Quan hệ hợp tác phát triển

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 91)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.3.3.Quan hệ hợp tác phát triển

Năm 2003, viện trợ của Trung Quốc cho Sudan chiếm 12% GDP toàn quốc (theo số liệu của UNDP). Các khoản viện trợ mà chính phủ Sudan nhận được dưới cả 2 hình thức: tiền mặt và hỗ trợ kỹ thuật (như các đoàn chuyên gia, bác sĩ tình nguyện, học bổng và các chương trình đào tạo) hay quà tặng là trụ sở các cơ quan, trang thiết bị và hàng hóa khác. Trung Quốc (CNPC) cũng hỗ trợ tài chính cho các dự án xây dựng trại trẻ mồ côi, nhà dưỡng lão, bệnh viện ở Sudan[36]. Tuy nhiên, rất khó để xác định được chính xác giá trị của những khoản viện trợ này do các con số đưa ra của cả hai bên thường được đánh giá là “không phản ánh đúng thực tế” so với những gì thực sự đang diễn ra.

Tại các FOCAC, cùng với các hợp đồng và thỏa thuận đầu tư lớn, Trung Quốc còn dành những cam kết xóa nợ như là quà tặng cho các quốc gia châu Phi nghèo nặng nợ, và lấy đó làm động lực kêu gọi các nước phát triển cũng xóa nợ cho châu Phi. Sudan cũng nhận được rất nhiều hỗ trợ từ các thỏa thuận xóa nợ này của Trung Quốc. Trong năm 2007, chính phủ Trung Quốc thông báo xóa khoản nợ lên đến gần 80 triệu USD cho chính phủ Sudan [19]. Gần đây nhất, vào cuối năm 2010, chính phủ hai nước đã ký thỏa thuận xóa nợ 40 triệu NDT (tương đương

6 triệu USD) từ khoản vay ưu đãi mà Trung Quốc dành cho Sudan năm 1995 [25].

Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng rất tích cực trong việc đóng góp vào hỗ trợ phát triển của Sudan. Vào tháng 1 năm 2007, CNPC đã ký thỏa thuận với Bộ Phúc lợi và Phát triển xã hội của Sudan, cam kết dành 1 triệu USD cho việc cải thiện các dịch vụ xã hội và chi 900.000 USD để đào tạo công nhân dầu khí của Sudan [19].

Không chỉ có vậy, Trung Quốc còn thực hiện các hoạt động nhân đạo và hỗ trợ phát triển ở Darfur – vùng đất vẫn nằm trong bạo lực liên miên của Sudan. Tại đây, Trung Quốc đã gửi các chuyến hàng cứu trợ gồm lều bạt, chăn màn và một số nhu yếu phẩm khác trị giá gần 8 tỉ USD cho những người dân đang phải chịu nhiều mất mát ở đây. Trung Quốc cũng cấp những khoản vay ưu đãi để xây dựng một số trường học ở Darfur.

2.4.4.Quan hệ kinh tế Trung Quốc – Angola

Cuộc cạnh tranh tiếp cận Angola trở nên dữ dội hơn bao giờ hết trong bối cảnh giá dầu ngày càng tăng cao. Nhiệm vụ của Trung Quốc càng trở nên khó khăn hơn gâp bội khi cần phải thiết lập quan hệ với chính phủ mà nước này đã phản đối tích cực, ít nhất là cho tới tận khi kết thúc Chiến tranh lạnh. Trong khoảng từ năm 1990 đến 2004, sự tham gia của Trung Quốc vào Angola chỉ thể hiện trong một số dự án hỗ trợ kỹ thuật, chủ yếu tập trung trong nông nghiệp. Tuy nhiên, 2 năm sau, Angola cung cấp 47% lượng dầu Trung Quốc nhập từ các nước châu Phi, tương đương 15% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc [34]. Thêm vào đó, Angola trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất ở châu Phi của Trung Quốc.

