7. Cấu trúc luận văn
3.4. Kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quan hệ hợp tác với châu Phi
Song, mối quan hệ này mang lại lợi ích lớn mà tổn thất cũng nhiều. Sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Phi không chỉ có những lời ca tụng, tán dương mà còn cả những phàn nàn, chỉ trích, thậm chí là đình công và chết người. Nếu đem so sánh giữa những cái được và mất ở châu Phi mà quan hệ này mang lại, thật khó để nói trước được trong tương lai quan hệ này sẽ chấm dứt hay tiếp tục. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, đó là nếu Trung Quốc không thay đổi cách ứng xử ở châu Phi thì việc ra đi của họ chỉ là sớm hay muộn. Dường như ở bất cứ quốc gia nào cũng có những lời phàn nàn về cách làm việc của người Trung Quốc. Có thể là cả người dân và chính phủ ở đó đều lên tiếng phản đối Trung Quốc, song cũng có khi sự phản đối chỉ xuất phát từ phía người dân, còn chính phủ vẫn rất hài lòng với việc hợp tác cùng Trung Quốc. Song, dù là sự phàn nàn đến từ người dân hay từ các chính phủ, các ông chủ Trung Quốc cũng không nên quá đề cao lợi ích quốc gia, dân tộc của mình mà bỏ qua những lợi ích của người dân bản địa. Do đó, cùng với việc thỏa mãn các chính phủ để có được các hợp đồng đầu tư, họ cũng nên tính toán đến cả lợi ích của những người dân ở châu Phi, không nên dồn họ vào bước đường cùng.
3.4. Kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quan hệ hợp tác với châu Phi Phi
Trong giai đoạn hợp tác, hội nhập và phát triển như hiện nay, Việt Nam không thể bỏ qua bất cứ địa bàn chiến lược nào trên thế giới, trong đó có châu Phi. Tại lục địa đen, Việt Nam đã hợp tác trong các lĩnh vực như dầu khí, dệt may, cơ khí, viễn thông, giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, hình ảnh quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ nhất, nhì trên thế giới, một trong những quốc gia xuất khẩu nông, thủy sản lớn là mô hình được nhiều nước châu Phi mong muốn học tập. Tuy nhiên, hợp tác Việt Nam – châu Phi được đánh giá là “chưa xứng với tiềm năng của hai bên”.
Mặc dù Việt Nam đã chủ động hợp tác với châu Phi trong nhiều lĩnh vực, với nhiều đối tượng chủ thể khác nhau, song những khó khăn do khoảng cách địa lý xa xôi, nhưng hạn chế do thiếu thông tin thị trường, cải cách thủ tục hành chính còn yếu nên các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp rất nhiều trở ngại trong quá trình tiếp cận và mở rộng thị trường ở châu Phi. Không chỉ có vậy, Việt Nam còn yếu cả về tiềm lực kinh tế lẫn chính trị, khả năng quản lý và tổ chức cũng kém hơn các đối tác khác của châu Phi như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất khó có thể cạnh tranh được với các đối tác khác ở lục địa đen. Vậy, chúng ta phải làm gì để khắc phục những hạn chế trên?
Về cơ chế chính sách, cả hai phía Việt Nam và châu Phi cần cải cách thủ tục hành chính hoàn chỉnh và minh bạch hơn, hoàn thiện khung pháp lý thúc đẩy hợp tác, phát triển nông nghiệp, tạo môi trường đầu tư – kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Bản thân chính các doanh nghiệp Việt Nam muốn cạnh tranh và tồn tại được ở các thị trường quốc tế cũng cần phải tự nâng cao khả năng quản lý, hiệu quả
cạnh tranh và hiệu suất kinh doanh của mình, chủ động tìm hiểu và thâm nhập vào thị trường châu Phi, nhạy bén nắm bắt xu thế và nhu cầu thị trường để đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất.
