Nhóm biện pháp quản lý sinh viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Trang 94 - 98)

14 Học lực Giỏi Khá Trung bình Kém

3.2.5. Nhóm biện pháp quản lý sinh viên

3.2.5.1. Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên

*Mục tiêu của biện pháp:

Hoạt động cá nhân chỉ đạt hiệu quả cao khi học tự giác phát huy hết khả năng, năng lực bản thân. Tức là cá nhân chủ động tự giác trong hoạt động của mình. Trong quá trình tự học ngoại ngữ, sinh viên phải tự giác, tích cực, chủ động thì mới đạt hiệu quả cao, còn nếu học vì sự thúc ép, bắt buộc từ bên ngoài thì kết quả học tập không thể tốt được. Vì vậy, để học tập tốt ngoại ngữ sinh viên phải có nhận thức đúng đắn về tự học. Để nâng cao nhận thức, động cơ, thái độ học tập cho sinh viên, nhà trường cần tổ chức tốt các nội dung dưới đây.

*Nội dung, cách thức thực hiện của biện pháp:

- Tổ chức cho sinh viên học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở hình thành thế giới, nhân sinh quan khoa học.

- Tăng cường công tác giáo dục, chính trị tư tưởng nhằm giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về các mặt chính trị, kinh tế – xã hội đặc biệt về vai trò của ngành Giáo dục - Đào tạo đối với sự nghiệp công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Giáo dục truyền thống hiếu học của dân tộc, truyền thống nhà trường để sinh viên phấn đấu.

- Tổ chức tốt cho sinh viên học tập “Tuần sinh hoạt công dân – Sinh viên” đầu khoá, đảm bảo đủ điều kiện thời lượng chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định.

- Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục truyền thống nhân dịp các ngày lễ như: 20/11, 22/12, 26/3, 19/5….

- Thường xuyên tổ chức cho sinh viên học tập nghị quyết đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.

*Điều kiện thực hiện:

- Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng tham gia tạo nên môi trường thuận lợi để sinh viên tu dưỡng, rèn luyện.

- Huy động đông đảo sinh viên cùng tham gia.

- Có sự chỉ đạo thường xuyên, thống nhất từ trên xuống. - Biểu dương thành tích – xây dựng gương điển hình.

3.2.5.2. Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động nhằm bồi dưỡng và rèn luyện hệ thống kĩ năng tự học ngoại ngữ cho sinh viên

*Mục tiêu của biện pháp:

Kỹ năng tự học ngoại ngữ là yếu tố nền tảng giúp cho sinh viên tự học ngoại ngữ đạt kết quả cao. Chất lượng và hiệu quả sẽ được nâng lên nếu sinh viên có kỹ năng tự học ngoại ngữ tốt, nếu không sinh viên sẽ mất rất nhiều thời gian công sức nhưng kết quả tự học lại không cao nếu như không có kĩ năng tự học tốt. Vì vậy, tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng tự học cho sinh viên là một việc làm rất cần thiết, là một trong những biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng học tập ngoại ngữ của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

*Nội dung, cách thức thực hiện:

Để nâng cao khả năng tự học của sinh viên chúng ta cần bồi dưỡng và rèn luyện cho sinh viên nhà trường một số kỹ năng cơ bản sau:

(a). Kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học

Tự học ngoại ngữ là một hoạt động đòi hỏi tính tự giác cao, thể hiện tính kế hoạch hoá cao độ của người học. Để hoạt động tự học đạt kết quả đòi hỏi người học phải xây dựng cho mình một bản kế hoạch riêng. Kế hoạch đó phải

đảm bảo tính khoa học và tính khả thi thể hiện qua sự bố trí sắp xếp công việc, phân bố thời gian, xây dựng phương pháp thực hiện, mức độ hoàn thành…

Thời gian tự học của sinh viên Việt Nam theo qui định tại điều 1- qui chế số 04 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp có qui định: Để tiếp thu được một đơn vị học trình sinh viên phải dành ít nhất 15 tiết chuẩn bị. Như vậy thời gian sinh viên dành cho tự học hiện nay là 1/1 tức là tối thiểu một tiết học trên lớp sinh viên phải có ít nhất một tiết tự học và chuẩn bị bài ở nhà.

* Qui trình lập kế hoạch tự học ngoại ngữ.

- Sinh viên phải thống kê toàn bộ các công việc tự học. - Xác định quĩ thời gian dành cho tự học.

- Xác định khối lượng và yêu cầu đối với từng công việc, mốc thời gian qui định để hoàn thành.

- Sắp xếp và phân phối thời gian cho từng công việc. - Kiểm tra lại bản kế hoạch.

