Tổng quan quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 56 - 64)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. Tổng quan quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi

Quan hệ Trung Quốc – châu Phi ngày càng được củng cố và phát triển. Năm 2000, hai bên đã nhất trí nâng quan hệ song phương lên tầm “quan hệ chiến lược” với quan hệ kinh tế được xác định là trọng tâm, là nền tảng vững chắc cho quan hệ đối tác Trung Quốc – châu Phi.

Bản đồ 2.1: Thương mại Trung Quốc – châu Phi

Nguồn: [37]

Để cạnh tranh với các đối tác khác, Trung Quốc đã đưa ra những biện pháp cụ thể và hiệu quả trong quan hệ với châu Phi. Một mặt, Trung Quốc không phân biệt chế độ chính trị khi đầu tư vào các nước châu Phi, đa dạng hóa đầu tư các dự án kinh tế. Mặt khác, Trung Quốc còn ra sức bảo vệ lợi ích của châu Phi trên trường quốc tế. Chính những biện pháp này đã giúp Trung Quốc giành được lợi thế so với Mỹ ở lục địa đen và

chiến thắng trong các hợp đồng kinh doanh dầu khí và tài nguyên. Với EU, Trung Quốc thực hiện chính sách tăng cường thực hiện các dự án chất lượng cao và chi phí thấp, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân châu Phi thay cho những cam kết “chỉ trên giấy tờ” mà Liên minh châu Âu đưa ra.

Kinh tế được xem như cơ sở nền tảng cho quan hệ Trung Quốc – châu Phi. Các đối tác quan trọng của Trung Quốc phần lớn là các quốc gia giàu có về nguồn tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt hay các loại khoáng sản cũng như các quốc gia có tiềm năng phát triển nông nghiệp lớn. Tuy nhiên, để chứng tỏ thiện chí muốn giúp đỡ các nước châu Phi phát triển cũng như tăng cường hình ảnh tốt đẹp của mình ở châu Phi, Trung Quốc cũng cố gắng đa dạng mối quan hệ thương mại của mình với các quốc gia ít tài nguyên như Mali, Senegal, Tanzania..., đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi để thúc đẩy thương mại song phương bằng cách tạo điều kiện cho sản phẩm của châu Phi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc nhờ vào các ưu đãi về thuế quan, giải quyết các bất đồng và xích mích thương mại trên tinh thần hiểu biết và nhượng bộ lẫn nhau qua con đường tham vấn hữu nghị song phương hoặc đa phương và ký kết các hiệp định tự do mậu dịch.

Biểu đồ 2.2: Thị trường châu Phi quan trọng nhất cho hàng hóa

Trung Quốc, năm 2006

Nguồn: [7]

Thương mại là hình thức sớm nhất của hợp tác kinh tế Trung – Phi. Với sự phát triển của quan hệ song phương và trao đổi ngày càng tăng giữa Trung Quốc với các nước châu Phi, quy mô thương mại Trung Quốc - Châu Phi ngày càng mở rộng. Nếu như trong năm 1950, kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc - Châu Phi chỉ đạt 12,14 triệu USD, thì đến năm 1960, con số này đã tăng lên 100 triệu USD, và vượt 1 tỷ USD vào năm 1980. Sau khi đạt 10 tỷ USD vào năm 2000, thương mại Trung Quốc - Châu Phi đã duy trì đà tăng trưởng nhanh chưa từng thấy: 12,3 tỷ USD năm 2002; 29,2 tỷ USD năm 2004; 55 tỷ USD năm 2006; 106,8 tỷ năm 2008 [33]. Trong năm 2008, kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc - Châu Phi vượt quá 100 tỷ USD, trong đó 50,8 tỷ USD của Trung Quốc xuất khẩu sang châu Phi và 56 tỷ USD nhập khẩu từ châu Phi. Dự báo đến năm 2015, kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc – châu Phi có thể lên đến 300 tỷ USD [23]. Tỷ lệ tăng

trưởng trung bình hàng năm của thương mại Trung Quốc - châu Phi từ năm 2000 đến năm 2008 đạt 33,5%, với tỷ lệ trong tổng kim ngạch thương mại nước ngoài của Trung Quốc tăng từ 2,2% - 4,2% và tỷ lệ của nó trong tổng giá trị thương mại nước ngoài của châu Phi tăng từ 3,8% lên 10,4% [32]. Mặc dù kim ngạch thương mại Trung Quốc - Châu Phi giảm xuống còn 91,07 tỷ USD trong năm 2009 do hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, song con số này vẫn giúp Trung Quốc lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại lớn nhất châu Phi. Khi nền kinh tế toàn cầu hồi phục, thương mại Trung Quốc - Châu Phi cũng duy trì sự phục hồi thuận lợi và động lực phát triển. Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2010, kim ngạch thương mại Trung Quốc - Châu Phi đạt 114,81 tỷ USD, tăng 43,5% so với năm trước [14].