Biểu đồ 2.17: Nguồn cung dầu thô của Trung Quốc (nghìn thùng/ngày)

Nguồn: [7]

2.4.4.1. Quan hệ thương mại

Biểu đồ 2.18: Các đối tác thương mại chính của Angola, 2008

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, tuy không phải là đối tác thương mại có tỷ trọng hàng nhập khẩu lớn nhất, song Trung Quốc là đối tác thương mại xuất khẩu lớn nhất của Angola, chiếm tới 1/3 lượng xuất khẩu của nước này trong năm 2008. Xét tổng thể, Trung Quốc vẫn được tính là đối tác thương mại lớn nhất của Angola (vượt qua cả Mỹ). Chúng ta sẽ thấy điều này rõ hơn qua biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu hàng hóa của Angola cho Mỹ và Trung Quốc ở dưới đây.

Biểu đồ 2.19: Xuất khẩu của Angola cho Mỹ và Trung Quốc 2001 – 2008 (triệu USD)

Nguồn: [17]

Có thể nói, Trung Quốc đã bám đuổi sát nút với Mỹ trong cuộc tranh đua về thương mại với Angola, đặc biệt là trong thập niên đầu của thế kỷ XXI. Trung Quốc đã cố gắng rút ngắn khoảng cách trong cán cân thương mại với Angola, tiến sát với Mỹ trong giai đoạn 2004 – 2006 và đã bắt đầu vượt qua Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Angola từ năm 2007.

Cũng giống như trường hợp của Sudan, cán cân thương mại luôn nghiêng về xuất khẩu, mang lại thặng dư lớn cho các nước châu Phi xuất khẩu dầu mỏ trong cuộc chơi kinh tế với Trung Quốc.

Biểu đồ 2.20: Thương mại Trung Quốc – Angola, 1995 – 2007 (triệu USD)

Nguồn: [24]

Giá trị nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc của Angola chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng kim ngạch thương mại hai chiều. Năm 2007, trong khi giá trị xuất khẩu của Angola sang Trung Quốc là khoảng 13 tỷ USD thì giá trị nhập khẩu chỉ đạt gần 1 tỷ USD. Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét kỹ hơn về cơ cấu các mặt hàng xuất – nhập khẩu giữa hai nước cũng như tỷ trọng thương mại mà dầu mỏ mang lại cho mối liên kết kinh tế này.

Biểu đồ 2.21: Tỷ trọng của dầu mỏ trong xuất khẩu của Angola sang Trung Quốc, 1995 – 2006 (triệu USD)

Nguồn: [31]

Khoáng sản là nguồn lợi chính, là thứ hàng hóa chính được Angola mang ra trao đổi với Trung Quốc. Dầu mỏ là động lực chính mang lại tiền bạc về cho Angola, tiếp theo là kim cương, quặng sắt, thép, đồng, và một chút ít máy móc thiết bị. Từ năm 1995 trở lại đây, dầu mỏ luôn chiếm hơn 99% giá trị trong thương mại Angola - Trung Quốc. Năm 2008, Trung Quốc nhập khẩu 6 triệu thùng dầu thô từ Angola, đối tác thương mại dầu mỏ lớn nhất của Trung Quốc. Năm 2008, dầu thô mang lại hơn 83% GDP cho Angola, chiếm 95% kim ngạch xuất khẩu và 83% thu nhập [36].

Tuy nhiên, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Angola lại đa dạng hơn nhiều. Nước này chủ yếu nhập khẩu phương tiện giao thông cá nhân, xe gắn máy, ô tô cao cấp, pin, máy phát điện, xe ủi đất… cùng một số vật liệu xây dựng từ Trung Quốc. Có thể thấy một điều rất rõ ràng là Trung Quốc nhập khẩu từ Angola những nguyên nhiên liệu cho đầu vào, còn Angola nhập hàng hóa (sản xuất và tiêu dùng) đã thành phẩm từ Trung Quốc. Liệu đây có phải là một phương thức làm ăn “Cùng có lợi”?

