0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Hoạt độngdạy học ngoại ngữ ở các trường Cao đẳng, Đại học không chuyên

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGOẠI NGỮ TẠI HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM (Trang 28 -28 )

chuyên

1.5.3.1. Mục tiêu dạy học ngoại ngữ

Mục tiêu dạy học ngoại ngữ (Tiếng Anh…) ở các trường trung cấp, Cao đẳng, Đại học không chuyên … là hình thành, phát triển ở người học, nhằm góp phần phát triển học vấn cần thiết để có thể tiếp tục học lên, hoặc ra trường công tác.

Nêu một cách cụ thể hơn, quá trình dạy học ngoại ngữ nhằm truyền thụ cho sinh viên nắm vững những kiến thức cơ bản tối thiểu, tương đối có hệ thống cùng những kỹ năng nghe – nói - đọc – viết về tiếng nước ngoài được học và sử dụng như một công cụ giao tiếp. Sau khi hoàn thành chương trình, học viên phải sử dụng được ngôn ngữ đó để đọc hiểu các sách báo khoa học thưởng thức, các tài liệu tham khảo phù hợp với trình độ học vấn và ngành nghề công tác; đồng thời có thể giao tiếp với người nước ngoài về các vấn đề sinh hoạt đơn giản hàng ngày, sử dụng được một số thuật ngữ chuyên ngành theo chuyên môn được đào tạo nhằm góp phần hỗ trợ cho việc học tập các môn học khác, phát triển trí tuệ cần thiết để tiếp tục học tiếp hoặc đi vào cuộc sống lao động, công tác.

1.5.3.2. Nội dung dạy học ngoại ngữ

Tri thức ngoại ngữ cung cấp cho sinh viên (người học) là những nội dung tri thức khoa học cơ bản, tối thiểu về ngoại ngữ được học, giúp họ nhận thức và có thể vận dụng chủ động, tự giác tiếng nước ngoài được học như một “công cụ giao tiếp”. Đồng thời, việc dạy học ngoại ngữ còn kết hợp giới thiệu cho người học những kiến thức văn hoá nền tảng của dân tộc có ngôn ngữ mà sinh viên đang học, giúp họ hiểu thêm về đất nước, con người ấy. Từ đó tăng

thêm hứng thú học tập, thu nạp và làm giàu thêm vốn giá trị văn hoá của người học. Ở Học viện TTN Việt Nam, với đặc điểm chuyên ngành, sinh viên được học thêm những thuật ngữ chuyên môn xuất bản bằng tiếng nước ngoài thuộc ngành đang theo học.

Những kỹ năng trong dạy học ngoại ngữ

Nội dung dạy học ngoại ngữ bao gồm kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ với 4 dạng hoạt động giao tiếp cơ bản : Nghe, Nói, Đọc, Viết.

Kỹ năng nghe được hiểu là người nghe tiếp nhận thông tin của người nói thông qua thính giác của mình để hiểu nội dung thông báo, thông tin đó. Trong quá trình giao tiếp bằng dạng thức “nói – nghe”, người nói sử dụng bộ máy phát âm của mình để tạo thông báo, thông tin ngầm những từ, ngữ, câu tạo thành.

Kỹ năng nói được hiểu là người học ngoại ngữ dùng âm thanh tiếng nói để chuyển tải nội dung một thông báo, thông điệp của mình tới người nghe có cùng một tín hiệu “âm thanh ngôn ngữ” trong hoạt động giao tiếp.

Kỹ năng đọc được hiểu là người đọc sử dụng khả năng thị giác nhìn vào bản ghi “thông báo, thông điệp”, đồng thời phát ra thành âm thanh ngôn ngữ tương ứng với từ, ngữ, câu… có trên văn bản, ngoại trừ hình thức “đọc thầm”. Kỹ năng viết được hiểu là viết chữ trên giấy, trên bảng… ghi ra nội dung muốn biểu đạt, muốn nói đã được sắp xếp thông qua cách dùng từ, đặt câu theo mục đích giao tiếp.

Bốn kỹ năng nêu trên đều được hình thành trên cơ sở hiểu nội dung thông báo, thông điệp. Người đọc cũng như người đều nhận thông báo, thông điệp từ phía người viết hoặc người nói.

Mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa bốn kỹ năng nghe – nói - đọc – viết, được tóm tắt ở sơ đồ dưới đây:

Viết Đọc

Kỹ năng nói và kỹ năng nghe có quan hệ hai chiều hữu cơ với nhau, tạo ra quá trình giao tiếp hiện thực.

