Những kết quả về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam trong hơn 50 năm

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Trang 40)

Thanh thiếu niên Việt Nam trong hơn 50 năm

2.1.2.1. Về công tác đào tạo

+ Từ năm 1956 đến năm 1985 đã đào tạo:

- 75 khoá bồi dưỡng từ 1 tháng đến 9 tháng với 10.663 học viên. - 15 khoá đào tạo từ 18 tháng đến 3 năm với 2.363 học viên. - 5 khoá cao cấp dài hạn 4 năm với 258 học viên.

- Đào tạo 13 khoá cho cán bộ chủ chốt của Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào với 482 học viên.

- Đào tạo 6 khoá cán bộ với 130 học viên cho Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Căm-pu-chia.

+ Từ năm 1986 đến nay:

- Cơ sở Hà Nội đã đào tạo hệ trung cấp 24 tháng cho 44 khoá, cơ sở phía Nam đã đào tạo 15 khoá với tổng số học viên là trên 6.100 người.

- Đào tạo hệ bồi dưỡng từ 1 đến 3 tháng cho 25 khoá với 3.456 học viên. - Liên kết với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo trình độ cao cấp và cử nhân chính trị cho 162 cán bộ chủ chốt của Trung ương Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn.

- Tiếp tục mở 5 khoá tập huấn ngắn hạn ( 3 tháng ) cho Đoàn TNNDCM Lào với số lượng 85 học viên

- Tập huấn và bồi dưỡng ngắn hạn theo chuyên đề cho cán bộ cấp huyện và tương đương được 602 khoá với 9.000 học viên.

- Liên kết với Bộ Giáo dục và Đào tạo mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội ngũ cán bộ Đoàn, giáo viên dạy công tác Đoàn, Đội trong các trường Đại học sư phạm Hà Nội I, các Trường cao đẳng sư phạm, Uỷ ban Dân số – Gia đình trẻ em Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung tâm Dân số – Sức khoẻ – Môi trường Trung ương Đoàn.... 50 khoá với 5000 học viên.

- Phối hợp các tỉnh, thành Đoàn, Học viện đã mở 22 khoá tại chức trình độ chính trị trung cấp cho hơn 2000 cán bộ Đoàn tại các địa phương.

- Học viện đã chọn, cử nhiều lượt giảng viên giúp các tỉnh, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc Trung ương Đoàn tổ chức 82 lớp tập huấn nghiệp vụ cho 12.400 cán bộ các cơ sở Đoàn.

Từ năm năm 1993 đến nay, Học viện đều mở đều đặn các lớp bồi dưỡng ngắn hạn (1 tháng, 2 tuần) cho cán bộ chủ chốt cấp Quận, Huyện đoàn, Đoàn các ngành, cán bộ chuyên trách các Tỉnh, Thành Đoàn và cán bộ mới về công tác ở cơ quan Trung ương Đoàn.

- Đoàn các ngành (Quân đội, Công an, Hàng không, Đường sắt...) hàng năm thường xuyên phối hợp với Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam để mở các lớp bồi dưỡng từ 2 tuần đến 1 tháng cho cán bộ cơ sở của Đoàn.

Học viện hỗ trợ các tỉnh thành Đoàn, Đoàn các ngành xác định nội dung, chương trình của các lớp tập huấn ngày càng phù hợp với thực tiễn công tác đoàn, Hội, Đội ở cơ sở, với đối tượng được tập huấn, phương thức bồi dưỡng, tập huấn là hết sức phong phú đa dạng, phương pháp tập huấn cũng được đổi mới theo tinh thần giáo dục chủ động như phương pháp sắm vai cùng tham gia, thảo luận nhóm, thi đua giữa các nhóm trẻ với trẻ, thực hành kỹ năng, nghiệp vụ (nhất là đối với các lớp theo chương trình dự án, với sự hỗ trợ của các chuyên gia hoặc các lớp của Hội LHTN Việt Nam, của Hội đồng Đội các cấp).

- Các loại hình bồi dưỡng thông dụng: theo chuyên đề, theo lĩnh vực công tác, theo dự án ( Giới, lồng ghép giới, Dân số, sức khoẻ sinh sản,...) theo chức danh, theo đối tượng...