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch thương mại Trung Quốc – châu Phi giai đoạn 1995 – 2010 (tỷ USD) và Cơ cấu phân bổ đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc (2005 – 2010)

Để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại của Trung Quốc - Châu Phi, bên cạnh việc ký kết hiệp định thương mại song phương, Trung Quốc cũng tăng cường hợp tác về hải quan, thuế, kiểm tra và kiểm dịch thực vật với nhiều quốc gia châu Phi. Nhằm hỗ trợ cho việc mở rộng xuất khẩu của các nước châu Phi sang Trung Quốc, nước này đã đề nghị dỡ bỏ hàng rào thuế quan cho một số mặt hàng xuất khẩu của các nước kém phát triển (LDC) của châu Phi sang Trung Quốc từ năm 2005. Vào tháng 7 năm 2010, số lượng các sản phẩm châu Phi được hưởng mức ưu đãi thuế quan bằng 0 đã tăng lên 4.700 mặt hàng chịu thuế, và dự kiến sẽ bao gồm 95% tổng số các mặt hàng chịu thuế được đề cập trong Quy chế của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về thuế xuất - nhập khẩu [34]. Nhờ chính sách phi thuế quan này, xuất khẩu các sản phẩm được miễn thuế hải quan của châu Phi sang Trung Quốc đã tăng nhanh chóng. Từ năm 2005 đến cuối tháng 6 năm 2010, Trung Quốc đã nhập khẩu các sản phẩm châu Phi với giá trị tích lũy đạt 1,32 tỷ USD theo các điều khoản phi thuế quan, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, da thuộc, vật liệu đá, hàng dệt may, các bộ phận phụ tùng máy móc, kim loại cơ bản và sản phẩm gỗ [34]. Trung Quốc cũng đã giúp các doanh nghiệp châu Phi tiếp cận thị trường Trung Quốc bằng cách tổ chức triển lãm hàng hóa châu Phi, thiết lập các trung tâm triển lãm các sản phẩm châu Phi, cung cấp gian hàng miễn phí hoặc giảm tiền thuê gian hàng cùng các điều kiện ưu đãi khác.

Trong lĩnh vực đầu tư, chính phủ Trung Quốc đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích và trợ giúp các doanh nghiệp của mình đầu tư và mở nhà máy tại châu Phi. Trung Quốc cũng mong muốn cùng châu Phi thăm dò các kênh và phương tiện mới để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh

vực đầu tư có kèm theo các biện pháp chính trị để tạo điều kiện cần thiết cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả như đàm phán, ký kết và áp dụng các hiệp định song phương về xúc tiến và bảo hộ đầu tư, chống đánh thuế 2 lần... Số tiền đầu tư mà Trung Quốc dành cho châu Phi ngày càng lớn. Đến cuối năm 2003, đầu tư trực tiếp Trung Quốc ở châu Phi đã đạt 490 triệu USD, tăng lên 9,33 tỷ USD vào cuối năm 2009. Trong năm 2007, châu Phi chiếm 3% FDI ra nước ngoài của Trung Quốc. Tính đến cuối năm 2008, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc dành cho châu Phi đã vượt qua con số 100 tỷ USD, giúp nước này trở thành đối tác đầu tư lớn nhất của châu Phi [35]. Các dự án đầu tư của Trung Quốc rất đa dạng, trong đó tập trung chủ yếu vào cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục nhằm mục đích vừa đầu tư kinh doanh, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế (khai thác tài nguyên) và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc. Quỹ phát triển Trung Quốc – châu Phi được xây dựng với số vốn trên 5 tỷ USD nhằm khuyến khích các công ty Trung Quốc đầu tư vào châu Phi cũng như hỗ trợ phát triển cho châu lục này. Các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào châu Phi chủ yếu nhằm tiếp cận và tăng cường khả năng cạnh tranh thị trường nội địa ở các quốc gia châu Phi, chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, tận dụng những lợi thế mang lại nhờ các hiệp định thương mại mà các quốc gia châu Phi được hưởng và tiếp cận thị trường nguyên liệu thô.

Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế châu Phi phát triển và tiềm năng thị trường của Trung Quốc tăng lên, các doanh nghiệp châu Phi đã đầu tư mạnh mẽ hơn ở Trung Quốc. Mauritius, Nam Phi, Seychelles, Nigeria và Tunisia là các nước châu Phi chủ yếu đầu tư vào Trung Quốc. Một vài ví dụ cho đầu tư của châu Phi ở Trung Quốc như: Một cơ sở liên

doanh sản xuất bia do một doanh nghiệp Nam Phi ở Trung Quốc khởi xướng đang vận hành gần 70 nhà máy bia; Một liên doanh phân bón hóa học được hình thành bởi doanh nghiệp của Tunisia và Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất phân bón hỗn hợp hàng đầu ở Trung Quốc… [39]. Cuối năm 2009 tích lũy đầu tư trực tiếp của các nước châu Phi ở Trung Quốc đạt khoảng 9,93 tỷ USD, bao gồm kỹ thuật hóa dầu, máy móc điện tử, giao thông và viễn thông, công nghiệp nhẹ và đồ dùng gia đình, hàng may mặc và dệt may, sinh - dược phẩm, phát triển nông nghiệp, giải trí và ăn uống, bất động sản và các ngành khác. Đầu tư của Châu Phi vào Trung Quốc nhằm nâng cao lợi thế bổ sung lẫn nhau, thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc đến châu Phi và các khu vực khác [40].

Đi đôi với đầu tư là việc Trung Quốc tăng cường cho châu Phi vay các khoản vay tín dụng với lãi suất thấp hoặc để phục vụ cho xuất khẩu. Trong lĩnh vực này, Trung Quốc đã dần loại bỏ ảnh hưởng của các đối tác lớn như Ngân hàng Thế giới WB hay Quỹ tiền tệ quốc tế IMF để trở thành người cho vay hào phóng ở lục địa đen. Tổng các khoản cho vay của Trung Quốc cao gần gấp 3 lần so với tổng viện trợ phát triển của OECD trong năm 2004, gấp hơn 25 lần tổng nguồn vốn gồm các khoản vay và tín dụng xuất khẩu của Mỹ cho châu Phi cận Sahara năm 2005 [34]. Những con số này đạt được nhờ các ưu thế về tính phi điều kiện trừ vấn đề Đài Loan (không có điều kiện về sự minh bạch, điều hành hay nhân quyền, không phải báo cáo giải ngân như các dự án của WB hay IMF), chấp nhận đầu tư vào các dự án lợi nhuận thấp hoặc phi lợi nhuận và việc ứng chi nhanh chóng cho các dự án. Việc các ngân hàng Trung Quốc cho vay các khoản tiền đầu tư vào dự án một cách dễ dàng như vậy vừa gạt bỏ ảnh hưởng của phương Tây ở châu Phi, vừa đạt được mục tiêu

“xuất khẩu lao động Trung Quốc sang châu Phi”- nghĩa là phía Trung Quốc đưa ra điều kiện: chính phủ sở tại phải thuê công ty quốc doanh Trung Quốc để thi công dự án do Trung Quốc rót vốn với phần lớn nhân công là người Trung Quốc. Về thực chất, Trung Quốc chỉ chuyển các dự án của mình ra nước ngoài thực hiện và chỉ sử dụng các nguồn nguyên – nhiên vật liệu và nhân công “không thể hay không cần mang từ quê nhà” ở nước sở tại, coi như “đôi bên cùng có lợi”. Cựu đại sứ Mỹ tại Ethiopia đã nhận xét về mô hình này: “Trung Quốc áp dụng rất nhuần nhuyễn chiến thuật này khắp châu Phi. Các công ty tư nhân phương Tây làm sao cạnh tranh nổi”.

Cùng với đầu tư, Trung Quốc cũng tăng cường viện trợ không điều kiện và xóa nợ cho các nước nghèo ở châu Phi, đồng thời cũng luôn tích cực hưởng ứng, kêu gọi các nước phát triển xóa nợ cho các nước nghèo nặng nợ ở châu Phi. Trong năm 2005, Trung Quốc đã xóa 168 khoản nợ cho 33 nước nghèo nhất châu Phi. Tại các diễn đàn FOCAC 3 và 4, xóa nợ là món quà mà Trung Quốc dành cho các đối tác châu Phi bên cạnh những cam kết viện trợ không liên quan đến chính trị và đầu tư tùy theo khả năng tài chính và tình hình phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Trong lĩnh vực khai thác tài nguyên – nguyên nhân của những lời chỉ trích từ phương Tây, Trung Quốc tăng cường trao đổi thông tin, khuyến khích và trợ giúp doanh nghiệp hợp tác dưới nhiều hình thức trong việc cùng khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên theo nguyên tắc “cùng có lợi và phát triển”, cùng chia sẻ, giúp châu Phi biến lợi thế về tài nguyên thành thế mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện giúp châu lục này phát triển bền vững đúng như những tuyên bố của Trung Quốc khi tới châu Phi. Song, nhìn vào sự ưu ái đặc biệt mà Trung Quốc dành cho các dự án khai thác

dầu ở châu Phi (15 tỷ USD được đầu tư trong lĩnh vực này) có thể thấy động cơ chính của việc khai thác tài nguyên ở đây. Châu Phi là nhà cung cấp tài nguyên thiên nhiên, bổ sung nguồn nguyên - nhiên liệu quan trọng

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)