Thị trường cung cấp tài nguyên phong phú

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 50 - 51)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.2.1. Thị trường cung cấp tài nguyên phong phú

Châu Phi chỉ sở hữu khoảng 8% trữ lượng dầu mỏ thế giới, tương đương với 101,8 tỷ thùng, bù lại, lục địa đen lại có ưu thế hơn hẳn về các loại khoáng sản (bản đồ 1.5), là nơi chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá như vàng, kim cương, uranium… nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Châu Phi chiếm 90% trữ lượng coban, 90% platin, 99% sản lượng crom, 64% sản lượng mangan, 33% sản ượng uranium, 70% sản lượng tantalite, 68% sản lượng coban, 54% sản lượng vàng của thế giới [18]. Tuy trữ lượng dầu mỏ không cao, song châu Phi, đặc biệt là vùng Đông Phi lại được đánh giá là “vựa dầu và khí gas sản lượng cao đang cần được khai phá” và là “một trong những trữ lượng dầu lớn cuối cùng của thế giới”. Nhờ vào những phát hiện về các mỏ dầu mới ở Cộng hòa Chad, Cameroon, Gabon cùng trữ lượng dầu khổng lồ đã được phát hiện ở Nigeria, cùng với nền công nghiệp dầu mỏ đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới như hiện nay, châu Phi hứa hẹn trở thành nhà cung cấp dầu mỏ chính cho thế giới trong tương lai (tỷ trọng dầu mỏ trong toàn bộ khối lượng dầu nhập khẩu trên thế giới của châu Phi đã tăng từ 9,5% vào năm 2000 lên 28-30% vào năm 2010) [16]. Dầu mỏ vẫn là một trong những nguồn nguyên – nhiên liệu chủ yếu cho phát triển kinh tế trong thời gian tới. Do vậy, đây sẽ là một trong những đối tác cung cấp dầu quan trọng cho toàn bộ thế giới, trong đó có Trung Quốc trong tương lai.

Bản đồ 1.5: Bản đồ khoáng sản châu Phi

Nguồn: [18], phụ lục 29

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)