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam cùng hệ thống các Trung tâm hoạt động TTN 3 miền (Bắc, Trung, Nam) và 7 trường Đoàn độc lập trực thuộc các tỉnh, thành Đoàn đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động của hệ thống đào tạo - bồi dưỡng của Đoàn thanh niên. Học viện hướng dẫn nghiệp vụ (qua thông tin khoa học - nghiệp vụ, bồi dưỡng giảng viên cho các Trung tâm, các trường Đoàn tỉnh, các Khoa Dân vận Trường chính trị Tỉnh. Ngoài ra, trong những năm qua Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam còn liên kết với các trường Cao đẳng, Đại học Sư phạm, bồi dưỡng tập huấn cho hàng chục ngàn lượt giáo sinh, những người ở các trường trung học cơ sở và tiểu học sau này.

Hệ thống giáo trình, tài liệu ngày càng được biên soạn trên cơ sở khoa học, phát hành rộng rãi đến tận tay đội ngũ cán bộ cơ sở của Đoàn.

- Bộ giáo trình 4 quyển (500 trang) do Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam biên soạn, được Ban Bí thư chuẩn y, được NXB Thanh niên xuất bản và phát hành vào dịp 26/3/2005, hiện đang được các trường chính trị Tỉnh, trường Đoàn các tỉnh sử dụng rất có hiệu quả.

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam kết hợp với NXB Thanh niên, liên kết với các Ban, khối phong trào biên soạn trên 40 cuốn sách, tài liệu về phương pháp luận, kỹ năng, nghiệp vụ, phương pháp công tác Đoàn, Hội, Đội với hàng chục vạn bản. Nhiều tài liệu được tái bản nhiều lần (Sổ tay Bí thư chi đoàn: Cẩm nang cán bộ Đoàn cơ sở; Kỹ năng tổ chức các hoạt động TTN,. ..).

Học viên tốt nghiệp các khoá đào tạo của Học viện đã nhanh chóng trưởng thành, hầu hết đều nắm giữ những vị trí chủ chốt của các cấp bộ Đoàn, tham gia vào các cấp uỷ và lãnh đạo chính quyền địa phương. Trên 60 đồng chí đã và đang tham gia Ban chấp hành Trung ương Đoàn; 26 đồng chí đã và

đang tham gia Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn; 16 đồng chí đã và đang là Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng.

2.1.2.2. Về công tác nghiên cứu và hoạt động khoa học

- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong nghiên cứu khoa học:

+ Chủ nhiệm 02 đề tài độc lập cấp Nhà nước.

+ Chủ nhiệm 26 đề tài cấp Bộ và tương đương liên quan đến công tác Đoàn, Hội, Đội.

+ Triển khai nghiên cứu và hoàn thành 78 đề tài tổng luận cấp Quốc gia, cấp bộ, cấp Học viện và cấp viện.

+ Xuất bản tạp chí thông tin khoa học nghiệp vụ 2 số/1 năm.

+ 54 giảng viên và 20 nghiên cứu viên đã viết được 352 bài báo công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.

+ Tổ chức 65 Hội thảo cấp Trường, cấp Viện và tham gia 24 Hội thảo cấp Trung ương Đoàn.

+ Xuất bản bộ giáo trình chuẩn sử dụng cho công tác đào tạo về phương pháp luận, kỹ năng công tác thanh thiếu nhi, nghiệp vụ xây dựng Đoàn và phương pháp công tác Đội với 17 tập.

+ Liên kết với Nhà xuất bản Thanh niên, Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội đã xuất bản trên 100 đầu sách phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn.

+ Liên kết với Uỷ ban Dân số–Gia đình–Trẻ em, Hội Chữ thập đỏ, UNICEF, Radda Barnen, CRS, Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS... thực hiện 24 dự án có liên quan đến tình hình thanh thiếu nhi Việt Nam.

50 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ thầy, trò của Học viện đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào, đồng thời cũng hình hình bề dày truyền thống với những nét đẹp tiêu biểu.

- Luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Đoàn, vượt lên những khó khăn, thử thách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội, Đội.

- Đoàn kết thân ái giữa những người đồng chí, đồng nghiệp, tình nghĩa thầy trò yêu thương gắn bó.

- Truyền thông nâng niu trân trọng và chăm lo vun trồng nhân tố mới, xu thế mới tiến bộ. Mọi sáng kiến đều được biểu dương khen thưởng kịp thời, mọi khả năng đều được tạo điều kiện để phát huy.

- Truyền thống liên kết, hợp tác, cộng tác tin cậy với các đối tác ở trong hệ thống tổ chức Đoàn và các đối tác bên ngoài hệ thống.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)