Trong lĩnh vực công nghiệp, chúng ta cần lựa chọn những ngành, những lĩnh vực là thế mạnh của mình để đầu tư vào châu Phi như dệt may, công nghiệp nhẹ, sản xuất và chế biến nông sản, dầu khí, khai khoáng... Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm đầu tư của các nước phát triển và của Trung Quốc để tối đa hóa lợi nhuận từ các khoản đầu tư thông qua những ưu đãi mà các nước châu Phi đang được hưởng.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, vốn là lợi thế của Việt Nam trong quan hệ với châu Phi, chúng ta cần vận dụng tốt các quy định của chính phủ về cơ chế, chính sách hợp tác nông nghiệp với các nước châu Phi. Được đánh giá là “một người bạn, một đối tác tin cậy và chân tình”, Việt Nam có rất nhiều lợi thế trong hợp tác phát triển nông nghiệp song phương và đa phương với châu Phi thông qua thuê đất nông nghiệp của châu Phi, chuyển giao kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển giống và phương pháp canh tác mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở đây.
Đặc biệt, để duy trì được hình ảnh thiện cảm trong con mắt người dân châu Phi nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ lâu dài, Việt Nam cần có thái độ hợp tác chân thành, tính đến lợi ích của cả hai phía trong quá trình đầu tư, hợp tác kinh doanh. Chúng ta cần thực hiện mục tiêu cùng có lợi một cách thực sự chứ không phải chỉ là những lời thuyết giáo hoa mỹ nhằm lừa gạt các đối tác châu Phi. Mong muốn chân thành nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng đói nghèo, cải thiện đời sống nhân dân châu Phi của chúng ta chắc chắn sẽ được đền đáp một cách xứng đáng.
Châu Phi là châu lục rộng lớn, dân đông nhưng sức sản xuất còn hạn chế nên triển vọng hợp tác Việt Nam – châu Phi còn rất lớn. Nếu biết lựa chọn những thế mạnh phù hợp với khả năng của mình, chắc chắn Việt Nam sẽ đạt được thành công trong hợp tác kinh tế, thương mại và chính trị với châu Phi.
3.5. Tiểu kết
Sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Phi đang tạo nên những phản ứng trái chiều trong dư luận quốc tế cũng như trong lòng chính các quốc gia châu Phi. Một mặt, nó mang đến những đổi thay tích cực ở lục địa nghèo khó này, nhưng mặt khác, cũng làm trầm trọng thêm những khó khăn ở đây.
Mặc dù bị cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối, song về thực chất, mô hình đầu tư mà Trung Quốc đang áp dụng ở châu Phi chính là bài học mà Trung Quốc học được trong quá trình mở cửa, hội nhập và học hỏi kinh nghiệm phát triển của phương Tây và Nhật Bản. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận ra cách làm thế nào để pha trộn giữa viện trợ với các dạng thức cam kết kinh tế khác một cách hiệu quả nhất [20]. Tuy nhiên, dường như họ đang áp dụng một cách thái quá gây nên “phản tác dụng” ở châu Phi. Làn sóng phản đối và kỳ thị Trung Quốc ở châu Phi chính là hồi chuông cảnh báo cho các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp Trung Quốc về tương lai của họ ở lục địa này.
Từ những bài học đó, Việt Nam có thể tự tìm được con đường riêng của mình trong nỗ lực nâng cao quan hệ kinh tế - chính trị với các quốc gia châu Phi trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay. Sự hợp tác dựa trên cơ sở thiện chí và bình đẳng sẽ có tương lai phát triển trên mảnh đất châu Phi nhiều tiềm năng này.
