Kiểm tra-đánh giá

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Trang 50)

Đây là khâu trong 2 kỳ học đầu bộ môn được “toàn quyền quyết định”. Từ việc ra đề, tổ chức thi/kiểm tra, chấm điểm. Thông thường tại bộ môn công việc này được thực hiện như sau:

- Bộ môn tự ra đề, coi (kết hợp với một người nữa trong bộ môn hoặc trong trường), chấm điểm lớp đó.

- Đề kiểm tra (mỗi lần kiểm tra làm 6 đề/lớp) được trình lên trưởng phòng Quản lý đào tạo ký duyệt (thường là ký luôn không can thiệp về mặt nội dung).

- Sau 2 kỳ sinh viên chỉ làm bài kiểm tra viết và bài thi vấn đáp. Về đề kiểm tra/thi nổi lên một số vấn đề sau:

+ Đề kiểm tra:

Đề kiểm tra không dựa trên mục tiêu và cũng không nhằm vào việc đánh giá mục tiêu đã đạt được đến đâu. Mục tiêu đề ra là “Giao tiếp được bằng Tiếng Anh ở trình độ A” trong khi đề kiểm tra lại chỉ là kiểm tra viết, không kiểm tra nói.

Đề kiểm tra không bao quát hết nội dung học tập. Phần tiếng Anh chuyên ngành hầu như không được động đến.

Giảng viên dạy lớp nào chấm bài lớp ấy, bài lại không được dọc phách nên người chấm dễ bị lực học của sinh viên mà học thường biết quá rõ chi phối khi cho điểm.

Đề thi không theo sát nội dung học tập, không bao quát hết các nội dung học tập: Phần kiến thức sinh viên được học nhiều khi bỏ qua, phần chưa được học lại có mặt gây tâm trạng lo lắng cho sinh viên. Nhiều em học khá chăm chỉ và kết quả trên lớp khá tốt nhưng đi thi vẫn không làm được bài. Một số em học yếu có tâm lý buông xuôi vì nghĩ rằng có cố gắng đến mấy thì cũng không làm được bài.

- Kiểu ra đề thi/kiểm tra như trên không khích lệ sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Nếu nghiêm túc đánh giá mức độ thàh đạt của sinh viên theo mục tiêu thì có lẽ rất nhiều em không đạt.

Không có sự đổi mới trong phần thi vấn đáp, do đó sinh viên khoá sau chỉ cần tham khảo sinh viên khoá trên các câu hỏi giảng viên đã hỏi là có thể học vẹt vài ba câu đối phó đủ đạt điểm 5 để qua kỳ thi.

- Hình thức tổ chức cho sinh viên thi/kiểm tra chưa thực sự nghiêm túc, vẫn còn hiện tượng sinh viên trao đổi, quay cóp bài.

Thực ra, Học viện cũng như bộ môn tiếng Anh rất muốn có một ngân hàng câu hỏi cho môn Tiếng Anh song đến nay vẫn chưa có được vì một số nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:

- Mấy năm trở lại đây bộ môn luôn trong trình trạng thiếu cán bộ giảng dạy tạm thời vì một số người đi học cao học, một số người khác nghỉ sinh con. Những người còn lại do phải “gánh” phần việc của những người nghỉ, công việc quá tải nên không thể tập trung nhiều vào việc xây dựng ngân hàng câu hỏi. Thêm nữa, khi một hệ đào tạo mới ra đời bộ môn phải xây dựng chương trình cho hệ đào tạo này, sau đó là dạy thí điểm cho đến khi thấy ổn thì mới làm ngân hàng câu hỏi.

- Cả bộ môn chưa có người nào được tập huấn về kỹ thuật kiểm tra - đánh giá vì vậy khá lúng túng về quy định cũng như kỹ thuật xây dựng ngân hàng câu hỏi. Thêm vào đó, phòng Quản lý đào tạo của nhà trường chưa thúc giục việc hoàn thành ngân hàng câu hỏi, chưa giám sát công tác kiểm tra -

đánh giá của bộ môn, để bộ môn tự làm, nên các giảng viên trong bộ môn chưa nỗ lực hết mình.

Tóm lại, Các bộ phận cấu thành quá trình dạy học môn Tiếng Anh tại

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)