Mục tiêu môn học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Trang 45 - 46)

- Mục tiêu môn học do bộ môn Tiếng Anh xây dựng, phòng Quản lý đào tạo thông qua, trình Giám đốc duyệt, sau đó bộ môn thực hiện.

- Ngoài mục tiêu “Giao tiếp được Tiếng Anh ở trình độ A” không còn mục tiêu nào khác. Mục tiêu này có một số nhược điểm như sau:

+ Mục tiêu đề ra quá thấp so với trình độ của học sinh. Trình độ A là trình độ dành cho người mới bắt đầu trong khi sinh viên Việt Nam không em nào là chưa từng học ngoại ngữ ở phổ thông.

+ Mục tiêu đề ra quá sơ sài, không có mục tiêu cụ thể đối với từng kỹ năng. Phần mục tiêu chỉ nói “giao tiếp được” trong khi phần đánh giá lại đánh giá khả năng đọc hiểu, nghe hiểu, viết, nói, dịch của sinh viên. Hơn nữa, trình độ A, ai cũng biết là trình độ thấp nhất, nhưng không ai biết để đạt được trình độ A sinh viên phải đạt được những tiêu chí gì.

+ Mục tiêu này không để cập đến ngoại ngữ chuyên ngành vì vậy hầu hết sinh viên không được tiếp cận với các từ về Đoàn, Hội, Đội.

- Ngoài mục tiêu kể trên, bộ môn Tiếng Anh không hề xây dựng mục tiêu chi tiết. Phần nội dung cho thấy, đây là bảng liệt kê tên các bài học trong cuốn giáo trình do các tác giả nước ngoài biên soạn là “Streamline”. Thông thường, dạy đến bài nào, có hiện tượng ngữ pháp gì thì hiện tượng ngữ pháp đó trở thành “mục tiêu” của bài học luôn.

- Thực tế, mục tiêu môn học Tiếng Anh tại Học viện Thanh thiếu niên không có vai trò định hướng cho các bộ phận còn lại của quá trình dạy học là: nội dung, chương trình, học liệu; phương pháp dạy, phương pháp học; kiểm tra - đánh giá; bởi lẽ, nếu đóng vai trò định hướng nó phải được xây dựng trước tiên và mọi khâu còn lại phải lấy nó làm chuẩn để lập kế hoạch thực hiện.

- 3/3 giảng viên của bộ môn Tiếng Anh khi được hỏi về mục tiêu môn học không nêu được mục tiêu đúng như ghi trong cuốn “Chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị và kỹ năng Đoàn, Hội, Đội” của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Họ chỉ biết mình đang dạy trình độ A, còn trình độ A là trình độ như thế nào không định nghĩa được. Với họ, sinh viên học hết quyển giáo trình quy định được coi là trình độ A.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)