KẾT LUẬN
Các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng mô hình phát triển của Trung Quốc trong thời gian qua là duy nhất và độc nhất trên thế giới cũng như trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Nó là kết quả của sự pha trộn giữa mô hình của Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Tư bản, với tham vọng bá chủ theo một cách “rất Trung Quốc”. Để vươn lên vị trí lãnh đạo thế giới, Trung Quốc không ngần ngại tận dụng mọi cơ hội và điều kiện của bản thân cũng như bên ngoài để làm cho mình mạnh hơn. Trong bối cảnh ấy, nhận thấy một châu lục đầy tiềm năng, là đối tác rất phù hợp cho mình, Trung Quốc đã thúc đẩy quan hệ với châu Phi nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế. Tập trung nghiên cứu mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và châu Phi từ sau Chiến tranh lạnh, đặc biệt trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, luận văn rút ra một số kết luận sau:
Một là, mối quan hệ hợp tác kinh tế Trung Quốc – châu Phi được hình thành từ nhu cầu thực tế của cả hai chủ thể. Với mong muốn phát triển kinh tế, ổn định chính trị để theo kịp với thế giới, châu Phi đang chuyển hướng sang Trung Quốc với hy vọng thiết lập và phát triển mô hình hợp tác Nam – Nam thay thế cho hợp tác Bắc – Nam trước kia. Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn đang tìm mọi cách để duy trì tốc độ phát triển kinh tế của mình, đồng thời thúc đẩy hợp tác quốc tế nằm định hình một trật tự thế giới mới có lợi hơn cho mình. Trong bối cảnh ấy, châu Phi một lần nữa lại trở thành địa bàn chiến lược mà Trung Quốc hướng tới.
Hai là, sau hơn một thập kỷ nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược, với kinh tế là lĩnh vực trọng tâm, quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi đã có những bước tiến bộ vượt bậc. Mặc dù châu Phi chỉ chiếm 3% đầu
tư nước ngoài của Trung Quốc, song con số đó vẫn đủ để giúp Trung Quốc trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất của châu lục. Quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi được đặc trưng bởi mục đích chính trị và thặng dư thương mại nghiêng về châu Phi do xuất khẩu chủ yếu là nguyên – nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất của Trung Quốc. Cùng với sự ủng hộ tại các diễn đàn quốc tế, than đá và dầu mỏ là hai mặt hàng chủ chốt trong danh sách hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ châu Phi. Tiếp theo sau là các loại nguyên liệu cơ bản như sắt, đồng, nhôm, kim cương…
Ba là, với chủ trương phát triển hợp tác trên mọi lĩnh vực, dưới mọi hình thức, Trung Quốc tích cực xúc tiến các hình thức hợp tác đa phương với các tổ chức, nhóm quốc gia châu Phi cũng như đặt trọng tâm vào hợp tác song phương với từng chủ thể riêng lẻ. Dù dưới hình thức nào, Trung Quốc cũng tỏ ra lợi thế hơn trong việc tranh thủ sự ủng hộ và thiện cảm của các đối tác châu Phi.
Trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, các nước đang phát triển như Trung Quốc và các nước châu Phi đang có những cơ hội tốt để thúc đẩy tăng trưởng, song cũng tiềm ẩn nhiều thách thức. Sự hợp tác giữa Trung Quốc và châu Phi được xem như biện pháp hữu hiệu nhằm bổ sung cho nhau, khắc phục những hạn chế của cả hai bên. Hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi chắc chắn sẽ vươn tới một quy mô lớn hơn, phạm vi rộng hơn và mức độ cao hơn nhờ nỗ lực chung của cả hai phía, mang lại sức sống mới cho tổng thể hợp tác Trung Quốc – châu Phi và đóng góp nhiều hơn để xây dựng một thế giới hòa bình lâu dài, thịnh vượng chung và hòa hợp.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang vấp phải những khó khăn khi phải hứng chịu những chỉ trích từ cộng đồng quốc tế và bản thân các quốc gia châu Phi về thái độ và phương thức hợp tác của các doanh nghiệp Trung Quốc ở lục địa đen, một kiểu “thực dân kiểu mới” [34,7], không quan tâm đến lợi ích của các quốc gia sở tại mà chỉ nhằm gia tăng lợi nhuận cho mình. Thậm chí có những nhà lãnh đạo châu Phi đã tuyên bố Trung Quốc sẽ làm trầm trọng hơn gánh nặng nghèo đói ở châu Phi thay vì làm giảm nó đi như cam kết của họ khi đặt chân đến nơi này.
