Nhóm các biện pháp quản lý quy trình dạy học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Trang 81)

14 Học lực Giỏi Khá Trung bình Kém

3.2.2. Nhóm các biện pháp quản lý quy trình dạy học

3.2.2.1. Biện pháp 1: Cải tiến quản lý việc thực hiện chương trình *Mục tiêu của biện pháp:

Biện pháp này giúp phân cấp quản lý rõ ràng, phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của giảng viên, sinh viên (vì sinh viên được cung cấp các thông tin về mục tiêu và hình thức kiểm tra - đánh giá ngay từ đầu khoá học) trong việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy, phương pháp học phù hợp với mục tiêu.

+ Phát huy được vai trò, chức năng của kiểm tra - đánh giá trong việc. + Định hướng cho toàn bộ quá trình dạy học, quản lý dạy học.

+ Đánh giá khách quan, công bằng kết quả học tập của sinh viên. + Gắn kết quả học tập của sinh viên với trình độ, năng lực của thầy. + Tạo động lực để đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học.

+ Có các minh chứng để đánh giá giảng viên theo chức trách.

+ Đổi mới quy trình quản lý, lấy quản lý chất lượng, quản lý theo mục tiêu làm cơ bản, thay thế kiểu quản lý đào tạo bằng các biện pháp hành chính.

Quy trình dạy học tại Học viện Thanh thiếu niên Việt nam nên được quản lý theo mô hình quản lý theo mục tiêu (MBO). Có thể vận dụng mô hình quản lý mà Gs. Nguyễn Đức Chính đã sơ đồ hóa như sau:

Theo sơ đồ này, cấp trường (phòng Quản lý đào tạo) quản lý mục tiêu – nội dung, mà trận mục tiêu – hình thức kiểm tra đánh giá - cấu trúc đề và ngân hàng câu hỏi thi – kiểm tra.

Bộ môn và từng giáo viên, ngoài các phần trên, chủ động tìm hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học tương ứng với mục tiêu, tổ chức các kỳ thi – kiểm tra theo hình thức kiểm tra - đánh giá, cấu trúc đề đã được phê duyệt. Trước các đợt thi – kiểm tra, phòng Quản lý đào tạo mời trưởng bộ môn, lấy câu hỏi từ ngân hàng, tổ hợp thành đề theo cấu trúc đề thi và cung cấp đề để các giảng viên tổ chức thi – kiểm tra. Bài thi sẽ được chấm theo quy chế, kết quả học tập môn học được quản lý bằng phần mềm quản lý điểm hiện có của Học viện.

*Điều kiện thực hiện:

- Các cấp quản lý phải hiểu biết về mô hình quản lý MBO.

- Có sự ủng hộ của Đảng uỷ, Ban Giám đốc và đội ngũ giảng viên.

3.2.2.2. Biện pháp 2: Cải tiến quản lý kế hoạch dạy học *Mục tiêu của biện pháp:

Biện pháp này giúp các nhà quản lý, giảng viên tiện lợi trong việc theo dõi về mặt chuyên môn và sinh viên nắm vững thông tin về môn học.

*Nội dung, cách thức thực hiện của biện pháp:

Để quản lý kế hoạch dạy học, trước hết cần có kế hoạch dạy học, trong đó có đề cương chi tiết môn học làm cơ sở cho việc thực hiện và quản lý. Bản kế hoạch này được công bố ngay từ đầu khoá học cho giảng viên và sinh viên phải được tuân thủ chặt chẽ, chỉ nên thay đổi khi thực sự cần thiết và được đánh giá lại vào cuối mỗi kỳ học, năm học và khoá học. Kế hoạch này gồm một số phần như sau:

3.4.2.1. Thời khoá biểu học tập

Thời khoá biểu môn học nằm trong thời khoá biểu chung của toàn trường. Nó được xây dựng trước khi năm học mới bắt đầu. Thời khoá biểu cung cấp cho nhà quản lý, giảng viên và sinh viên thông tin về lớp học, môn học, ngày học, buổi học (sáng/chiều), giảng đường, ngày kiểm tra và ngày thi. Vì số môn học ở Học viên khá nhiều nên có thể mã hoá tên môn học để thời khoá biết trông được gọn gàng hơn. Số các buổi học tiếng Anh trên lớp nên được bố trí cân đối về tần suất, tránh tình trạng kỳ thì quá nhiều tiết kỳ thì quá ít tiết khiến sinh viên khi thì học không kịp khi thì chẳng có gì để học (Đây là điều hiện đang xảy ra với môn Tiếng Anh của nhà trường).

