Quan hệ thương mại

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 75)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.2.1. Quan hệ thương mại

“Mọi thứ bạn thấy ở Nam Phi đều là hàng Trung Quốc. Ở đây chẳng có gì xuất xứ từ Mỹ, Anh, Đức hay Pháp. Toàn là hàng Trung Quốc mà không lâu trước đây, chúng tôi coi là đồ bỏ đi. Ngày nay, mọi người từ khắp thế giới đổ về đây và đều rất vui vẻ vì chọn được các loại sản phẩm chất lượng tốt, giá rẻ. Bạn không thể phớt lờ hàng hóa Trung Quốc được nữa” [52 ]. Một lời giới thiệu của Ismael Fazuddin, ông chủ một cửa hàng phân phối vali, túi xách ở phố phương Đông – con phố nằm ở phía đông của Johannesburg và là một trong những nơi mang dấu ấn Trung Hoa đậm nét nhất hẳn là lời quảng bá không thể hấp dẫn hơn cho hàng hóa Trung Quốc ở châu Phi nói chung và ở Nam Phi nói riêng.

Nam Phi là đối tác nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc lớn nhất ở lục địa đen, chiếm hơn 20% tổng lượng nhập khẩu của toàn châu lục. Năm 2002, chính phủ hai nước đã thành lập Ủy ban chung giữa Trung Quốc và Nam Phi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế song phương, trong đó, Ủy ban hỗn hợp về kinh tế và thương mại (Joint Economic and Trade Committee -

JETC) là cơ quan chịu trách nhiệm chính về thương mại và đầu tư song phương. Mục tiêu chính của JETC là thúc đẩy chương trình đối tác vì tăng trưởng và phát triển (PGD), khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc và Nam Phi hợp tác và khai thác các cơ hội thương mại, hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực để hỗ trợ cho Nam Phi phát triển và phối hợp thực hiện các chương trình do NEPAD và FOCAC đưa ra.

Hiện nay, Nam Phi là đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc ở châu Phi, chiếm khoảng 20% tổng giao dịch thương mại giữa Trung Quốc với toàn châu Phi [35].

Bảng 2.5: Giá trị thương mại song phương Nam Phi – Trung Quốc (1996 – 2007), đơn vị tỷ Ran.

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch Thâm hụt

1996 0.8 2.4 3.2 1.6 1997 0.9 3.2 4.1 2.3 1998 0.9 4.3 5.2 3.4 1999 1.7 5.0 6.7 3.3 2000 2.4 6.9 9.3 4.5 2001 3.8 9.1 12.9 5.3 2002 4.7 14.3 19.0 9.5 2003 6.7 16.6 23.3 9.9

2004 6.6 23.0 29.6 16.4

2005 31.5 40.2 71.7 8.7

2006 14.2 46.7 60.7 32.7

2007 23.7 49.1 72.9 25.4

Nguồn: www.thedti.gov.za

Trong vòng hơn một thập kỷ, kim ngạch thương mại hai chiều Nam Phi – Trugn Quốc tăng hơn 20 lần (từ 3,2 tỷ Ran (R) năm 1996 lên 72,9 tỷ R năm 2007), với tốc độ từ 20% - 30%/năm, trong đó xuất khẩu tăng gần 30 lần và nhập khẩu chỉ tăng 20 lần. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nam Phi sang Trung Quốc là hàng hóa cơ bản như khoáng sản (crom, mangan, đồng, dầu khí…), sản phẩm nông nghiệp, lông cừu… trong khi xuất khẩu của Trung Quốc sang Nam Phi chủ yếu là máy móc, điện thoại di động, các linh – phụ kiện máy móc… Đây là nguyên nhân khiến thâm hụt thương mại của Nam Phi ngày càng lớn (từ 1,6 tỷ R năm 1996 lên 25,4 tỷ R năm 2007).

Đến cuối năm 2008 – đầu năm 2009, Trung Quốc trở thành đối tác xuất khẩu lớn nhất của Nam Phi, vượt qua cả Mỹ, Nhật, Đức và Anh, đồng thời trở thành nhà nhập khẩu hàng đầu của nước này ở khu vực châu Á, vượt qua cả Nhật Bản, Ấn Độ và Hong Kong.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)