Nhóm biện pháp quản lý về đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Trang 90 - 94)

14 Học lực Giỏi Khá Trung bình Kém

3.2.4. Nhóm biện pháp quản lý về đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên là nòng cốt của quá trình dạy học trong bất kỳ nhà trường nào. Không thể có sản phẩm tốt nếu người tạo ra sản phẩm không phải là người thợ tài hoa. Không thể có nhiều trò giỏi nếu thầy chưa giỏi.

Tại “ Các giải pháp chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 “ đã xác định: “ Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục- đào tạo”. Vì vậy, cần thực hiện các biện pháp để huy động tối đa tiềm lực của đội ngũ hiện có và từng bước phát triển đội ngũ giảng viên với số lượng, cơ cấu phù hợp, chất lượng đảm bảo.

Để quản lý tốt về đội ngũ giảng viên cần tiến hành một số biện pháp cụ thể như sau:

3.2.4.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên tiếng Anh tại Học viện TTN Việt Nam

*Mục tiêu của biện pháp:

- Thực hiện mục tiêu chung theo quan điểm của Đảng và Nhà nước về Giáo dục- Đào tạo là “ Đào tạo nguồn nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo, có đạo đức…..”

- Lập kế hoạch đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên còn hướng tới mục tiêu đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng, nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ giảng viên.

*Nội dung, cách thức thực hiện của biện pháp:

- Bộ môn Ngoại ngữ và phòng Đào tạo-Tổ chức của Học viện cần lập kế hoạch tổng thể và chi tiết công tác đào tạo phát triển đội ngũ giảng viên cho bộ môn mình trong từng thời gian và nhiệm vụ cụ thể.

- Để công tác lập quy hoạch, đào tạo phát triển đội ngũ giảng viên có hiệu quả mang tính chính xác và khả thi, một trong những căn cứ xác đáng trước hết là phải nói đến công tác dự báo quy mô phát triển số lượng sinh viên và việc quy hoạch tổng thể của Học viện trong từng giai đoạn.

- Trong quá trình lập kế hoạch cần chú đến các yếu tố của đội ngũ như: số lượng, trình độ, giới tính, độ tuổi…. để đảm bảo tính cân đối hợp lý của đội ngũ.

*Điều kiện thực hiện:

Để giúp bộ môn Ngoại ngữ và phòng Đào tạo–Tổ chức lập kế hoạch đào tạo phát triển đội ngũ giảng viên tiếng Anh một cách có hiệu quả thì cần cử đội ngũ cán bộ quản lý tham dự các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý để nắm bắt được các nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu quy trình của công tác dự báo.

Hàng năm, Học viện cần phân bổ và dành tỉ lệ ngân sách đào tạo thoả đáng cho công tác đào tạo giảng viên nói chung và giảng viên dạy ngoại ngữ nói riêng.

3.2.4.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên Tiếng Anh của Học viện

*Mục tiêu của biện pháp:

Việc bồi dưỡng giúp cho đội ngũ giảng viên môn Tiếng Anh như sau: Về kiến thức:

- Nắm bắt được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tiếng Anh và phương pháp giảng dạy ngoại ngữ này.

- Có khả năng nghe hiểu các trao đổi và các thông tin về các chủ điểm được học và sẽ dạy.

- Có khả năng đọc hiểu tất cả các tài liệu, văn bản, sách báo bằng tiếng Anh. Về phương pháp:

- Có khả năng vận dụng những thành tựu nghiên cứu phương pháp giảng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng vào điều kiện giảng dạy của Học viện.

- Đổi mới phương pháp dạy các kỹ năng ngôn ngữ như : Dạy từ vựng, dạy ngữ pháp…….

*Nội dung, cách thức thực hiện:

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn đều đặn, gắn nghiên cứu khoa học với giảng dạy.

- Động viên giảng viên có ý thức bồi dưỡng, lấy phương châm tự học là chính đồng thời không quên học hỏi đồng nghiệp có kinh nghiệm.

- Cử giảng viên đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

- Cử giảng viên tham gia các hoạt động giao lưu thanh niên quốc tế dưới sự điều hành của Ban Quốc tế TW Đoàn để nâng cao kỹ năng nghe, nói, giao tiếp.

* Điều kiện thực hiện:

Liên hệ và phối hợp với Ban Quốc tế TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc cử giảng viên tham gia các hoạt động quốc tế.

Bộ môn ngoại ngữ chủ động đề xuất và đưa ra kế hoạch hoạt động chuyên môn với Ban Giám đốc.

Giảng viên tiếng Anh vừa là người vừa đi học vừa đi làm nên họ phải được tạo điều kiện tốt nhất để có thể tham gia được đầy đủ các lớp bồi dưỡng từ đầu đến cuối.

3.2.4.3. Biện pháp 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng *Mục tiêu của biện pháp:

- Qua kiểm tra đánh giá tạo cơ hội cho giảng viên xem xét hiệu quả những cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà chính mình đang theo đuổi.

- Kiểm tra đánh giá đội ngũ giảng viên cung cấp cho cán bộ quản lý những thông tin về trình độ chuyên môn của giảng viên để qua đó là những căn cứ phục vụ cho việc bố trí công việc một cách hợp lý.

- Việc kiểm tra đánh giá giúp giảng viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh tự hoàn thiện hoạt động dạy và học. Đây cũng là biện pháp nhằm tạo ra một phong trào thi đua lành mạnh trong các cá nhân và tập thể giảng viên. Mỗi giảng viên đều muốn được cấp trên, đồng nghiệp đánh giá, nhìn nhận đúng những cố gắng trong lao động học tập. Đối với lãnh đạo Học viện, có thể căn cứ vào kết quả bồi dưỡng của từng giảng viên để đánh giá xếp loại cá nhân và khen thưởng.

* Nội dung, cách thức thực hiện của biện pháp:

- Phân loại đánh giá dưới nhiều hình thức, theo cấp quản lý như: Tự kiểm tra lẫn nhau, tổ chức hội thảo, thi các chuyên đề giảng dạy….Xếp loại bồi dưỡng phải được tiến hành ngay sau thời gian bồi dưỡng, kết quả đánh giá phải chính xác dân chủ, công khai.

- Tổ chức thực hiện việc đánh giá định kỳ thật nghiêm túc.

*Điều kiện thực hiện:

- Đảng uỷ và Ban Giám đốc quan tâm đầu tư cho công tác đánh giá kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng cả về tinh thần và vật chất.

- Có sự ủng hộ của các cán bộ quản lý và các giảng viên bộ môn.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)