Kỹ năng nói và kỹ năng viết cũng có quan hệ hai chiều, hữu cơ với nhau, vì người nói và người viết đều là những người phát ra thông báo, thông điệp trong hoạt động giao tiếp.

Kỹ năng nói, kỹ năng nghe, kỹ năng viết có quan hệ tích cực lẫn nhau. Kỹ năng viết với kỹ năng đọc có quan hệ một chiều, tạo ra sự giao tiếp thuộc về nhận thức.

1.5.3.3. Hình thức tổ chức dạy học

Hình thức tổ chức dạy học bao gồm phương pháp dạy, phương pháp học và kiểm tra đánh giá thường xuyên. Hình thức này luôn căn cứ vào nội dung dạy học và có định hướng là mục tiêu.

Về phương pháp dạy và phương pháp học, một số phương pháp đang được sử dụng rộng rãi hiện nay gồm:

Dạy ngoại ngữ kiểu ném xuống nước cho tự bơi: đặt học sinh vào tình huống bắt buộc họ phải sử dụng ngoại ngữ bất kể họ biết hay không biết thứ ngôn ngữ này. Phương pháp này khiến học sinh nói lưu loát nhưng không chính xác.

Dạy ngoại ngữ bởi người bản ngữ: là một trong những phương pháp tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên phương pháp này cần người giáo viên bản ngữ tận tình, đối tượng này có thể khó tuyển chọn và chi phí cho họ khá cao.

Thực hành theo chỉ dẫn: yêu cầu học sinh nhắc lại các cụm từ/câu. Các khoá học ngoại giao của Mỹ thường áp dụng phương pháp này. Nó có thể trang bị một cách nhanh chóng kiến thức ngôn ngữ dạng “từ điển cụm từ và thành ngữ”. Trong khung giới hạn này sinh viên sử dụng ngôn ngữ rất rõ ràng và chính xác. Tuy nhiên, sinh viên không được lựa chọn điều muốn diễn đạt một cách linh hoạt.

Dạy ngôn ngữ kiểu thấm dần: cho sinh viên nghe hoặc xem băng video có người mẫu thể hiện qua các tình huống. Ngày nay hầu hết các giáo viên đều thấy phương pháp này không hiệu quả.

Dạy ngôn ngữ qua ngữ pháp: dạy ngữ pháp cho học sinh và cung cấp từ vựng để ghi nhớ. Ngày nay hầu hết các giáo viên đều thấy phương pháp này không hiệu quả.

Dạy ngôn ngữ qua giao tiếp: là tiếp cận dạy ngoại ngữ nhấn mạnh sự tác động qua lại như là phương tiện và mục đích chính của việc học ngoại ngữ.

Phương pháp chiết trung: kết hợp tất cả các phương pháp trên vào trong một khoá học. Đây là phương pháp thường gặp nhất hiện nay.

Bên cạnh đó còn có các phương pháp giảng dạy thông thường khác với các ưu, nhược điểm và yêu cầu như sau:

(1) Thuyết trình:

Điểm mạnh:

+ Trình bày nội dung bài giảng một cách trực tiếp và lôgích. + Người dạy có thể truyền cảm hứng tới người học.

+ Kích thích tư duy đưa đến thảo luận. + Hữu ích cho những lớp đông học sinh. Hạn chế:

+ Người giảng không phải lúc nào cũng là người giỏi thuyết trình. + Người nghe thụ động.

+ Trong quá trình học khó ước lượng. + Giao tiếp một chiều.

Chuẩn bị:

+ Cần có phần giới thiệu và tóm tắt rõ ràng.

+ Cần có giới hạn thời gian và nội dung để đảm bảo hiệu quả. + Nên đưa vào các ví dụ và các giai thoại.

Điểm mạnh:

+ Có sự tham gia của người nghe, ít nhất là sau phần thuyết minh. + Người nghe có thể đưa ra câu hỏi, làm sáng tỏ vấn đề và thử sức mình. Hạn chế:

+ Thời gian cho phần thảo luận có thể hạn hẹp.

+ Chất lượng phụ thuộc vào chất lượng câu hỏi và thảo luận. Chuẩn bị:

+ Câu hỏi cần được chuẩn bị trước khi thảo luận.

(3). Nhóm chuyên gia:

Điểm mạnh:

+ Cho phép các chuyên gia đưa ra các ý kiến khác nhau.