(b). Kỹ năng đọc sách, đọc tài liệu

Hướng dẫn sinh viên các bước để đọc sách, tài liệu đọc thêm: + Xác định mục đích cần đọc và phương pháp đọc phù hợp.

+ Tra trên thư mục những bài cần đọc trong cuốn sách hoặc tài liệu. + Xem mục lục để nắm khái quát các bài có trong cuốn sách.

+ Xem lời giới thiệu, lời mở đầu, lời kết luận.

+ Tìm một bài để đọc nhằm tạo hứng thú để khẳng định về nội dung cuốn sách.

+ Đọc kỹ nhằm khai thác nội dung.

(c). Kỹ năng nghe giảng, ghi chép bài.

Muốn hiểu được bài giảng và ghi chép tốt trên lớp sinh viên cần: + Năm chắc các kiến thức đã học.

+ Chuẩn bị thật kỹ bài mới sẽ học, đánh dấu những phần khó hiểu để khi đến lớp vấn đề đó tập trung hơn.

+ Tìm hiểu toàn bộ chương trình của môn học để xác định lôgích vấn đề. Mỗi người khác nhau, với môn học ngoại ngữ sinh viên nên ghi chép cẩn thận những ví dụ, cấu trúc ngữ pháp mới để có thể xem lại khi cần thiết.

(d). Kỹ năng khái quát hoá - hệ thống hoá.

* Kỹ năng khái quát hoá

- Kỹ năng khái quát hoá diễn ra theo hai con đường:

Quy nạp: Từ những sự vật, hiện tượng đơn lẻ đi đến cái chung, khái quát cho cả nhóm. Diễn dịch: Từ cái chung đại diện cho nhóm tiến hành xem xét áp dụng cho từng cá nhân riêng lẻ. Trong quá trình tự học sinh viên phải sử dụng cả hai con đường. Quy nạp giúp sinh viên lĩnh hội được những khái niệm, định luật qui tắc trong những sinh viên đơn lẻ. Diễn dịch giúp sinh viên cụ thể hoá kiến thức để áp dụng làm bài tập thực hành.

* Kỹ năng hệ thống hoá

Để thực hiện hệ thống hoá đòi hỏi sinh viên phải phát hiện ra những dấu hiệu chung nhất, bản chất nhất của sự vật, hiện tượng trong hoạt động tự học kỹ năng khái quát hoá và hệ thống hoá luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Để hình thành kỹ năng khái quát hoá, hệ thống hoá tri thức cần làm theo qui trình sau:

+ Đọc trước tài liệu, giáo trình để có định hướng học tập.

+ Sử dụng các thao tác: Phân tích, tổng hợp, so sánh để tách những dấu hiệu chung, bản chất đưa về theo nhóm.

+ Xác định mối liên hệ giữa chúng.

(e). Kỹ năng thực hành, luyện tập

Kỹ năng này giúp sinh viên có khả năng vận dụng thành thạo lý thuyết vào giải bài tập. Các loại bài tập có thể là:

- Các bài tập trong sách vở, tài liệu.

- Các tình huống xảy ra trong quá trình thực hành. - Các tình huống xảy ra trong cuộc sống.

Muốn thực hiện kỹ năng này có kết quả, sinh viên cần quan tâm làm tốt các vấn đề sau đây:

- Đọc bài tập cần làm, xác định các kiến thức lí luận cần vận dụng. - Huy động các thao tác trí tuệ: So sánh, phân tích, tổng hợp… để giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Kiểm tra lại từ bước thực hiện.

- Đối chiếu kết quả với mục đích, yêu cầu của bài.

(f). Kỹ năng tự kiểm tra đánh giá hoạt động tự học

Kiểm tra đánh giá hoạt động tự học có vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp cho người học biết được học đang ở đâu và ở mức độ nào, trên cơ sở đó có thể điều chỉnh để đi đúng hướng, tới đích. Các hình thức tự kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra bằng kết quả đạt được so sánh với mục tiêu kế hoạch đề ra. - Kiểm tra so sánh với bạn bè trong cùng lớp, cùng trang lứa.

- Kiểm tra qua vốn hiểu biết cá nhân với nhu cầu hiểu biết của bản thân.

*Điều kiện thực hiện của biện pháp:

- Cần có sự thống nhất chỉ đạo từ trên xuống, có sự phân công cụ thể rõ ràng của các lực lượng giáo dục trong nhà trường.

- Đội ngũ giáo viên phải nhiệt tình, trách nhiệm, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, biết hướng dẫn sinh viên cách tự học.

- Sinh viên phải tích cực tự giác tham gia các hoạt động bởi sinh viên là chủ thể nhận thức.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)