Nhà trường nên đưa thời khoá biểu lên mạng nội bộ, các cấp quản lý và các đối tượng quan tâm muốn tham khảo cũng rất thuận tiện.

Sau đó, dựa trên thời khoá biểu tổng thế này phòng Quản lý đào tạo và bộ môn Tiếng Anh lại xây dựng một thời khoá biểu chi tiết khác để tiện theo

dõi về mặt chuyên môn. Thời khoá biểu gồm có: Tên lớp học, ngày/buổi học, giảng đường, tên bài học và tên giảng viên phụ trách giờ giảng. Cũng như thời khoá biểu tổng thể, thời khoá biểu này cũng có thể đưa lên mạng.

Ví dụ: Thời khoá biểu của tuần thứ nhất tháng 8 năm 2007.

Thứ hai (1) Thứ ba (2) Thứ tư (3) Thứ năm (3) Thứ sáu (5) S K43A. Bài 14:what can you do ? Cô Q C K42B Bài 13: Do it Cô B

Lý do cần thiết phải có thời khoá biểu của riêng môn học là vì nhà trường có nhiều lớp học, đôi khi rất khó phân công từng giảng viên phụ trách riêng mỗi lớp. Với thời khoá biểu của riêng môn học như thế này các giảng viên biết rõ mình sẽ dạy lớp nào ở đâu, ngày nào, thuận tiện cho việc chuẩn bị bài giảng, đồng thời nhà quản lý cũng quản lý cán bộ được chặt chẽ hơn.

3.4.2.2. Đề cương chi tiết môn học

Tiếp theo, bộ môn Tiếng Anh sẽ xây dựng đề cương chi tiết môn học để có sự thống nhất trong toàn bộ môn về mục tiêu bài học, thời gian cho bài học, nội dung, học liệu, phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá. Đề cương này được quản lý ở cấp bộ môn. Sau đây là một ví dụ về một bài học trong đề cương môn học:

Bài 14: what can you do ?

Thời gian: 3 tiết (135phút)

1.Mục tiêu

Saukhi học xong bài này sinh viên sẽ có thể: 1.1. Liệt kê các động từ.

1.2. Hỏi và diễn đạt được thành thạo ai biết hoặc có thể làm gì.( Diễn đạt khả năng )

1.3. Đọc và viết tự luận về khả năng của mình.

2. Nội dung, học liệu 2.1. Nội dung

- Từ vựng: Các động từ. - Cấu trúc 1: Câu khẳng định

S + Can + V – Ai biết, có thể làm gì - Cấu trúc 2: Câu phủ định

- S + Can not+ V – Ai không biết, không thể làm gì - Cấu trúc 3: Câu hỏi

* Can + S+V – Ai biết, có thể làm gì à ? *WH + Can + S+ V ?

2.2. Học liệu

- Hình ảnh có liên quan đến động từ.

- Tài liệu nói về việc biết, có thể làm và không biết, không thể làm. - Băng, đĩa hình có nội dung liên quan.

3. Hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy, phương pháp học 3.1. Đối với mục tiêu thứ nhất.

- Khai thác vốn từ đã biết của sinh viên về các động từ bằng cách cho sinh viên làm việc theo nhóm, từng nhóm liệt kê số từ đã biết, sau đó một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.

Có thể tổ chức cuộc thi nhỏ xem nhóm nào liệt kê được nhiều từ nhất trong khoảng thời gian quy định.

- Sinh viên làm việc theo cặp, luyện đọc và ghi nhớ từ vựng. - Chia nhóm nhỏ để sinh viên thực hành và kiểm tra lẫn nhau.

3.2. Đối với mục tiêu thứ hai

- Giảng viên giới thiệu mẫu câu, lấy ví dụ minh họa. - Cung cấp từ vựng cần thiết.