+ Có thể tạo ra một cuộc tranh luận tốt hơn so với thảo luận chỉ với một giáo viên.

+ Thường xuyên thay đổi người nói tập trung được sự chú ý của học sinh hơn.

Hạn chế:

+ Các chuyên gia có thể không phải là những người nói tốt. + Nhiều người có thể làm tản mạn nội dung.

+ Chủ đề có thể không theo trình tự lôgích. Chuẩn bị:

+ Có một người làm nhiệm vụ điều phối trọng tâm của nhóm, giới thiệu và chốt lại vấn đề.

+ Tóm tắt nội dung nhóm sẽ trình bày.

(4). Băng video:

Điểm mạnh:

+ Dạy nội dung và nêu vấn đề có tính chất giải trí. + Duy trì được sự chú ý của lớp.

+ Trông có vẻ chuyên nghiệp. + Kích thích thảo luận.

Hạn chế:

+ Có thể nêu ra quá nhiều vấn đề vượt quá một cuộc thảo luận có trọng tâm.

+ Mọi người có thể không tham gia thảo luận đầy đủ. + Hiệu quả tuỳ thuộc vào thảo luận.

Chuẩn bị:

+ Cần có thiết bị.

+ Chỉ có kết quả nếu giáo viên chuẩn bị câu hỏi thảo luận sau buổi chiếu.

(5). Thảo luận lớp:

Điểm mạnh:

+ Rút ra được ý tưởng và kinh nghiệm của lớp.

+ Hiệu quả sau một bài trình bày, một bộ phim, hay kinh nghiệm cần được phân tích.

+ Cho phép mọi người tham gia một cách tích cực. Hạn chế:

+ Không thực tế nếu lớp có quá 20 học sinh. + Một số ít người có thể chiếm ưu thế.

+ Những người còn lại có thể không tham gia. + Mất nhiều thời gian.

+ Có thể lạc đề. Chuẩn bị:

+ Giáo viên cần có kế hoạch cẩn then để hướng dẫn thảo luận. + Cần có câu hỏi khái quát.

(6). Thảo luận nhóm nhỏ:

Điểm mạnh:

+ Cho phép tất cả học sinh tham gia.

+ Học sinh thường thoải mái trong nhóm nhỏ. + Có thể đi đến sự nhất trí trong cả nhóm. Hạn chế:

+ Cần suy nghĩ thận trọng ý định của nhóm. + Các nhóm có thể không đi đúng trọng tâm. Chuẩn bị:

+ Cần chuẩn bị những nhiệm vụ cụ thể hoặc những câu hỏi để nhóm trả lời

(7). Nghiên cứu từng trường hợp:

Điểm mạnh:

+ Phát triển kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề.

+ Cho phép tìm kiếm nhiều giải pháp cho những vấn đề phức tạp. + Cho phép sinh viên vận dụng những kiến thức và kỹ năng mới. Hạn chế:

+ Mọi người có thể không thấy sự liên quan giữa trường hợp nghiên cứu với hoàn cảnh riêng của mình.

+ Thông tin không đầy đủ có thể dẫn đến những kết quả không thích hợp. Chuẩn bị:

+ Trong một số trường hợp phải làm rõ trường hợp nghiên cứu. + Phải chuẩn bị trường hợp nghiên cứu.

(8). Đóng vai:

Điểm mạnh:

+ Giới thiệu tình huống có vấn đề một cách hấp dẫn.

+ Tạo cơ hội cho mọi người đứng ở vị trí của những người khác và như vậy biết trân trọng quan điểm của người khác.

+ Cho phép khai thác các giải pháp. + Tạo cơ hội thực hành các kỹ năng. Hạn chế:

+ Mọi người có thể không nhập vai được. + Không phù hợp với những nhóm lớn. + Mọi người có thể cảm thấy e ngại. Chuẩn bị:

+ Các chỉ dẫn do giáo viên đưa ra phải hết sức rành mạch.

