Những khó khăn và hạn chế

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Trang 62 - 63)

14 Học lực Giỏi Khá Trung bình Kém

2.4.2.Những khó khăn và hạn chế

Chưa quản lí, chỉ đạo một cách sát sao, sâu sắc, mạnh mẽ hỗ trợ sinh viên hình thành động lực, động cơ, thái độ học tập, trong đó có học tập ngoại ngữ. Đặc biệt, còn chưa làm cho sinh viên nhận thức sâu sắc về “sự học thời nay” có rất nhiều đổi mới.

Các giảng viên có ý thức áp dụng phương pháp dạy tích cực, chú ý phát huy tính tích cực của sinh viên, tuy nhiên do còn hạn chế về năng lực sư phạm, năng lực chuyên môn và các điều kiện khách quan như cơ sở vật chất, phương tiện dạy học còn thiếu, số lượng sinh viên trong một lớp nhiều nên chưa đạt hiệu quả cao. Việc đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ đã được quan tâm, song chưa thực sự mạnh mẽ. Các kiểu phương pháp dạy học “Tích cực cao” theo đường hướng “Dạy học tập trung vào người học” hay là “Lấy người học làm trung tâm” chưa được vận dụng mạnh mẽ, sâu rộng. Vẫn còn hiện tượng quá chú trọng giảng giải về ngữ pháp mà chưa quan tâm thoả đáng tới phát triển kĩ năng giao tiếp ở người học.

Hàng năm, các giảng viên có chú ý tham gia giảng, dự giờ song chủ yếu còn mang tính hình thức, chưa thực sự kèm theo sự phân tích sư phạm để đánh giá đúng chất lượng giảng dạy và coi đây là một loại hình bồi dưỡng chuyên môn – nghiệp vụ mang tính “qua thực hành” có giá trị, hiệu quả.

Các giảng viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn song hiệu suất chưa cao, do khối lượng công việc giảng dạy trên lớp chiếm quá nhiều thời gian.

Nhìn chung, các giảng viên đã sử dụng đồ dùng dạy học nhưng còn chưa thường xuyên, chưa cập nhật, hiện đại; chưa sử dụng băng đài, chưa chú ý sử dụng hình ảnh minh họa ( tranh, phim ảnh,…), chưa khai thác, tận dụng các phương tiện thiết bị kĩ thuật dạy học hiện đại.

Việc hỗ trợ tổ chức hoạt động ngoại khoá, các hội thảo trao đổi kinh nghiệm học tập môn Tiếng Anh cho sinh viên còn hạn chế, chưa phong phú; trong khi ở ta còn thiếu vắng một môi trường ngoại ngữ.

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu thực trạng và những hạn chế nêu ở trên, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp quản lí được trình bày ở chương 3, nhằm khắc phục những khó khăn, phát huy những mặt tích cực vào quá trình dạy học ngoại ngữ ở Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ Ở HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Trang 62 - 63)