Từ bài học của Trung Quốc, để tăng cường quan hệ với châu Phi, Việt Nam cần tập trung vào một số vấn đề quan trọng như xác định ưu tiên đầu tư, cải thiện hệ thống khung pháp lý về đầu tư và thương mại, nâng cao khả năng quản lý và nắm bắt thị trường, cũng như xác định thái độ thân thiện, tích cực trong quan hệ hợp tác với các nước châu Phi. Chắc chắn với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, cơ hội cho hợp tác Việt Nam – châu Phi là rất lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Phương Anh (2008), Chính sách châu Phi của Trung Quốc, Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, 10 (38) tháng 10/2008, tr.50-54.
2. Phạm Thanh Hà, Nguyễn Vĩnh Thanh (2009), Châu Phi trong chiến lược của các nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI, Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, 10 (50) tháng 10/2009, tr.15-25.
3. Phạm Thị Lan Hương, Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở châu Phi và những tác động, Luận văn cao học khóa 8 năm 2010, Học viện Ngoại giao.
4. James Riedel and William L. Clayton, Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những tác động dài hạn của nó đối với Việt Nam, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc ở Việt Nam (UNDP), 11/2009.
5. Nguyễn Văn Lịch (2009), Quan hệ với châu Phi: Cạnh tranh giữa Ấn Độ- Trung Quốc, Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, 07 (47) tháng 7/2009, tr.27-36
6. Ngô Hương Liên (2009), Về chính sách năng lượng và đối ngoại của Trung Quốc đối với Sudan, Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, 07 (47) tháng 7/2009, tr.37-42
7. M.L.Titarenko, Đánh giá tổng hợp về sự phát triển của Trung Quốc trong thế kỷ XXI, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, 5 (93) – 2009, tr.3 -18.
8. Giang Tây Nguyên & Hạ Lập Bình (2007), Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội
9. Ngô Chí Nguyện (2007), Quan hệ nồng ấm Trung Quốc- Châu Phi, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, 2 (72)/2007, tr.41-45
11.Trần Anh Phương, Trung Quốc: “Con rồng mới” ở Đông Á, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, 1 (80) – 2008, tr.20 -25.
12.Trần Thọ Quang, Quan hệ chiến lược Trung Quốc – Châu Phi nhìn từ khía cạnh kinh tế, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, 12 (100) – 2009, tr.29 -42. 13.Tề Kiến Quốc, Sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc và mối liên hệ chặt
chẽ với nền kinh tế khu vực và thế giới, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, 03
(61) – 2005, tr.3 -7.
14.Vũ Thị Thanh, Quan hệ châu Phi – Trung Quốc, Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, 02 (54) 2/2010.
15.Nguyễn Thị Tố Uyên, Quan hệ Trung Quốc – Angola thời gian gần đây, Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, 05 (57) 5/2009.
16.Nguyễn Huy Vũ và Nguyễn Minh Thọ, Trung Quốc và châu Phi – dầu mỏ và kinh tế, 8/2011.
Tiếng nước ngoài
17. Ana Cristina Alves, The oil factor in Sino – Angolan relations at the start of the 21st century, SAIIA, 2/2010.
18.Bastien Brunis (2006), Politique extérieure énergétique de la Chine – Discours sur la stratégie de puissance de la RPC, Master 2 recherche Science politique Relations Internationales, Panthéon – Sorbonne , Université Paris 1, Paris.
19.Briefing Paper, China in Sudan: Having in both ways, 10/2007.
20.Deborah Brautigam (2009), The dragon’s gift. The real story of China in Africa, Oxford University Press.
21.Firoze Manji, Stephen Marks (2007), African perspectives on China in Africa, Fahamu.
22.Gerald Schmitt, Is Africa turning East? Chinese’s engagement in Africa and its implications on the macro – economic situation, the business environment and the private sector in Africa, 10/2007.
23.Ilana Botha (2006), China in Africa: Friend or Foe? China’s contemporary political and economic relations with Africa.
24.Indira Campos and Alex Vines, Angola and China – A pragmatic partnership, Chatham House, London, 12/2007.
25.Isaac Idun – Arkhurst and James Laing, The impact of the Chinese presence in Africa, 4/2007.
26.Jerker Hellstrom, China’s emerging role in Africa – A strategic overview, May 2009.
27.Jing Gu, China’s private Enterprises in Africa and the Implications for African