1.5.3.4. Kiểm tra - đánh giá

Khâu cuối cùng của quá trình dạy học trong nhà trường là kiểm tra - đánh giá. Như người Anh thường nói “last but not least”, nghĩa là cuối cùng nhưng không phải là kém quan trọng nhất. Chỉ có thông qua kiểm tra - đánh giá mới biết được mục tiêu đề ra có đạt được hay không và đạt được bao nhiêu, từ đó có những điều chỉnh thích hợp để đạt được mục tiêu một cách toàn diện hơn.

a) Các mục đích chính của việc đánh giá học viên

Mục đích của việc đánh giá (lượng giá) học viên là thu thập các phản hồi từ phía người học (student feedback). Các phản hồi này được sử dụng cho các mục đích cụ thể sau:

- Cải tiến việc học tập: Các phản hồi sau đánh giá/lượng giá (như: điểm, các nhận xét của giáo viên và tự nhận xét của học viên…) sẽ giúp cho học viên học tập tự giác hơn và có định hướng đúng hơn. Phản hồi chính là “nhiên liệu” của động cơ học tập và là “la bàn” để dẫn đường cho việc tự học.

Để nâng cao chất lượng học tập và “biến đào tạo thành tự đào tạo” các phản hồi phải:

+ Đủ (nghĩa là đạt tới một định lượng tối thiểu, không quá ít ỏi).

Thí dụ: Quy định môn học phải có mấy lần lượng giá, hoặc sau 10-15 tiết học phải có 1 điểm kiểm tra.

+ Thường xuyên (nghĩa là không quá thưa thớt, đứt quãng).

Thí dụ: Mỗi lượt học, bài học phải thu được phản hồi, không nên chỉ đánh giá định kỳ hoặc đánh giá cuối cùng.

+ Tức thời (nghĩa là có kết quả ngay để điều chỉnh kịp thời). Một vài cách lượng giá kiểu truyền thống thường cho kết quả quá muộn nên không còn tác dụng điều chỉnh.

+ Bao phủ (nghĩa là kiểm tra mọi mục tiêu, không để lọt các nội dung học tập).

+ Tự thân hay nội sinh (self-feedback): Học viên tự lượng giá được, không ỷ lại vào các phản hồi từ giáo viên. Các phản hồi tự thân này (do học viên tự học, tự lượng giá, tự phát hiện và tự điều chỉnh) có vai trò quyết định trong việc tự học.

Các công cụ đánh giá kiểu trắc nghiệm khách quan (objective tests) có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu nêu trên.

- Cải tiến việc giảng dạy: Qua các phản hồi thu thập được từ học viên, giáo viên và nhà trường có thể xem xét lại quá trình dạy và điều chỉnh cho tốt hơn.

b) Các thời điểm đánh giá học viên

Việc đánh giá học viên có thể được tiến hành vào các thời điểm khác nhau, với các chức năng khác nhau.

- Đánh giá trước khi học: Chức năng của đánh giá trước khi học là điều tra nhu cầu học tập, để đáp ứng cho đúng và dạy học sát với đối tượng.

Người ta có thể tiến hành cuộc điều tra đầy đủ hoặc làm tiền trắc nghiệm (pretest) ngay trước các buổi học (thường được tiến hành trong các lớp đào tạo lại).

- Đánh giá trong khi học: Chức năng của các kỳ đánh giá này là phát hiện các phản hồi tức thời cho học viên và giáo viên để điều chỉnh kịp thời việc học và việc dạy.

- Đánh giá sau khi học: Chức năng của đánh giá cuối cùng hoặc đánh giá đầu ra là xử lý hoặc chứng nhận. Lúc này thường thu được các phản hồi đầy đủ hơn, nhưng thường quá muộn, không còn tác dụng điều chỉnh.

Một loại đánh giá sau khi học, được tiến hành khi học viên đã ra trường và đang làm việc, thường được gọi là đánh giá hiệu quả (outcome) hoặc đánh giá tác động (impact). Chức năng của loại đánh giá này gần giống như đánh giá trước khi học, đồng thời để xem xét tổng thế các hiệu quả của việc dạy học trong thực tế xã hội – nghề nghiệp. Ở một số nước, cách đánh giá này dùng để tái cấp chứng chỉ hành nghề (recertification).

Tóm lại: Các khâu: mục tiêu – nội dung, chương trình, học liệu – hình thức tổ chức dạy học (phương pháp dạy, phương pháp học) – kiểm tra đánh giá giống như những bánh xe máy của cỗ máy vận hành hoạt động dạy và hoạt động học trong nhà trường cao đẳng, đại học. Muốn cỗ máy hoạt động được suôn sẻ và hiệu quả thì các bánh xe này phải tương thích với nhau, ăn khớp với nhau. Cỗ máy sẽ không thể hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả nếu một trong những bánh xe đi chệch quỹ đạo, vượt ra ngoài khuôn khổ những bánh xe còn lại.

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ TẠI HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGOẠI NGỮ TẠI HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM (Trang 28 -28 )

×