Cùng với quan hệ thương mại, quan hệ đầu tư Trung Quốc – Angola cũng có những bước phát triển nhảy vọt trong những năm gần đây. Các dự án đầu tư của Trung Quốc ở Angola không chỉ tập trung vào lĩnh vực khai thác dầu khí và xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác như giao thông, thương mại (xem Biểu đồ 2.23). Theo các doanh nghiệp Trung Quốc, Angola thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn nhờ môi trường kinh tế ổn định, sự trợ giúp của chính phủ trong việc phát triển lĩnh vực tư nhân thông qua hệ thống luật đầu tư mới, hỗ trợ thuế doanh nghiệp ưu đãi ở các lĩnh vực công nghiệp, các khu vực phát triển giúp thúc đẩy đầu tư tư nhân cũng như nước ngoài và tạo nên những đối xử công bằng hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài. Tất cả những điều này đã làm giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đến Angola.

Biểu đồ 2.22: FDI Trung Quốc ở Angola, 1990 – 2007 (nghìn USD)

Nguồn: [24]

Chú ý: Vốn FDI này không tính đến các khoản đầu tư trong lĩnh vực khai thác dầu khí và kim cương.

Nhìn vào khối lượng FDI tính theo giá trị, dễ dàng nhận thấy sự tăng lên đột biến của các khoản đầu tư từ Trung Quốc kể từ sau năm 2004. Đây là kết quả của khung hiệp định về hợp tác kinh tế và thương mại mới được ký kết giữa Bộ tài chính Angola và Bộ thương mại Trung Quốc vào cuối năm 2003. Nhờ những nỗ lực tích cực này, hợp tác tài chính Trung Quốc – Angola (cả FDI và các khoản tín dụng) đều có điều kiện để phát triển mạnh mẽ hơn.

Tháng 3 năm 2004, một gói hỗ trợ tài chính trị giá 2 tỉ USD (đổi lại, Angola đảm bảo cung cấp 15.000 – 40.000 thùng dầu/ngày cho Trung Quốc [34]) dành cho các dự án đầu tư công được Trung Quốc thông qua để xây dựng các cơ sở giao thông, năng lượng, nước, y tế, giáo dục và truyền thông ở Angola. Đến tháng 9 năm 2007, thêm một thỏa thuận trị giá 2 tỉ USD được bộ trưởng tài chính Angola ký kết với chủ tịch Eximbank của Trung Quốc nhằm cung cấp và hỗ trợ tài chính cho hơn 100 dự án được ký kết giữa hai nước trong năm 2007. Như vậy, tính đến cuối năm 2007, Eximbank đã cung cấp các khoản vay trị giá khoảng 4,5 tỉ USD cho chính phủ Angola. Tháng 8 năm 2009, Eximbank đã kết thúc cuộc đàm phán với Angola về một khoản tín dụng mới, trị giá 6 tỉ USD dành cho phát triển cơ sở hạ tầng [18]. Cũng giống như với các khoản tín dụng trước đó, điều kiện Trung Quốc đưa ra vẫn là “Đổi dầu lấy tín dụng”.

Các đối tác tài chính của Trung Quốc không chỉ có các ngân hàng quốc doanh mà còn có cả các tập đoàn tài chính tư nhân, tiêu biểu là China International Fund Ltd. (CIF) Doanh nghiệp tư nhân có trụ sở ở Hong Kong này đã cung cấp một gói hỗ trợ trị giá 2,9 tỉ USD nhằm trợ giúp những nỗ lực tái thiết đất nước Angola thời hậu chiến. Theo World (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bank, CIF đã cung cấp khoản tín dụng với tổng trị giá lên đến 9,8 tỉ USD cho Angola [17].

Biểu đồ 2.23: FDI của Trung Quốc ở Angola (chia theo lĩnh vực) 2005 – 2007

Nguồn: [24]

Các lĩnh vực đầu tư ưu tiên của Trung Quốc ở Angola bao gồm xây dựng (56,09%), công nghiệp (29,3%) và giao thông (9,6%). Như vậy, chỉ riêng 3 ngành này đã chiếm tới gần 96% tổng đầu tư FDI của Trung Quốc. Các lĩnh vực khác, tuy có sự đầu tư, song tỷ trọng rất khiêm tốn.

