Những đặc điểm của hoạt độngdạy học ngoại ngữ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Trang 26 - 28)

Ngoại ngữ là ngôn ngữ của một dân tộc ở nước ngoài, nói gọn là tiếng nước ngoài.

Dạy học ngoại ngữ là một hoạt động truyền thụ và lĩnh hội một thứ tiếng nước ngoài một cách có mục đích, chương trình, nội dung, phương pháp, kế hoạch, biện pháp tổ chức rõ ràng nhằm hình thành ở người học khả năng hiểu biết, thu nhận, tái tạo và sử dụng ngôn ngữ đựoc học đạt mục tiêu đã định.

Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ được chia thành: kỹ năng thu nhận (bao gồm nghe, đọc) và kỹ năng tái tạo (gồm: nói, viết). Trên cơ sở phân biệt yêu cầu

từng kỹ năng mà người dạy có phương pháp dạy và người học có phương pháp học tương ứng thích hợp.

Cũng như hoạt động dạy học nói chung, hoạt động dạy học ngoại ngữ bao gồm hai hoạt động thống nhất hữu cơ gắn bó, quy định lẫn nhau trong cùng một hoạt động: Hoạt động dạy ngoại ngữ và hoạt động học ngoại ngữ.

1.5.2.1. Đặc điểm của hoạt động dạy ngoại ngữ

Trong hoạt động dạy tiếng nước ngoài, người dạy truyền thụ thứ ngoại ngữ là ngôn ngữ vốn có sẵn, đã và đang được dân tộc đó sử dụng. Điều này khác với hoạt động nghiên cứu khoa học hay hoạt động sáng tạo nghệ thuật.

Hoạt động dạy ngoại ngữ là truyền thụ tiếng nước ngoài đó không phải cho bản thân người dạy, mà là để tổ chức quá trình này cho hoạt động học ngoại ngữ của học sinh. Nói cách khác, hoạt động dạy ngoại ngữ của giáo viên tạo ra nội dung cho hoạt động học ngoại ngữ của học sinh; còn hoạt động học ngoại ngữ của học sinh là điều kiện duy trì hoạt động dạy ngoại ngữ của giáo viên.

1.5.2.2. Đặc điểm của hoạt động học ngoại ngữ

Tiếng nước ngoài cần học là đối tượng của hoạt động ngoại ngữ.

Hoạt động học ngoại ngữ hướng vào làm biến đổi chính chủ thể (người học) của hoạt động này.

Hoạt động học ngoại ngữ trong nhà trường khác với học ngoại ngữ diễn ra trong đời sống thường ngày có tính tự phát như trẻ em học tiếng mẹ đẻ. Hoạt động học ngoại ngữ trong nhà trường mang tính tự giác, có mục đích, kế hoạch, chương trình, nội dung, biện pháp tổ chức rõ ràng. Bản chất việc học nói chung, học ngoại ngữ nói riêng được hiểu là biến đổi – biến đổi từ chỗ “không có đến chỗ có”, hoặc từ chỗ “có ít đến chỗ có nhiều hơn”. Đó chính là sự biến đổi về khả năng hiểu biết, thu nhận, tái tạo và sử dụng được tiếng nước ngoài đó như một công cụ giao tiếp.

Hoạt động học ngoại ngữ theo cơ chế lĩnh hội, tái tạo chứ không phải cơ chế sáng tạo phát minh như các hoạt động khác. Tiếng nước ngoài cần học,

được người học đồng hoá tạo ra cái mới về phương pháp phản ánh, khái quát hiện thực và thông báo để cho chính bản thân người học chứ không phải cho ai khác. Học tiếng nước ngoài là tiếp thu, lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và việc sử dụng tương ứng với ngôn ngữ đó.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)