin đơn giản trong đời sống xã hội thông thường”. Vậy, nội dung các bài nghe phải tập trung vào các đối thoại và các thông tin đơn giản trong đời sống xã hội thông thường.

Hiện nay, trong giờ học tiếng Anh tại Học viện Thanh thiếu niên Việt nam không có giờ nghe băng vì vậy cần phải cho sinh viên nghe và bài nghe phải:

- Đa dạng hình thức bài nghe, có thể nghe băng, nghe đĩa, nghe thông qua xem video, nghe thầy/cô, nghe các bạn, nghe cả lớp, nghe theo nhóm, nghe theo cặp,… Hình thức càng phong phú càng dễ lôi cuốn sinh viên. Bài nghe phải đảm bảo rõ ràng về mặt âm lượng, phát âm.

- Nội dung bài nghe phải gần gũi với người học, xoay quanh các chủ đề người nghe cần đạt tới, đảm bảo người nghe lúc nào cũng ở trong “tầm với

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)