- Thực hành mẫu câu trên tranh. (Giữa giảng viên và sinh viên, sau đó là giữa các sinh viên với nhau).

3.3. Đối với mục tiêu thứ ba

- Phát tài liệu để sinh viên chia nhóm đọc theo đoạn. Yêu cầu đọc nhanh, gạch chân những cụm từ nói lên việc có thể làm và không thể làm.

- Giảng viên thực hành mẫu câu vừa học với những thông tin thu lượm được từ bài đọc.

3.4. Phát triển kỹ năng: Lồng ghép 3 mục tiêu riêng rẽ thành mục tiêu chung nói về khả năng.

- Cho sinh viên xem một đoạn băng video trong đó có đề cập đến các vấn đề liên quan đến các nội dung vừa học sau đó thực hiện các yêu cầu của giảng viên. Yêu cầu có thể là: xem rồi trả lời các câu hỏi của giảng viên hoặc các bạn sinh viên trong lớp, xem rồi tóm tắt lại nội dung chính của đoạn băng, xem rồi điền vào những thông tin còn thiếu của một bản tóm tắt cho trước,v.v...

- Nếu không có đoạn băng video thích hợp có thể thay bằng băng cassette.

Yêu cầu phần phát triển kỹ năng phải đề cập đủ cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.

3.5. Bài tập về nhà và tài liệu tham khảo 3.5.1. Bài tập về nhà

- Bài tập trong sách bài tập. - Tài liệu phát thêm.

- Chia nhóm, yêu cầu sinh viên diễn tả khả năng làm gì đó của nhóm mình buổi sau báo cáo trước lớp (Chủ yếu sử dụng mẫu câu vừa học trong bài kết hợp thêm những mẫu câu đã học ở bài trước).

3.5.2. Tài liệu tham khảo

- Giáo trình. - Sách ngữ pháp.

3.5..3. Kiểm tra - đánh giá tổng kết

Kiểm tra - đánh giá, tuy là khâu cuối, nhưng lại là yếu tố định hướng cho quá trình dạy học theo kiểu luật bất thành văn, bởi lẽ sinh viên đi học mục tiêu trước mắt là vượt qua các kỳ thi với số điểm càng cao càng tốt. Vì thế, đề thi/kiểm tra càng sát với mục tiêu bao nhiêu càng lượng giá được chính xác mức độ thành đạt của quá trình dạy học bấy nhiêu. Hiện nay, sau mỗi kỳ học, sinh viên của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam chỉ làm một bài kiểm tra viết tiếng Anh, hết khoá mới có thi vấn đáp. Như vậy, nếu mục tiêu đề ra đề cập đến cả 4 kỹ năng :nghe, nói, đọc, viết mà kiểm tra đánh giá chỉ có như vừa nêu thì tự nhiên đã gần như bỏ qua kỹ năng nghe.

Theo tôi, trong kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh, phần kiểm tra đánh giá phải đảm bảo được những yêu cầu sau:

- Sau tất cả các kỳ học đều kiểm tra trình độ sinh viên theo 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết với tỷ lệ điểm tương đương.

- Bộ môn Tiếng Anh phải xây dựng được ngân hàng câu hỏi và ngân hàng câu hỏi này do phòng Quản lý đào tạo quản lý.

- Đề thi/kiểm tra được lựa chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi sau khi các câu hỏi đã được kiểm tra theo đúng quy trình.

- Sau khi sinh viên đã thi/kiểm tra xong đề thi, đáp án và thang điểm có thể công bố để sinh viên biết.

- Điểm thi/kiểm tra được quản lý theo hệ thống quản lý điểm mới được áp dụng tại nhà trường, tức là đưa điểm lên mạng qua một phần mềm riêng để mọi người đều có thể tham khảo.

*Điều kiện thực hiện:

- Cần có các quy định và văn bản như:

+ Qui định về kiểm tra đánh giá kết quả học tập. + Quy định về đề cương chi tiết môn học.

+ Văn bản hướng dẫn tổ chức các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả môn học.

- Có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học…. phù hợp với đặc thù môn học.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)