2.4.4.3.Quan hệ hợp tác phát triển

Trung Quốc là quốc gia đang phát triển xóa nợ nhiều nhất cho châu Phi trong thời gian gần đây. Thông qua các chuyến công du của các nhà lãnh đạo Trung Quốc tới châu Phi cũng như tại các hội nghị FOCAC, Trung Quốc đã cam kết và thực hiện xóa nợ hàng chục tỉ USD cho các quốc gia nghèo ở châu Phi. Tại FOCAC 1 năm 2000, Trung Quốc cam kết giảm nợ và xóa nợ trị giá 10 tỉ NDT cho các nước nghèo nặng nợ và kém phát triển nhất ở châu Phi. Tại FOCAC 2 năm 2003, Trung Quốc tiếp tục cam kết giảm nợ và xóa nợ cho 31 quốc gia kém phát triển và

nặng nợ nhất châu Phi trị giá 10,5 tỉ NDT. Các hội nghị FOCAC tiếp theo cũng ghi nhận những cam kết xóa nợ, giảm nợ của Trung Quốc cho các đối tác thân thiết ở châu Phi, song không đưa ra con số cụ thể.

Biểu đồ 2.24: Biểu đồ xóa nợ của Trung Quốc cho châu Phi 2000 – 2006 (triệu USD)

Nguồn: [7]

Trong vòng 6 năm, Trung Quốc đã xóa 44,14 triệu USD nợ (chủ yếu là những khoản vay ưu đãi cho các chính phủ) cho Angola. Không thể phủ nhận vai trò của Trung Quốc trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo ở Angola trong thời gian qua [24]. Nỗ lực xây dựng và tái thiết các cơ sở nhiệt điện và thủy điện của Trung Quốc đã giúp hơn 60.000 người dân ở Luanda có thể tiếp cận với điện. Bên cạnh đó, hàng ngàn người có cơ hội được tiếp cận với nước sạch – một nhu cầu sống cơ bản của con người – nhờ việc Trung Quốc tái thiết lại các hệ thống cung cấp nước sạch [23]. Cùng với đó là các dự án xây dựng lại trường học, bệnh viện, các trung tâm chăm sóc sức khỏe và các viện nghiên cứu để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe và giáo dục của các cộng đồng dân cư vốn phải sống trong chiến tranh hàng thập kỷ.

Không chỉ tập trung vào các cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho cuộc sống con người, Trung Quốc còn chú ý đến việc tái thiết các cơ sở hạ tầng bị phá hoại trong chiến tranh như đường xá, cầu cống, cảng biển, hệ thống đường sắt… nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế ở Angola. Trong đó có thể kể đến các dự án như tái thiết gần 500km đường cao tốc nối Luanda với Lobito, 1.107km đường cao tốc nối Malanje với Saurimo, Saurimo với Luena và Saurimo với Dundo, 1.547km đường sắt Benguela và 1.003km đường sắt Mocâmedes… [31].

Cùng với các đoàn bác sĩ tình nguyện đến Angola để giúp chữa bệnh cho người dân và đào tạo các bác sĩ địa phương, chính phủ Trung Quốc còn cung cấp học bổng cho sinh viên Angola tới Trung Quốc học tập, nghiên cứu và tổ chức các buổi tập huấn ngắn hạn cho cán bộ, viên chức của chính phủ Angola phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, quản trị và hành chính. Tính riêng trong năm 2007, chính phủ Trung Quốc đã cấp 23 học bổng sau đại học cho các sinh viên Angola, giúp hơn 100 người Angola tới học tập, nghiên cứu ở Trung Quốc [36]. Năm 2008, Bộ giáo dục Trung Quốc cấp 36 học bổng cho sinh viên Angola tới Trung Quốc học tập. Những cố gắng này đang mang lại nhiều đổi thay cho bộ mặt của Angola nói riêng, của châu Phi nói chung.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 91)